LÊN
ÁN BẦU CỬ BẤT HỢP PHÁP CỦA LIÊN BANG NGA Ở CÁC VÙNG ĐẤT CỦA UKRAINE BỊ CHIẾM
ĐÓNG | 5/9/2023
• Kể từ năm 2014, Liên bang Nga đã tổ chức các
cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ tạm thời bị
chiếm đóng (T.O.T.) của Ukraine – Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố
Sevastopol, một phần của vùng Donetsk và Luhansk của Ukraine, và từ năm 2022 –
trên T.O.T. của vùng Kherson và Zaporizhia của Ukraine.
• Việc Liên bang Nga tổ chức bầu cử Quốc hội
(vùng) trên các T.O.T. của Ukraine trái với các quy định của luật pháp quốc tế
và Hiến pháp Ukraine.
• Chính quyền chiếm đóng của Nga ép buộc công
dân Ukraine – cư dân của các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng tham gia bầu
cử. Các biện pháp như tống tiền, đe dọa, buộc phải nhận hộ chiếu, thay thế giấy
tờ tùy thân của Ukraine bằng giấy tờ tùy thân của Nga đều được sử dụng.
• Cuộc trưng cầu dân ý giả năm 2022 đã chứng
minh rằng công dân Ukraine đã từ chối tham gia những sự kiện như vậy. Do đó,
vào tháng Chín năm 2023, chính quyền chiếm đóng của Nga có kế hoạch sử dụng các
chiến thuật đã được thử nghiệm: tổ chức “bầu cử từ xa/vắng mặt” và kéo dài thời
hạn “bỏ phiếu” trong vài ngày.
• Bằng cách tiến hành các sự kiện bầu cử trong
bối cảnh xung đột quân sự đang diễn ra, chính quyền chiếm đóng của Nga đang gây
nguy hiểm cho cư dân trên các T.O.T. của Ukraine.
• Cộng đồng quốc tế nên nhận rõ hậu quả của cuộc
bầu cử (của cái gọi là) “Quốc hội Nhân dân Ukraina” để chúng không gây ra bất kỳ
hậu quả pháp lý nào.
• Cần phải áp dụng các biện pháp trừng phạt quốc
tế đối với những người tổ chức cuộc bầu cử vào “Quốc hội Nhân dân Ukraine.” Những
người tham gia tích cực vào các cuộc bầu cử như vậy phải chịu trách nhiệm hình
sự.
• Sự tham gia của các quan sát viên nước ngoài
vào cuộc bầu cử “Quốc hội nhân dân Ukraine” này nên bị tuyên bố là bất hợp
pháp. Những người như vậy thực sự trở thành đồng lõa với tội ác của quốc gia
xâm lược.
• Việc Điện Kremlin tổ chức bầu cử thường kỳ sẽ
làm bộc lộ những nhân vật của công chúng thân Nga cần bị lên án ở châu Âu.
• Không thể có vấn đề về dân chủ hay trưng cầu
dân ý hay bầu cử ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, nơi bạo lực và tình trạng
vô luật pháp chiếm ưu thế.
• Chính quyền Nga đang đưa công dân Nga đến
các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời của Ukraine để tham gia bầu cử. Những
người đến từ “sâu trong nội địa nước Nga” chắc chắn sẽ trở thành lực lượng
chính tổ chức bầu cử.
• Cuộc bầu cử trên các T.O.T. vi phạm Hiến
chương Liên hợp quốc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Do đó, không
có cơ quan dân cử nào của Liên bang Nga và không có cuộc bầu cử sẽ được tổ chức
trên các T.O.T. có thể được công nhận là hợp pháp.
• Ý định của chính quyền chiếm đóng Nga là tổ
chức bầu cử các “chính quyền địa phương” trên các T.O.T. thuộc các tỉnh
Donetsk, Luhansk, Zaporizhia và Kherson của Ukraine cho thấy sự tha hóa tột
cùng của hệ thống bầu cử Liên bang Nga. Hệ thống này không thể được coi là đảm
bảo việc thực hiện các chuẩn mực dân chủ và tự do trong xã hội.
• Các hành động bất hợp pháp của Liên bang Nga
liên quan đến các cuộc bầu cử ở các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng một lần
nữa khẳng định việc không thể tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho đến khi
quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận.
• Liên bang Nga sẽ phải đối mặt với các lệnh
trừng phạt nghiêm khắc và sự cô lập quốc tế hơn nữa vì cố gắng tổ chức bầu cử tại
các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng của Ukraine.
.
QUỐC HỘI HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU LÊN ÁN CÁC CUỘC BẦU CỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC VÙNG
LÃNH THỔ UKRAINE BỊ CHIẾM ĐÓNG
Chủ tịch Đại hội các cơ quan chính quyền địa
phương và khu vực của Hội đồng Châu Âu, Leendert Verbeek đã lên án quyết định của
Ủy ban bầu cử trung ương Liên bang Nga về việc tổ chức các cuộc bầu cử địa
phương tại các lãnh thổ Ukraine bị sáp nhập bất hợp pháp là Donetsk, Luhansk,
Kherson và Zaporizhia. Hành động này cấu thành một sự vi phạm trắng trợn luật
pháp quốc tế mà Nga tiếp tục coi thường, giống như trường hợp của các cuộc
trưng cầu dân ý giả vào năm ngoái. Những vùng lãnh thổ này đang và sẽ vẫn là một
phần không thể tách rời của Ukraine.
