Những
điều cần biết về việc Việt Nam liên tục đàn áp các nhà bảo vệ môi trường
TIME by Koh Ewe – September 21, 2023
Ba Sàm lược dịch
September 23, 2023
.
https://huuvinhbasam.files.wordpress.com/2023/09/image-32.png
Một cuộc biểu tình trong tuần lễ đình công vì khí hậu
toàn cầu, tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 9 năm 2019. Nhạc Nguyễn—AFP/Getty Images
Người đứng đầu một tổ chức tư vấn (think tank) nghiên
cứu năng lượng đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào tuần trước, vụ mới nhất
trong một loạt vụ bắt giữ các nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, cho thấy bản
chất dễ bị ảnh hưởng ngày càng tăng của chính phủ đối với các hoạt động vì môi
trường ở Việt Nam.
Theo nhóm vận động nhân quyền có tên Dự án 88,
Ngô Thị Tố Nhiên, giám đốc điều hành của tổ chức tư vấn độc lập Sáng kiến Chuyển đổi
Năng lượng Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, đã bị bắt vào ngày 15 tháng 9 vì
“không rõ lý do”.
Nhiên, người có nhóm nghiên cứu nhằm mục đích
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo ở
Việt Nam, trước đây đã từng làm việc với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế
giới và Liên Hợp Quốc. Cô được cho là nhân vật môi trường thứ sáu bị giam giữ
trong hai năm qua, giữa lúc một cuộc đàn áp trên toàn quốc nhằm vào một số
gương mặt nổi tiếng nhất trong hoạt động vận động cho môi trường đất nước này,
bao gồm cả những tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu đã đăng ký.
“Trong hai năm qua, nhà nước độc đảng của Việt Nam
đã bỏ tù toàn bộ lãnh đạo phong trào biến đổi khí hậu của đất nước với cáo buộc
một cách phi lý về tội trốn thuế”, Ben Swanton, đồng giám
đốc của Dự án 88, nói với tạp chí TIME và cho biết thêm là hàng loạt vụ bắt giữ
cho thấy chính phủ Việt Nam nghĩ rằng họ “có thể làm bất cứ điều gì họ
muốn”.
Tuần tới, Hoàng Thị Minh Hồng, cựu
giám đốc Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển,
sẽ bị xét xử vì tội trốn thuế—một cáo buộc mà các nhà phê bình cho rằng thường
được sử dụng như một công cụ chính trị để trừng phạt những người bất đồng chính
kiến. Việc Hồng bị giam giữ vào tháng 5 đã làm dấy lên mối lo ngại từ cộng đồng
quốc tế về việc thu hẹp quyền tự do dân sự ở nước này. Tổ chức phi chính phủ của
cô, được thành lập vào năm 2013 và đóng cửa vào năm ngoái, tập trung vào việc
khuyến khích thanh niên Việt Nam giải quyết các vấn đề môi trường, từ ô nhiễm đến
buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
“Điều đáng kinh ngạc là chính phủ đã quyết định rằng
bất kỳ ai dẫn đầu các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động vì
môi trường đều phản đối chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền về mặt
chính trị”, Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết.
“Kết luận vô lý này là một dấu hiệu rõ ràng về chủ
nghĩa độc tài và sự hoang tưởng của các nhà lãnh đạo đất nước.”
Tại sao là vấn đề môi trường?
Các vấn đề môi trường trong những thập kỷ gần
đây đã bị chính trị hóa ở Việt Nam, nơi mà những bất bình về môi trường thường
dẫn đến việc chỉ trích chính phủ. Giữa cuối những năm 2000 và đầu những năm
2010, một dự án khai thác bauxite đầy tham vọng do chính phủ
triển khai đã gây ra sự phản đối gay gắt từ người dân địa phương, những người
lo ngại về tác động môi trường và sự tham gia của Trung Quốc vào dự án; vào năm
2016, một vụ tràn hóa chất dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, hiện
được coi là một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của Việt Nam, sau
đó là phản ứng lảng tránh của chính phủ trước hậu quả, đã gây ra các cuộc biểu
tình quy mô lớn hiếm hoi và cuối cùng bị chính quyền dập tắt bằng các vụ bắt giữ.
“Trong khi sức ép to lớn đè nặng lên hệ sinh
thái Việt Nam là vấn đề được dư luận quan tâm cấp bách thì hoạt động thu hút sự
chú ý đến các vấn đề môi trường đôi khi cũng làm nổi bật việc quản lý môi trường
kém hiệu quả và các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”, Jonathan D. London, giáo sư và học giả về Việt Nam tại Viện nghiên cứu
Việt Nam, Đại học Leiden ở Hà Lan cho biết. “Điều này, đến lượt nó, thường
được các nhà chức trách coi là một sự phê phán rộng rãi và thách thức công khai
đối với sự cai trị độc đảng.”
