Những 'chuyện ruồi bu' ở học đường Việt Nam đầu năm học
An
Vui - Saigon Nhỏ
8 tháng 9, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/nhung-chuyen-ruoi-bu-o-hoc-duong-viet-nam-dau-nam-hoc/
Một ngôi trường ở Đăk Lăk có nhà vệ sinh mới xây
khang trang nhưng khóa cửa, học sinh chỉ còn nhà vệ sinh
cũ để vào. Còn trường ở Hà Nội lại tìm cách “moi” thêm tiền các môn học kỹ
năng, dù nói là “tự nguyện” nhưng học sinh nào không đóng tiền thì phải đứng
ngoài cửa lớp.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/8.9.23_Anh-2.jpg
Nhà vệ sinh mới xây là
chỗ có mũi tên, nằm phía sau chỗ đang thi công dang dở mấy lớp học trên nền đất
cũ của trường – Ảnh: Tiền Phong
Chuyện đầu năm học ở các trường Việt Nam thật không vui chút nào.
Tiền
Phong ngày 8 Tháng Chín 2023 phản ảnh trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (phường
Tân An, TP.Ban Mê Thuột, Đăk Lăk) được đầu tư nhà vệ sinh mới khang trang nhưng
đang đóng cửa vì khu vực này sau đó đã bàn giao cho một đơn vị thi công xây dựng
phòng học mới.
Trong khi đó, nhà vệ sinh ở khu vực cũ quá tồi tàn, nhiều em học sinh
không dám bước vào vì quá bẩn.
Một phụ huynh là bà Đ.T.N phản ảnh gần một năm nay, con bà và nhiều học
sinh khác phải chịu cảnh hôi thối mỗi khi đi vào nhà vệ sinh của trường. Một lần,
con bà đã nhờ cô giáo gọi điện thoại để mẹ đón về, khi thấy mẹ, đứa trẻ òa khóc
vì mẹ đến trễ nên con đã… đại tiện ra quần!
Khi chở con về nhà vệ sinh xong, bà N. vòng lên trường kiểm tra nhà vệ
sinh trường học thì hỡi ôi, bà đã hiểu khi tận mắt nhìn thấy cảnh dơ bẩn, hôi
thối ở đó.
Hiệu trưởng nhà trường nói gì?
Theo lời bà Nguyễn Thị Cậy, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Viết
Xuân, khoảng năm 2021, nhà trường được đầu tư nhà vệ sinh mới khang trang,
nhưng sử dụng được một thời gian ngắn phải đóng cửa, với lý do vào năm 2022,
UBND thành phố quyết định đầu tư xây dựng lại các lớp học đã cũ kỹ, hư hỏng của
trường bằng cách đập đi, xây lại.
Đơn vị chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Ban Mê Thuột,
tức bao gồm các cán bộ nhà nước trực thuộc UBND thành phố.
Do dãy nhà vệ sinh mới nằm trong khu vực xây dựng phòng học mới nên… đã
bị đơn vị thi công khóa lại, không cho sử dụng, điều này khiến hàng trăm học
sinh, giáo viên phải tái… sử dụng nhà vệ sinh cũ!
Điều đáng nói là thay vì thi công xây dựng các phòng học mới nhanh
nhanh, thì gần một năm nay, chả có ai làm gì cả, các phòng học cũ bị đập ra vẫn
trơ tường, còn khu nhà vệ sinh mới nằm nép sau các phòng học cũ… đã bị khóa lại!
Bất lực, nhà trường chỉ biết kiến nghị cấp trên và… chờ!
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/8.9.23_Anh-1.jpg
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân ở TP.Ban Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk – Ảnh:
Tiền Phong
Tiền
Phong đã cất công tìm hiểu, thì ra… do Ban quản lý dự án làm khó nhà thầu,
nên họ nản lòng dừng thi công.
Đầu Tháng Chín 2022, Ban quản lý dự án đã chọn xong nhà thầu là công ty
Đầu tư và Xây lắp 5 (trụ sở Hà Nội) để thực hiện xây dựng sáu phòng học, bốn
phòng bộ môn, nhà bếp, nhà bán trú, nhà vệ sinh, hạ tầng kỹ thuật cho trường tiểu
học Nguyễn Viết Xuân, với tổng mức đầu tư dự án hơn 11 tỷ đồng ($455,950), thời
gian thực hiện 450 ngày.
Sau khi ký hợp đồng, Ban quản lý dự án đã tổ chức bàn giao mặt bằng xây
dựng cho nhà thầu, nhưng một ngày sau đó lại cho đơn vị tư vấn giám sát là công
ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Đăk Lăk xuống yêu cầu nhà thầu thực hiện một số nội
dung để kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu, đồng thời phục vụ công tác
giám sát, quản lý chất lượng công trình.
Ban quản lý dự án đổ thừa là công trình ngưng thi công là do nhà thầu
không chấp hành yêu cầu của đơn vị tư vấn giám sát và ngày 30 Tháng Mười Một
2022 dừng công trình không lý do.