Ngoài ra, việc tổ chức bầu cử địa phương ở những
vùng lãnh thổ bị chiếm đóng chỉ tạo ra ảo tưởng về dân chủ nhưng rõ ràng vi phạm
quyền của công dân được tham gia tiến hành các dịch vụ công ở địa phương.
Đại hội các nhà chức trách địa phương và khu vực
của Hội đồng Châu Âu nhắc lại cam kết của mình đối với chủ quyền, độc lập và
toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, trong các biên giới được quốc tế công nhận, và sẽ
tiếp tục mở rộng sự ủng hộ không ngừng đối với Ukraine và người dân Ukraine
trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố. kẻ xâm lược.
Ảnh: cuộc bầu cử giả (1), ông Leendert Verbeek gặp thị trưởng Kyiv Vitali
Klitchko hồi tháng Sáu năm 2022.
__________________
MỘT SỐ TIN CHIẾN SỰ
• Tin từ ISW:
- Một vài đơn vị bộ binh của Lực lượng vũ
trang Ukraine đã chọc thủng thành công tuyến phòng thủ ở khu vực làng Robotyne,
nơi được cho là chiến lũy kiên cố bằng hào chống tăng và “răng rồng”.
- Đánh giá dựa trên dữ liệu định vị địa lý từ
ngày 4 tháng 9, Viện nghiên cứu Chiến tranh
nhận thấy Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến tới
vành đai rừng phía đông các công sự chống tăng của Nga trong khu vực làng
Verbove, nơi tuyến phòng thủ ba lớp của quân đội Nga đã bắt đầu bị chọc thủng.
- Ngoài ra, còn có đoạn phim cho thấy lực lượng
Ukraine đã tiếp cận các vị trí phòng thủ của Nga giữa Robotyne và làng
Novoprokopivka ( https://goo.gl/maps/wZUMyQahKU83KrTX9 ). Các chuyên gia của
ISW cũng lưu ý rằng quân đội Ukraine tiếp tục tiến về phía tuyến phòng thủ hiện
vẫn chưa bị phá vỡ của Nga, trải dài từ làng Verbove đến Solodka Balka ( https://goo.gl/maps/Jv9brEyK2reF7HNU7 ).
__________________________
#Bình_loạn_của_Phúc_Lai: hôm nay tôi chôm bài của
người khác chứ không viết các bác nhé.
MỘT CÁI LỖ TRÊN “HÀNG RÀO CỦA
SUROVIKIN”
Tuyến phòng thủ đầu tiên, kiên cố nhất của
quân Nga ở vùng Zaporizhia tạm thời bị chiếm đóng đã bị chọc thủng. Theo các
chuyên gia, việc tiến lên phía trước của Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ dễ dàng
hơn.
Điều này đã chính thức được xác nhận vào hôm
Chủ nhật bởi tướng Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy cụm tác chiến “Miền Nam”. Tại
Bộ Quốc phòng Ukraine đã có cuộc thảo luận với các chuyên gia quân sự David
Sharp và Ian Matveev về tầm quan trọng và hậu quả của những sự kiện này.
Điểm qua các sự kiện chính: Lực lượng vũ trang
Ukraine phải mất hơn 2 tháng mới vượt qua được các bãi mìn dưới làn đạn pháo
kích và tiến gần hơn đến Robotyne, nơi có khu vực phòng thủ vừa rộng lớn vừa
kiên cố của quân đội Nga. Đến ngày 28 tháng 8, khu định cư Robotyne đã được giải
phóng. Vào ngày 30 tháng 8, quân đội Ukraine tiến vào các vị trí của Nga ở ngoại
ô phía tây Verbove.
Ngày 31/8, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ
trang Ukraine đã báo cáo về những thành công ở khu vực Novoprokopivka ở giữa
Robotyne và những khu định cư ở phía nam, như vậy nói một cách chính xác “Tuyến
Surovikin” đã bị vượt qua.
“Khoảng cách ở đó rất ngắn và phần khó khăn nhất
dường như đã được thực hiện. Cho đến nay, bộ chỉ huy Nga vẫn chưa thể ngăn chặn
được cuộc đột phá”, Matveev chỉ ra.
“Việc vượt qua tuyến đầu tiên không có nghĩa
là các bước tiến tiếp theo sẽ không gặp phải sự kháng cự. Còn có các tuyến
phòng thủ thứ hai và thứ ba nữa, nhưng tuyến đầu tiên là cái kiên cố nhất và
(phải kể thêm rằng) phía trước nó là những bãi mìn liên tục. (Lúc này) sẽ dễ
dàng hơn để tiến về phía trước,” Sharp nói.
