Những
câu hỏi tiếp theo việc ông Lê Văn Mạnh bị hành quyết
25/09/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/09/le-hoc-lanh-van-nhung-cau-hoi-tiep-theo.html
SỰ VIỆC THỨ NHẤT
Đã có ít nhất bốn án tử hình được công nhận oan sai
: Nguyễn Thanh Chấn ; Huỳnh Văn Nén; Nguyễn Minh Hùng; Hàn Đức Long.
Cả bốn trường hợp đều bị bộ máy điều tra tìm
ra chứng cứ rồi bị hội đồng xét xử tuyên án tử hình. Trong ba trường hợp tuyên
án, bị can cho rằng mình nhận tội dưới sự ép cung, nhục hình. Tử tù chỉ được
xác nhận là vô tội khi hung thủ tự đầu thú, không do cơ quan điều tra hay xét xử
lật lại vụ án.
Câu hỏi thứ
nhất là:
a) Người quan sát sự việc có thấy trong ba trường
hợp đó tính chủ quan trong điều tra và xét xử áp đảo triệt để tính khách quan
không?
b) Nếu thấy tình chủ quan quá lớn, có tìm cách
khôi phục tính khách quan trong hoạt động điều tra, tố tụng không?
Câu hỏi thứ
hail à:
a) Cơ quan điều tra, hệ thống xét xử và các
thành viên của nó có thực tâm ray rứt, bị ám ảnh suốt đời vì sự oan ức may mà
được phát hiện, và ám ảnh vì mối lo sợ những oan ức xảy ra trong tương lai?
b) Và, có thành tâm, nghiêm túc tìm nguyên
nhân để khắc phục các trường hợp tương tự có thể xảy ra không?
SỰ VIỆC THỨ HAI
Ngày 18/09/2023, Chánh án Nguyễn Hòa Bình tái
khẳng định trước Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội rằng: “Nghị quyết của Quốc hội cho
phép 1,5 % của 600.000 vụ án được phép sai do lỗi chủ quan, tức là khoảng 9.000
vụ án được phép sai do lỗi chủ quan”.
Câu hỏi thứ
nhất là:
Trong số
9.000 vụ án “được phép sai do chủ quan”, độ lớn của các vụ án có được
tính tới không? Thí dụ vụ án xử ăn cắp con vịt, vụ án tham nhũng ngàn tỉ và vụ
án giết người thuộc khung tử hình, các vụ án ấy được tính như nhau hay tính
khác nhau trong số 9.000 ấy?
Câu hỏi thứ
hai là:
Lấy thí dụ, trong vụ án Hồ Duy Hải, các việc
như tiêu hủy vật chứng, thay đổi vật chứng, bỏ sót các chứng cứ pháp y quan trọng
(vân tay, vết máu tại hiện trường); rút bỏ hồ sơ chứng cứ có lợi cho bị cáo, bỏ
qua một số bản khai cung không nhận tội của bị cáo… Những việc đó là “sai do lỗi
chủ quan” hay là “phạm tội do cố ý vi phạm nguyên tắc tố tụng”? Việc mua thớt
ngoài chợ làm vật chứng là “sai do lỗi chủ quan” hay là “phạm tội ngụy tạo vật
chứng?” Hay không có tội, không có sai sót gì cả?
Câu hỏi thứ
ba là:
Có nên đưa ra một chỉ tiêu “được phép sai do
chủ quan trong 9.000 trường hợp không”? Chỉ tiêu này có cho thấy sự lạnh lùng, vô
cảm trước số phận người bị xét xử hay không?
Câu hỏi thứ
tư là:
Trong sản xuất hàng hóa, từ lâu, vài chục năm
trước, người ta đã đưa ra mục tiêu là 6-Sigma. Mục tiêu này có nghĩa số hàng
hóa lỗi chỉ được phép dưới 0,0004 %.
Với hàng hóa mà người ta còn tìm mọi cách để sản
phẩm lỗi cao nhất chỉ là 0,0004 %, tại sao chỉ tiêu của Việt Nam cho phép 1,5 %
lỗi trong xét xử, nghĩa là gấp 3.750 (ba ngàn bảy trăm năm chục) lần nhiều hơn?
Vậy thì, chỉ tiêu đó có cho thấy giá trị của sinh mạng, tương lai một người là
quá thấp so với hàng hóa hay không?
LÊ HỌC LÃNH
VÂN 23.09.2023
Publié par Thụy My RFI à 01:53
No comments:
Post a Comment