Còn văn bản của công ty Đầu tư và Xây lắp 5 gửi Tiền Phong thì
cho biết: “Nguyên nhân vụ việc chủ yếu là cán bộ Ban quản lý dự án không hợp
tác, còn đơn vị tư vấn giám sát được chủ đầu tư thuê và chỉ đạo, có nhiều dấu
hiệu lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm cố tình kéo dài thời gian, nhũng nhiễu,
không tuân thủ theo Luật Xây dựng và hợp đồng đã được ký kết…”.
Sau vụ việc, chủ đầu tư đã tổ chức nhiều cuộc họp, quyết định chấm dứt
hợp đồng thi công xây dựng với công ty Đầu tư và Xây lắp 5 bằng thông báo số
163 ngày 18 Tháng Bảy 2023. Uất ức, công ty Đầu tư và Xây lắp 5 đang làm thủ tục
gửi cơ quan chức năng để làm rõ việc Ban quản lý dự án thành phố Ban Mê Thuột
đơn phương chấm dứt hợp đồng!
Xây có mấy cái phòng học mới cho học sinh mà cũng không xong, để giáo
viên và học sinh cùng khổ như nhau!
Rõ là dân (giáo viên và học sinh) hưởng lợi từ các dự án đầu tư xây dựng
của nhà nước khó như hái sao trên trời!
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/8.9.23_Anh-4.jpg
Bố trí năm tiết dạy kỹ
năng cho học sinh tiểu học trong thời khóa biểu thế này thì phụ huynh sao từ chối
được? – Ảnh: Lao Động
Hết chuyện phi lý ở Ban Mê Thuột, lại đến thủ đô ngàn năm văn hiến đang
tìm cách “vặt lông” phụ huynh bằng các khoản đóng góp “tự nguyện” đầu năm học mới.
Lao Động ngày 7
Tháng Chín phản ảnh không ít trường tiểu học tại Hà Nội gửi thông báo đề nghị
phụ huynh đăng ký cho con học thêm kỹ năng (các môn võ thuật, cờ vua, tiếng
Anh-Toán, tiếng Anh bổ trợ, kỹ năng sống…) trên tinh thần “tự nguyện”.
Kêu gọi đăng ký “tự nguyện” nhưng nếu phụ huynh nào không đóng tiền cho
con học thì em đó sẽ được đứng bên ngoài lớp học “chầu rìa”, vì các môn kỹ năng
này đều bố trí vào thời khóa biểu học bán trú của các em.
Chia sẻ trên một nhóm của Facebook, ông T.V (quận Hà Đông, Hà Nội) phàn
nàn: “Các con đi khai giảng về, bạn lớn đang học lớp ba cầm theo một tập đơn với
nội dung “Đơn xin đăng ký tự nguyện” học thêm các lớp kỹ năng, bao gồm võ thuật,
cờ vua, tiếng Anh bổ trợ, tiếng Anh – Toán, kỹ năng sống. Đến tối, lại thấy đại
diện hội phụ huynh nhắn tin lên nhóm Zalo của lớp với nội dung “Các con không
đăng ký học những lớp này thì đến giờ đó sẽ bị mời ra hành lang và không có ai
trông”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/8.9.23_Anh-5.jpg
Phụ huynh phàn nàn vì
những môn kỹ năng được đưa vào thời khóa biểu học trong ngày và yêu cầu phải
đăng ký “tự nguyện” – Ảnh chụp màn hình
Theo anh T.V, những môn học nói trên được đưa vào thời khóa biểu, lồng
ghép vào giữa các tiết học chính khoá của các buổi chiều từ Thứ Hai đến Thứ Năm
hằng tuần, khiến phụ huynh không có lựa chọn. Vì học bán trú, đứa trẻ đã ở cả
ngày trên trường, chả lẽ đến giờ môn kỹ năng lại để con lang thang vì không được
vào lớp?
Có phụ huynh tâm sự khi gia đình không đăng ký cho con học cờ vua và tiếng
Anh bổ trợ, thì cô giáo lập tức gọi điện thoại hỏi sao lại bắt con tách rời tập
thể? Có phụ huynh không đăng ký học võ cho con (vì đứa trẻ không chịu học) thì
cô giáo cũng gặng hỏi, tại sao lại bỏ môn đó?
Nói chung, phụ huynh Hà Nội bị ép vào tình thế phải viết đơn “tự nguyện
cho con học”, phải xì thêm tiền cho các môn kỹ năng, tiếc là Lao Động
không nói rõ học phí cho các môn kỹ năng đó là bao nhiêu.
Trước đó, Lao Động cũng cho biết tại TP.Vinh (tỉnh Nghệ An) phụ
huynh có con học tiểu học bán trú đã phản đối việc đóng thêm tiền học môn kỹ
năng sống: Một tuần học một tiết, mức phí 15,000 đồng, đóng cả năm là 600,000 đồng.
Nghệ An mới “vẽ thêm một tiết học kỹ năng sống/tuần” mà phụ huynh đã phải
đóng 600,000 đồng/năm, còn Hà Nội “vẽ tới năm tiết kỹ năng/tuần” thì phụ huynh
phải đóng bao nhiêu? Chả lẽ 3 triệu đồng/năm?
Học phí tiểu học ở Hà Nội đắt đỏ quá, xứng danh thủ đô, “đầu tàu” mọi
thứ!
No comments:
Post a Comment