Mục tiêu chiến lược của chiến dịch này đối với
Lực lượng vũ trang Ukraine rõ ràng là tiếp cận bờ biển Azov và cắt đứt hành
lang trên đất liền tới Crimea của quân đội Nga.
Matveev cho biết thêm: “Bộ chỉ huy Nga đang
chuyển quân dự bị đến gần Robotyne. Có thể nói rằng số phận cuộc tấn công này của
Lực lượng vũ trang Ukraine đang được quyết định ở đó. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào
quân số dự trữ mà các bên đang có và mức độ xử lý chúng một cách thành thạo”.
Sharp nói: “Trên con đường tiến này, Lực lượng
vũ trang Ukraine còn vướng Tokmak cũng được củng cố tốt, nhưng nó cũng có thể bị
vượt qua sau khi vào không gian tác chiến sẽ có chỗ để cơ động”.
Podcast của National Public Radio (ở
Washington DC) chỉ ra rằng khi Lực lượng vũ trang Ukraine tiến tới Tokmak,
Mariupol sẽ “có thể tiếp cận được để Ukraine tấn công.” Tờ New York Times đã gọi
cuộc đột phá này là “một thành công chiến lược của cuộc phản công ở miền Nam”,
và không quên lưu ý và cũng là nhấn mạnh rằng còn có một cuộc tấn công nữa song
song theo hướng Berdyansk.
________________________
CHIẾN THẮNG CỦA UKRAINE ĐANG ĐẾN GẦN HƠN BAO GIỜ HẾT – NHƯNG MỘT NƯỚC
NGA NÁT BÉT THÌ CHẲNG CÓ GÌ ĐÁNG ĐỂ ĂN MỪNG
Người Nga đang thua trong cuộc chiến ở
Ukraine. Họ chỉ chưa biết điều đó thôi.
Nhiều viên tướng sa-lông đã bỏ qua thực tế
này. Họ nói Putox mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng ta được biết rằng ngay cả khi
cuộc xâm lược của ông ta không thể chinh phục được Ukraine, thì gánh nặng chiến
tranh đè nặng cũng không thể được những người ủng hộ trong nội bộ nước này duy
trì vô thời hạn. Và ngay cả khi họ có thể cầm cự, các nền dân chủ phương Tây
cũng đã mệt mỏi với vai trò cung cấp huyết mạch quân sự và tài chính cho Kyiv
trong khi trừng phạt Nga.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực nói như vậy
– mặc dù những lập luận kiểu đó thường không thể được phân biệt với sự xoa dịu
hay chủ nghĩa phòng thủ.
Các phương tiện truyền thông phương Tây tràn
ngập những câu chuyện trích dẫn các quan chức giấu tên của Mỹ hoặc các quan chức
phương Tây khác về việc cuộc phản công của Ukraine đang bị đình trệ như thế
nào, đồng thời chỉ trích chiến lược và chiến thuật của họ.
Tuần trước tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Tây
Ban Nha, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba đã nói với những người chỉ
trích này rằng “Hãy im đi, đến Ukraine và cố gắng tự mình giải phóng chỉ một
xăngtimet vuông thôi.” Ông nói: “Họ đang nhổ vào mặt người lính Ukraine đang hy
sinh mạng sống của mình mỗi ngày”.
Việc hình thành lập luận về diễn biến của cuộc
chiến đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cái chết của Yevgeny Prigozhin, gần như chắc
chắn là theo lệnh của Putox. Sự việc đó đã mang lại sức sống mới cho lý luận của
những “kẻ thực tế” để đi tìm sự thỏa hiệp.
Đúng là việc “xử lý” tên “lãnh chúa” của
Wagner đã loại bỏ một đối thủ nguy hiểm khỏi sàn đấu (nội bộ) Nga, nhưng đó là
dấu hiệu của sự yếu kém chứ không phải sức mạnh khi Putox không còn lựa chọn
nào khác ngoài việc chặt đầu một lực lượng lính đánh thuê đã chứng tỏ nó hiệu
quả hơn các đơn vị quân đội chính quy của hắn ta.
Cuộc đảo chính của Prigozhin thất bại, nhưng
không phải vì bộ máy đàn áp to lớn của điện Kremlin có thể ngăn cản cuộc tiến
quân của hắn ta vào Mátxcơva. Rõ ràng hắn ta đã bị mua chuộc bởi lời hứa đảm bảo
an toàn từ Aleksandr Lukashenko của Belarus, không phải trước khi sự hoảng loạn
bùng lên ở Mátxcơva và Putox đã bị sỉ nhục.
Một đoạn video từ Mali hiện đã xuất hiện,
trong đó Prigozhin bác bỏ tin đồn về cái chết sắp xảy ra của chính mình: “Đối với
những người muốn bàn luận về việc thanh toán tôi, mọi thứ đều ổn.” Và mọi chuyện
đúng như vậy – chừng nào hắn ta còn ở châu Phi.
