Mỹ-Việt:
Từ xung đột đến hợp tác và đàn áp nhân quyền
DCVOnline
POSTED ON SEPTEMBER 21,
2023
https://dcvonline.net/2023/09/21/my-viet-tu-xung-dot-den-hop-tac-va-dan-ap-nhan-quyen/
Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ ngoại
giao từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện”, đánh dấu một kỷ
nguyên mới trong mối quan hệ giữa hai nước. Quyết định này đưa Mỹ vào nhóm ngoại
giao độc quyền cùng với Trung Hoa, Nga, Ấn Độ và Nam Hàn, biểu lộ mức độ hợp
tác cao nhất mà Việt Nam xây dựng ngoài những nước láng giềng trực tiếp.
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện này mang
lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên, tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác,
thương mại và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và theo định hướng
đổi mới. Nó mang lại những cơ hội đáng kể cho Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh
vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), phù hợp với mục tiêu đa dạng hóa nền
kinh tế và nâng cao chất lượng đầu tư trong nước.
TT Mỹ Joe
Biden và Chủ tịch nước CHXHCN VIệt Nam Võ Văn Thường. Nguồn: Tony Blair Institute For Global Change
Thỏa thuận giữa Vietnam Airlines với Boeing được
ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden; hãng hàng không Việt Nam đồng
ý mua 50 máy bay Boeing, minh chứng cho tiềm năng tăng cường hợp tác kinh tế. Mối
quan hệ hợp tác này mang lại nhiều hứa hẹn cho cả hai nước vì nó là đỉnh cao của
hành trình nối lại quan hệ kéo dài hàng chục năm giữa hai nước. Những thỏa thuận
đầu tư vừa ký kết trong tuần này phù hợp với những nỗ lực không ngừng của Chính
phủ Việt Nam trong nhiều năm nhằm cải thiện khuôn khổ chính sách đầu tư, kể cả
Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị thông qua năm 2019.
Về mặt địa chính trị, hành động cân bằng thận
trọng của Việt Nam trong mối quan hệ với những cường quốc hàng đầu trên thế giới,
đặc biệt là Trung Hoa, đã thúc đẩy sự nâng cấp này. Chiến lược ngoại giao rộng
hơn của Hà Nội, đặc trưng do sự tham gia tích cực trong khu vực và đối thoại
liên tục với Bắc Kinh, đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường ổn định
khu vực. Vị trí chiến lược và ngoại giao của Việt Nam, cũng như khả năng cạnh
tranh ngày càng tăng của nước này với như một trung tâm đầu tư mới ở châu
Á-Thái Bình Dương, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự ổn định
trong khu vực.
Vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến
thăm và công bố nhiều sáng kiến chung, kể cả việc bảo vệ nhân quyền, Việt Nam bắt giữ Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc
Điều hành Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (Vietnam Initiative for
Energy Transition, VIET), một tổ chức tư vấn độc lập tập trung vào chính sách
năng lượng xanh.
https://pbs.twimg.com/media/F6ejFuqWkAAUluZ?format=jpg&name=large
Ngô Thị Tố
Nhiên và 3 người hoạt động về biến đổi khí hậu khác bị bắt giam và buộc tội
không có thật! Nguồn: X,com
Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ thông
báo nào về việc bắt giữ và cũng không có báo đài địa phương nào đưa tin về việc
này. Nhiên đang hợp tác với văn phòng Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc để thực hiện Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, một cam
kết trị giá 15,5 tỷ USD của G7 và những nước khác nhằm giúp Việt Nam giảm mức sử
dụng than.
Biden rời Việt Nam vào ngày 11 tháng 9 sau khi
nâng cấp quan hệ ngoại giao và đạt được nhiều thỏa thuận với giới lãnh đạo Hà Nội,
cùng lúc những tổ chức nhân quyền chỉ trích ông đã gạt vấn đề nhân quyền sang một
bên. Một phần của thỏa thuận giữ hai nước là trả tự do cho hai người hoạt động
nhân quyền đang bị giam giữ và hai người
khác bị cấm rời khỏi Việt Nam sẽ được phép đi Hoa Kỳ.
© 2023 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ
trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn:
— The United
States and Vietnam: From Conflict to Cooperation | Richard Mcclellan | Tony Blair Institute For Global Change |
September 20, 2023
— Days after
Biden’s visit, Vietnam detains energy expert
|Francesco Guarascio | Reuters | September 20, 2023
No comments:
Post a Comment