Ngoài các nhà hoạt động, luật sư môi trường, học
giả và nhà báo đều nhận thấy mình là mục tiêu của chính quyền. “Trong
những năm gần đây, các nhà chức trách ngày càng trở nên không khoan dung, và
các nhà nghiên cứu rất thận trọng”, Ole Bruun, giáo sư khoa học xã hội tại
Đại học Roskilde ở Đan Mạch, người đã nghiên cứu về hoạt động môi trường ở Việt
Nam, cho biết. “Khi ai đó vượt qua ranh giới mong manh giữa hoạt động
chính trị xã hội và làm công việc của tổ chức phi chính phủ và đồng thời chỉ
trích chính quyền thì các nhà chức trách sẽ trấn áp.”
Hậu quả ngoại giao
Khi hoạt động vận động vì môi trường trong nước
tiếp tục gặp phải sự đàn áp, các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận mạnh tay của
chính phủ Việt Nam trong việc bịt miệng những người chỉ trích sẽ vẫn là một điểm
nhức nhối trong các cam kết ngoại giao ngày càng tăng của đất nước.
Vào tháng 6, chính phủ Đức bày tỏ quan ngại về
việc bắt giữ Hồng, chuyên gia môi trường, chỉ trích việc bắt giữ cô là đi ngược
lại thỏa thuận lôi kéo xã hội dân sự vào Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)
giữa Việt Nam, các quốc gia thành viên G7 (bao gồm cả Đức), Đan Mạch và Na Uy –
một thỏa thuận được ký kết vào tháng 12 năm ngoái, theo đó Việt Nam sẽ nhận được
15,5 tỷ USD hỗ trợ tài chính để loại bỏ than đã và đạt mức phát thải carbon bằng
0 vào năm 2050.
Đối mặt với áp lực quốc tế và mục tiêu chuyển
đổi năng lượng đầy tham vọng, Chính phủ Việt Nam đã phần nào nhượng bộ. Ngụy Thị Khánh, một
nhà hoạt động khí hậu nổi tiếng và là người sáng lập Trung tâm
Phát triển và Sáng tạo Xanh phi lợi nhuận, người mà việc bị bắt giữ
năm ngoái đã vấp phải sự phản đối kịch liệt ở cả trong và ngoài nước, đã được
thả một cách lặng lẽ vào tháng 5—năm tháng trước ngày trả tự do theo lịch
trình. Không có lý do chính thức nào được đưa ra cho việc trả tự do sớm cho bà,
nhưng các nhà quan sát vào thời điểm đó suy đoán rằng đó là để trấn an những
người ủng hộ môi trường khác trong nước, những người mà chuyên môn của họ cần
thiết cho kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.
Cựu nhà báo Mai
Phan Lợi, người sáng lập Trung tâm Truyền thông Giáo dục
Cộng đồng phi lợi nhuận về môi trường, cũng được ra tù trong tháng này sau
khi bị kết án 4 năm vì tội trốn thuế vào tháng 1 năm 2022.
Ông được trả tự do sớm ngay trước khi Tổng thống Joe Biden đến thăm Hà Nội, khi
Hoa Kỳ và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương. Việc trả tự do cho Lợi được
cho là kết quả của chiến dịch vận động ngầm của các quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ
tại Việt Nam. Một lá thư lưỡng đảng, do một số thành viên Quốc hội viết cho
Biden trước chuyến thăm Hà Nội, cũng kêu gọi Tổng thống lên án những vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam.
Nhưng trong tuyên bố chung của Biden và người
đồng cấp Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nhân quyền “hầu như không được đề cập đến”,
Swanton từ Dự án 88 lưu ý. Còn Bạch Hùng
Dương, đồng nghiệp của Lợi, Giám đốc Trung tâm Truyền
thông giáo dục cộng đồng, bị kết án 27 tháng tù về tội trốn thuế, vẫn bị giam.
Bruun, học giả, cho rằng bất chấp sự lên án rộng
rãi, hồ sơ nhân quyền đáng lo ngại của Việt Nam khó có thể cản trở đáng kể mối
quan hệ nồng ấm của nước này với phương Tây, đặc biệt là khi Việt Nam được coi
là một đối tác ngoại giao ngày càng hấp dẫn trong bối cảnh lo ngại ngày càng
tăng về Trung Quốc.
“Thế giới phương Tây đã chọn cách nhắm mắt làm
ngơ trước nhiều diễn biến khó chịu ở đất nước này, bao gồm cả tình trạng môi
trường cực kỳ kém cỏi”, ông nói. “Tôi
lo ngại rằng xung đột giữa các cường quốc sẽ khiến Việt Nam dễ dàng thoát khỏi
bị trừng phạt vì tình trạng đàn áp và vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng.”
·
15. Nhóm nhân quyền cho biết Việt Nam vừa bắt giữ trưởng nhóm
nghiên cứu chính sách năng lượng
No comments:
Post a Comment