Trên thực tế, không chỉ cuộc đảo chính của
Prigozhin mà cả vụ ám sát được cho là của hắn ta (Putox) cũng chỉ củng cố thêm ấn
tượng về sự suy tàn cuối cùng, thậm chí là hỗn loạn, ở trung tâm cơ quan chính
trị Nga. Những người ngang hàng với Putox, những siloviki, hay “những người đàn
ông mạnh mẽ”, sẽ lưu ý rằng “loại bỏ ông sẽ hiệu quả hơn nhiều so với (đánh bại)
kẻ thù Ukraine.” Việc thanh trừng các tướng lĩnh sau cuộc nổi dậy cũng không thể
khôi phục được niềm tin vào một cỗ máy chiến tranh vốn đã hoạt động sai chức
năng ngay từ đầu.
“Những con diều hâu” bên “những người (theo chủ
nghĩa) thực tế”
Tại sao sau đó lập luận của những người theo
chủ nghĩa thực tế lại thu hút được sự chú ý một lần nữa? Như Garry Kasparov, cựu
vô địch cờ vua thế giới và lãnh đạo phe đối lập ở Nga, đã chỉ ra, “Nga đang thể
hiện càng tệ trên chiến trường thì bạn sẽ càng nghe thấy nhiều lời kêu gọi từ
các đồng minh của điện Kremlin, những kẻ nịnh bợ và những kẻ tuyên truyền về việc
ngừng bắn giả, nhượng bộ và đàm phán để trao cho Nga những lệnh ngừng bắn giả.
Đã đến lúc phải vũ trang, củng cố để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.”
Điển hình của hiện tượng này là Nicolas
Sarkozy. Cựu tổng thống Pháp yêu cầu Ukraine chấp nhận chủ quyền của Nga đối với
Crimea và Donbas, từ bỏ tư cách thành viên NATO hoặc EU và trở nên “trung lập”.
Đối với NATO, họ phải ngừng trang bị vũ khí cho “một trong những kẻ hiếu chiến”
và “tái thiết lập các mối quan hệ láng giềng, hoặc ít nhất là bình tĩnh hơn” với
Nga.
Sarkozy phủ nhận những động cơ thầm kín trong
lập trường của mình, mặc dù ông ta dường như khao khát được trở lại ánh đèn sân
khấu bằng bất cứ giá nào. Ông này cũng có một cuốn sách để bán. Trong (cuốn
sách) đó, ông ta tự hào vì đã đứng lên bảo vệ nước Pháp, nhưng người đọc sẽ gặp
phải một người biện hộ cho Nga, người cũng nghi ngờ ảnh hưởng của Mỹ và hoài
nghi về “chủ nghĩa Đại Tây Dương.”
Bên kia Đại Tây Dương, cuộc tranh luận đầu
tiên trên truyền hình của Đảng Cộng hòa chứng kiến ngôi sao đang lên Vivek
Ramaswamy lặp lại quan điểm tương tự về Ukraine, chỉ có điều lần này được cho
là châu Âu đang kéo Mỹ vào một cuộc chiến bất tận. Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ tại
Liên hợp quốc đã đáp trả: “Các ông đang chọn một kẻ sát nhân thay vì một quốc
gia thân Mỹ”. Ông này (Ramaswamy) không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại
“và điều đó đã bộc lộ.”
Ở cả Mỹ và châu Âu, dư luận về Ukraine đều có
sự cân bằng giữa phe diều hâu và phe thực tế.
Trong chính quyền Biden, tổng thống nghiêng về
những người theo chủ nghĩa thực tế, dẫn đầu bởi người bạn cũ John Kerry và cố vấn
An ninh Quốc gia Jake Sullivan, những người đang tiến hành ngoại giao với điện
Kremlin qua các kênh hậu trường – thay vì Bộ trưởng Ngoại giao diều hâu hơn
Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin.
Ở Tây Âu, những người theo chủ nghĩa thực tế
có xu hướng chiếm ưu thế, dẫn đầu bởi những tay đáng ngờ thường thấy là
Emmanuel Macron và Olaf Scholz. Nhưng ở Hà Lan, Mark Rutte là một con diều hâu
– người Hà Lan vẫn chưa quên gần 200 đồng bào của họ đã thiệt mạng vào năm 2014
trên một chiếc máy bay chở khách của Malaysia bay qua không phận Ukraine bị bắn
bởi một tên lửa của Nga. Giorgia Meloni, một người có quá khứ thân Nga nay trở
nên diều hâu khi nhậm chức.
Xa hơn về phía đông, người Ba Lan, những người
vùng Baltic và những người Scandinavi cạnh tranh để trở nên cứng rắn hơn với
Nga, mặc dù Viktor Orban ở Hungary gần như theo “chủ nghĩa Putin” hơn là theo
Putox.
Con át chủ bài của Putox luôn là kho vũ khí hạt
nhân của hắn ta, thứ mà hắn liên tục nhắc nhở NATO rằng kho vũ khí này vẫn là lớn
nhất thế giới. Và ngay từ đầu hắn ta đã sử dụng vũ khí hạt nhân để đe dọa
phương Tây.
Vào tháng Sáu (năm nay) hắn đã sử dụng việc bố
trí những loại vũ khí như vậy ở Belarus – bản thân nó cũng là một phần khác của
cuộc chiến tranh tâm lý, chủ yếu nhắm vào các nước láng giềng của Ukraine, Ba
Lan và các nước vùng Baltic – để nói với NATO rằng họ có thể đưa ra các đề xuất
cắt giảm vũ khí ở đâu.
Putox gửi lời khoe khoang khoa trương cho con
rối của mình là Dmitry Medvedev, tên này đã đăng một lời cảnh báo về “ngày tận
thế theo đúng nghĩa đen” trên Telegram vào tuần trước, trích dẫn Sách Khải Huyền,
Lenin và Khrushchev (“Chúng tôi sẽ chôn cất các người”).
Nhưng sự thật là những nỗi sợ hãi bắt nguồn từ
vụ tống tiền hạt nhân ở phương Tây – có vẻ như bao gồm cả chính quyền Biden –
đã được chứng minh là vô căn cứ.
Mỗi lần Ukraine phá hủy các mục tiêu bên trong
Crimea hoặc Nga, họ đều vượt qua “lằn ranh đỏ” của Putox. Tuy nhiên, từ điện
Kremlin chỉ có sự trả đũa thông thường – chưa bao giờ có bất kỳ dấu hiệu trả
đũa hạt nhân nào.
Theo Ngoại trưởng Blinken, tình báo phương Tây
cho đến nay chưa tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ
khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường chứ chưa nói đến việc bắn tên lửa
vào các nước NATO.
Điện Kremlin đã cảnh báo rằng việc Mỹ cung cấp
F16 cho Ukraine sẽ gây ra “rủi ro rất lớn” về leo thang hạt nhân. Tuy nhiên,
Biden đã cho phép các đồng minh NATO làm điều đó mà không có dấu hiệu trả đũa
nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu thận trọng
trong Nhà Trắng. Tổng thống vẫn nhấn mạnh rằng các phi công Ukraine được đào tạo
ở Mỹ sẽ chưa sẵn sàng lái những chiếc máy bay này trong một năm nữa. Các cựu
chiến binh từng lái F-16 phản đối tuyên bố này, nhưng mối đe dọa hạt nhân vẫn
đang cản trở Nhà Trắng. Khi cuộc bầu cử năm 2024 sắp diễn ra, Biden không muốn
gặp bất kỳ rủi ro nào.
#Ukraine_phản_công
thắng lợi
Điều gì đang xảy ra trong cuộc chiến? Sau một
mùa hè đẫm máu, một ước tính có căn cứ của Mỹ vào tháng trước cho thấy ít nhất
500.000 binh lính đã thiệt mạng hoặc bị thương ở cả hai phía, cả trong và ngoài
chiến trường. Lực lượng Ukraine đã mất khoảng 70.000 người chết và 120.000 người
bị thương, trong khi số dân thường thiệt mạng đã lên tới 42.000 vào tháng Năm.
Hầu như tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng
tổn thất của Ukraine trong chiến tranh đã bị phóng đại lên rất nhiều bởi người
Nga so với tổn thất của họ, bên đã phải chịu hơn 300.000 thương vong quân sự,
trong đó có 120.000 người chết.
Cần đặt những con số này vào bối cảnh toàn bộ
lực lượng xâm lược của Nga vào tháng Hai năm 2022 lên tới tối đa 190.000 người.
Trên thực tế, ít nhất một phần ba lực lượng vũ
trang mà Putox dùng để khơi mào cuộc chiến hiện đã hy sinh cho tham vọng ác mộng
của hắn ta là khôi phục biên giới Liên Xô hay tham vọng đế quốc.
Tỷ lệ thiệt hại như vậy khiến quân xâm lược
Nga mất tinh thần hơn đáng kể so với người Ukraine, những người đang bảo vệ quê
hương của họ.
Có rất nhiều báo cáo về việc đào ngũ – ngoạn mục
nhất là khi một phi công Nga gần đây đã giao nộp trực thăng, cả “đồ đạc” trên
đó và chính bản thân anh ta. Trong khi đó, điều kiện mà người Nga dự kiến sẽ
chiến đấu đã xấu đi: trang thiết bị, thực phẩm và thậm chí cả nước uống đều thiếu
hụt.
Đây là nền tảng cho bước đột phá của Ukraine
trong tuần này tại khu vực Zaporizhia quan trọng, chọc thủng cái gọi là “phòng
tuyến Surovikin:” bãi mìn, chướng ngại vật và chiến hào chống tăng cùng “răng rồng”.
Những ngôi làng quan trọng đã thất thủ, mới nhất là Verbove, một điểm nút trên
Tuyến Surovikin.
Người Nga đã điều động một số đơn vị tốt nhất
của họ để lấp những khoảng trống trong hàng phòng ngự của mình, nhưng không đạt
được kết quả gì. Cuộc tấn công của Ukraine được dẫn đầu bởi Lữ đoàn xung kích đổ
bộ đường không số 82, đơn vị đã được huấn luyện ở Anh và được trang bị xe tăng
Challenger 2 do Anh sản xuất.
Một số yếu tố đã mang lại cho người Ukraine lợi
thế quan trọng trong trận chiến: khả năng lãnh đạo vượt trội, cả quân sự và dân
sự; tinh thần tốt hơn, một phần do được huấn luyện kỹ càng hơn về chiến thuật
hiện đại; và ưu thế ngày càng tăng về trang thiết bị hiện đại của phương Tây,
hiện bao gồm các hệ thống tấn công như xe tăng, xe bọc thép tốt và pháo binh
chính xác.
Hệ thống pháo phản lực HIMARS cung cấp cho
Ukraine năm ngoái và từ đó đã trở thành nhân tố quan trọng trong mọi chiến thắng.
Giờ đây, người Mỹ đang được kêu gọi cung cấp đạn chùm cho các loại vũ khí này
và cung cấp cho Kyiv xe tăng M1A1 Abrams, F16 và pháo tầm xa ATACMS.
Về độ tin cậy trong cam kết của NATO: BAE
Systems (Công ty vũ khí, an ninh và hàng không vũ trụ đa quốc gia của Anh có trụ
sở tại London) đang thành lập một thực thể pháp lý lâu dài ở Ukraine – bước khởi
đầu cho việc sản xuất pháo binh ở nước này. Đó không phải là một quyết định đùa
vui của nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Vương quốc Anh.
Các nhà bình luận có xu hướng tập trung vào
công nghệ, một phần vì công nghệ đó được phương Tây cung cấp. Tuy nhiên, điều
quan trọng không kém là lòng dũng cảm, khả năng lãnh đạo và tinh thần của quân
đội Ukraine.
Một trường hợp điển hình là cuộc tấn công đổ bộ
vào Crimea diễn ra ngay sau cái chết của Prigozhin. Hoạt động táo bạo đó của lực
lượng đặc biệt Ukraine cho thấy “con gấu Nga” có thể bị trừng phạt ngay cả
trong hang ổ Crimea của nó.
Trong khi đó, người Ukraine, bị cản trở bởi sự
miễn cưỡng của phương Tây trong việc cho phép họ tự vệ trước các cuộc bắn phá
hàng đêm, đã ngày càng trở nên tức giận hơn trong việc sử dụng máy bay không
người lái không chỉ trên chiến trường mà còn ở phía sau phòng tuyến của kẻ thù
và thậm chí ở ngay trung tâm nước Nga.
Mátxcơva hiện đang bị máy bay không người lái
tấn công thường xuyên, làm gián đoạn việc di chuyển bằng đường hàng không và
đưa chiến tranh đến với tầng lớp trung lưu và thượng lưu Nga cho đến nay vẫn được
cách ly ổn thỏa.
#Cuộc_chiến_máy_bay_không_người_lái
hiện đang lợi thế cho Ukraine
Người Ukraine đang làm tốt hơn người Nga là
bên sử dụng máy bay không người lái tự sát “Shahed” do Iran sản xuất có giá
20.000 USD mỗi chiếc, bằng cách triển khai máy bay không người lái dùng một lần
làm bằng bìa cứng hoặc xốp có giá chỉ 2.750 bảng Anh mỗi chiếc.
Những chiếc máy bay không người lái SYPAQ này
của Úc dễ lắp ráp như một chiếc máy bay bìa cứng của Ikea, nhưng chúng rất nhỏ
và được phủ bằng vật liệu hấp thụ radar để tránh bị phòng không Nga phát hiện.
Bầy máy bay không người lái SYPAQ hiện đang phá hủy máy bay Nga trị giá hàng
triệu USD với chi phí không đáng kể.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái
vào các căn cứ quân sự hiện đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng không
quân Nga và cả các mục tiêu khác. Trong cuộc oanh tạc tuần này, sáu khu vực của
Nga đã bị tấn công đồng thời, trong đó có cuộc tấn công vào sân bay Pskov gần
Estonia, nơi chính Putox thường xuyên sử dụng.
Cuộc chiến hủy diệt sai lầm của Putox
Những tổn thất đang gia tăng. Người Ukraine đã
ghi được một bàn thắng khác vào tuần trước khi phá hủy một khẩu đội tên lửa
S-400 ở Crimea, phá thủng một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng không của
bán đảo do Nga chiếm đóng.
Người ta cho rằng người Ukraine đã tấn công khẩu
đội bằng cách sử dụng tên lửa Neptune của chính họ. Ban đầu, nó được thiết kế
cho tác chiến hải quân, Neptune được sử dụng để đánh chìm #Tuần_dương_hạm_Moskva
của hạm đội Biển Đen vào năm ngoái. Giờ đây Crimea nằm trong phạm vi hoạt động
của Odesa, “niềm tự hào đế chế của Putox” đang trở thành gánh nặng khi lực lượng
của hắn ta không còn nơi nào để ẩn náu.
Những kẻ bại trận sẽ trả lời: vậy thì sao? Đức
Quốc xã đã bị nghiền nát từ trên không bởi các cuộc tấn công bằng hàng nghìn
máy bay ném bom trong ba năm, nhưng đã không đầu hàng cho đến khi quân Đồng
minh chiếm đóng. Đế quốc Nhật Bản cầm cự cho đến khi bom nguyên tử hủy diệt
Hiroshima và Nagasaki. Nước Nga của Putox sẽ không bị đánh bại chỉ bởi máy bay
không người lái hay tên lửa.
Không – nhưng chế độ của Putox thiếu “kỷ luật
sắt” của nước Đức của Hitler hoặc chủ nghĩa cuồng tín mang tính nghi thức của
Nhật Bản của Hirohito. Nhà lãnh đạo Nga cũng không có Goebbels để kích động người
Nga cuồng nhiệt cuồng nhiệt tiến hành chiến tranh tổng lực.
Thay vào đó, cuộc chiến đã bộc lộ những khiếm
khuyết trong hệ thống của Putox: tình trạng tham nhũng và lãng phí trong ngành
công nghiệp quốc phòng và chuỗi cung ứng, tình trạng say xỉn và sa đọa của quân
đội, sự tàn ác và hèn nhát của giới tinh hoa. Người Nga nhận thấy rằng những
người ưu tú này bảo vệ chính họ, khiến con trai của công nhân và muzhik (nông
dân) bị coi như bia đỡ đạn. Trong khi Zelenskyy đã trấn áp những kẻ trốn quân dịch
thì Putox rõ ràng đã không làm được điều đó.
Sự nổi tiếng của Prigozhin, như trước đây, dựa
trên ấn tượng được trau dồi cẩn thận rằng hắn ta là một “quan tòa của nhân
dân,” thậm chí có thể là một Spartacus một ngày nào đó sẽ lên tiếng bảo vệ những
người nô lệ. Trong đám tang của mình, hắn ta được so sánh với Nelson Mandela, một
người bạn của người châu Phi (sic! – PL).
Trên thực tế, Prigozhin tất nhiên là một tay
xã hội đen làm giàu cho bản thân bằng những phương pháp giết người giống như những
tên còn lại trong băng đảng của Putox. Với hầu hết người Nga, điều có thể là
tin mới khi biết rằng hắn ta sở hữu hai máy bay phản lực tư nhân, nhưng điều ngạc
nhiên thực sự duy nhất là hắn đã thực sự có mặt trên chiếc máy bay bị rơi.
Bản thân Putox đôi khi đóng giả là một “Sa
hoàng ngày sau” (latter-day Tsar), một “người cha nhỏ” theo chủ nghĩa gia trưởng
truyền thống, người luôn tránh xa trách nhiệm về sự thái quá của các quan chức
của mình. Nhưng chiến tranh đã bộc lộ hắn ta là một nhà độc tài tàn nhẫn, tàn
nhẫn hơn bất kỳ cấp dưới nào của mình.
Chính hắn ta và chỉ một mình hắn ta là người
đã biến cuộc chiến này thành một tội ác, thực sự là tội ác diệt chủng. “Chiến dịch
quân sự đặc biệt” đã biến thành một cuộc xung đột hiện hữu, không chỉ đối với
Ukraine – (đất nước và cả dân tộc mà) tính hợp pháp đã bị Putox công khai phủ
nhận – mà còn đối với cả Nga.
Các vụ hành quyết, hãm hiếp và tra tấn diễn ra
ở quy mô khổng lồ và có hệ thống, cũng như việc bắt cóc trẻ em và phá hủy hệ
sinh thái và cơ sở hạ tầng ở Ukraine bị chiếm đóng.
Chiến lược “tiêu thổ” của Nga – do tướng
Barclay de Tolly của Sa hoàng Alexander I phát minh ra để đẩy lùi cuộc xâm lược
của Napoléon vào năm 1812 – đã được Putox khôi phục để chống lại cái mà hắn gọi
là “nhà nước phát-xít” ở Ukraine.
Không thể có con đường quay lại từ cuộc chiến
hủy diệt này. Hoặc Putox thành công trong việc chinh phục quốc gia lớn nhất
châu Âu ngoài chính nước Nga, hoặc hắn và chế độ của mình sẽ bị cuốn vào vòng
xoáy của cảm giác tội lỗi tập thể và nỗi xấu hổ không thể xóa nhòa.
‘Ngày đen tối của quân đội Đức’
Tuy nhiên, nếu Putox lao xuống vực thẳm, hắn
có ý định kéo cả nước Nga theo mình. Bằng cách buộc tội cả một quốc gia trước mắt
thế giới, hắn ta tìm cách ràng buộc thần dân của mình với số phận của chính
mình.
Giống như Hitler bắt đầu khen thưởng lòng
trung thành bằng chiến lợi phẩm thu được từ các nạn nhân Do Thái của hắn, Putox
cũng rất hào phóng với tài sản cướp được từ người Ukraine. Nhưng nước Đức cuối
cùng không chỉ mất tất cả các vùng đất mà Hitler đã sáp nhập mà còn cả Đông Phổ,
Silesia và các vùng khác, cùng với khoảng 14 triệu người bị trục xuất. Phần còn
lại của nước Đức vẫn bị chia cắt trong hơn bốn thập kỷ.
Sự tàn phá mà cuộc chiến hiện tại đã gây ra đến
mức việc bồi thường và thay đổi chế độ sẽ không đủ để chấm dứt nó. Cái giá của
thất bại bây giờ có thể không kém gì việc giải tán và giải giáp Liên bang Nga.
Làm thế nào mà người Ukraine, chưa kể đến các
nước láng giềng khác của một nước Nga bại trận, có thể cảm thấy an toàn khi ở gần
một quốc gia bất hảo có vũ khí hạt nhân, bị tiêu diệt bởi chủ nghĩa phục thù và
chủ nghĩa hư vô của ma quỷ?
Mikhail Khodorkovsky từng là người giàu nhất
trong số các nhà tài phiệt Nga, có tài sản nổi tiếng là 15 tỷ đô la (11,8 tỷ bảng
Anh), nhưng đã phải trả giá cho những lời chỉ trích công khai đối với Putox bằng
việc mất tài sản và 10 năm tù. Hiện đang sống lưu vong ở London, Khodorkovsky vừa
xuất bản cuốn sách trong tháng này: “Làm thế nào để giết con rồng – How to Slay
a Dragon” (Nhà xuất bản “Chính trị”, giá bìa £20).
Nhà tài phiệt trở thành nhà bất đồng chính kiến
hiện đang ủng hộ một cuộc “cách mạng Nga mới” và hòa bình, nhằm tạo ra một nền
dân chủ nghị viện thay cho chế độ độc tài của Putox và một nhà nước dân tộc
thay cho đế chế của Putox.
Khodorkovsky có những ý tưởng sáng suốt về việc
nước Nga thời hậu chiến sẽ trông như thế nào – một hệ thống liên bang phi tập
trung thay vì chế độ Muscovy chuyên quyền cũ. Nhưng ông chấp nhận rằng “mối đe
dọa sụp đổ của nước Nga là kết quả chính của cuộc chiến của Putox mà chính phủ
lâm thời sẽ phải đối phó.”
Đối với người Nga, điều đó nghe giống như tái
hiện cuộc Nội chiến Nga năm 1918 – 1921, trong đó 10 triệu người Nga đã chết,
nhiều hơn cả cuộc chiến tranh thế giới trước đó. Nhiều ký ức dân gian về cuộc nội
chiến ở Nga đã được điện Kremlin sử dụng để củng cố quyền lực.
Sự sụp đổ của Liên Xô ban đầu tương đối không
đổ máu, nhưng các cuộc chiến sau đó ở Chechnya, Georgia và bây giờ là Ukraine
cho thấy “Phản xạ có điều kiện kiểu Pavlov” về một đế chế đang suy tàn đang tấn
công trở lại vùng ngoại vi của nó.
Giờ đây, các bức tượng của Stalin đang xuất hiện
trở lại, được thánh hóa bởi các linh mục Chính thống giáo Nga, những người dường
như không biết gì về việc “Chú Joe” có thiên hướng giết những người tiền nhiệm
(các cha xứ chính thống Nga) và phá hủy nhà thờ của họ.
Nước Nga dường như đang rơi vào tình trạng rối
loạn tâm thần đại chúng – sự thoái lui về quá khứ huyền thoại ngày càng va chạm
với thực tế về cái chết bạo lực ở quy mô công nghiệp. Rất ít người trở về từ
cánh đồng chết ở Ukraine để kể lại câu chuyện, nhưng thất bại trên chiến trường
là một thực tế không thể chối cãi.
Nếu người Nga không thể giữ vững phòng tuyến ở
Zaporizhia, họ có thể phải chịu thất bại – như đã xảy ra năm ngoái gần Kharkiv.
Tuy nhiên, lần này, người Ukraine đã chuẩn bị tốt hơn nhiều để khai thác sự sụp
đổ cục bộ nhằm gây chia rẽ giữa những lực lượng Nga chiếm đóng ở Donetsk ở phía
đông và bờ biển Đen, bao gồm cả Crimea ở phía nam.
Cuộc chiến dường như đang tiến gần đến thời điểm
mà Thế chiến thứ nhất đạt đến vào ngày 8/8/1918. Điều này đã đi vào lịch sử
trong câu nói của tướng Ludendorff là “ngày đen tối của Quân đội Đức” – ngày xe
tăng Đồng minh chọc thủng Amiens và bắt đầu chiến dịch 100 ngày kết thúc chiến
tranh.
Ukraine có xe tăng, có binh lính và có cả
Zelenskyy. Người dân thiện chiến nhưng không hề mệt mỏi vì chiến tranh này, bản
sắc dân tộc được rèn giũa trong nghịch cảnh, đang chiến đấu để giải phóng toàn
bộ vùng đất của mình – bao gồm cả Crimea.
Dù có hay không có sự hỗ trợ và trừng phạt
(Nga) của phương Tây, Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi đế chế tà ác của
Putox bị đánh bại.
#Daniel_Johnson
– 3 tháng Chín 2023
https://www.telegraph.co.uk/.../why-russia-putin-war.../
.
No comments:
Post a Comment