NỘI DUNG :
Lần
đầu G20 đạt thỏa thuận tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030
Thùy Dương
- RFI
Khai
mạc thượng đỉnh G20, trong bối cảnh “thế giới khủng hoảng lòng tin”
Anh
Vũ - RFI
=================================================
.
Lần
đầu G20 đạt thỏa thuận tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030
Thùy Dương - RFI
Đăng ngày: 10/09/2023 - 14:50
Các cam kết của các nước giàu để thúc đẩy cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu là chủ đề được quan tâm tại thượng đỉnh G20 ở New Delhi,
Ấn Độ. Hôm qua 09/09/2023, các nhà lãnh đạo đã không thể ra thỏa thuận về việc
chấm dứt dùng nhiên liệu hóa thạch.
Ảnh minh họa: Một khu
pin mặt trời sản xuất điện tại Jorhat, Ấn Độ, ngày 17/08/2023. AP - Anupam
Nath
Theo AFP, các nước thành viên khối G20 đặc biệt bị chia rẽ về dầu lửa
dù thải ra tới 80% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Nhưng
đây là lần đầu tiên khối G20 đạt thỏa thuận đến năm 2030 sẽ tăng gấp 3 lần công
suất năng lượng tái tạo.
Từ New Delhi, đặc phái viên Dominique Baillard cho
biết thêm chi tiết :
« Các
nước khối G20 đồng ý về các mục tiêu. Họ công nhận là cần phải giảm phát thải
khí carbon để giới hạn mức nhiệt độ tăng thêm tối đa chỉ là 1,5°C.
Thế
nhưng, các nước giàu vẫn còn rụt rè về các biện pháp cần thực hiện để đạt được
mục tiêu nói trên. Kế hoạch loại bỏ việc sử dụng than đá được nhắc đến và điều
này được xem là một tiến bộ nhưng mỗi nước sẽ có nhịp tiến riêng của họ, mà
không có hạn chót.
Tuyên bố
cuối cùng nêu rõ các nước cần gia tăng nỗ lực để giảm sản xuất nhiệt điện than,
nhưng lại không nói tới hoạt động sản xuất điện từ khí đốt hoặc dầu diezel. Sự
ngó lơ này bị các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích nặng nề. Các thành viên G20 vẫn
xem việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch là quá sớm.
Trái lại,
cam kết tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030 được đón nhận
tích cực hơn. Cam kết này có thể tạo thuận lợi cho việc đạt được một thỏa thuận
mang tính ràng buộc về chủ đề này tại thượng đỉnh khí hậu COP28 diễn ra ở Dubai
trong 3 tháng nữa. »
----------------------------
Các nội dung liên quan
KHÍ
HẬU - NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH
''Năng
lượng hóa thạch'': G20 bất lực trong lúc nhiệt độ thế giới tăng vọt
===================================================
Khai
mạc thượng đỉnh G20, trong bối cảnh “thế giới khủng hoảng lòng tin”
Anh Vũ - RFI
Đăng ngày: 09/09/2023 - 11:59
Ngày 09/09/2023, tại New Delhi, G20 khai mạc kỳ họp
thượng đỉnh hàng năm, với sự tham dự của ba chục nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo
chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga vắng
mặt. Nhóm nước quy tụ 19 nền kinh tế phát triển và mới nổi lên cùng Liên Hiệp
Châu Âu có hai ngày làm việc để cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận trên nhiều vấn đề
quốc tế quan trọng, từ ứng phó với biến đổi khí hậu, gánh nợ cho các nước
nghèo, thương mại cho đến chiến tranh tại Ukraina.
Thủ tướng Narendra
Modi chủ trì thượng đỉnh G20 trong hai ngày 9 và 10/09/2023 tại thủ đô New
Delhi. AP - Evan Vucci
Theo ghi nhận của thông tín viên RFI tại New Delhi, sau khi đón tiếp
các quan khách tại trung tâm hội nghị tại thủ đô vừa được khánh thành dành cho
sự kiện, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị. Với
tư cách chủ tịch luân phiên G20, thủ tướng Narendra Modi muốn chứng tỏ với thế
giới rằng Ấn Độ, nước đông dân nhất và là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới, có
thể là nơi tập hợp sự đồng thuận của các quốc gia trong một thế giới đang trải
qua một “cuộc khủng hoảng lòng tin”, như ông tuyên bố.
Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh: “Chiến tranh đã làm trầm trọng thêm tình
trạng thiếu hụt lòng tin này. Nếu chúng ta có thể đánh bại Covid, chúng ta cũng
có thể vượt qua cuộc khủng hoảng lòng tin lẫn nhau ”.
“Một trái đất, một gia đình, một tương lai” là khẩu hiệu được
Ấn Độ rất tâm đắc đề ra cho thượng đỉnh lần này, trong khi mà thực tế,
chưa bao giờ sự chia rẽ trong nhóm các nước G20 lại lớn như bây giờ. Biểu
hiện rõ nét là sự vắng mặt của nguyên thủ hai nước lớn Nga và Trung Quốc.
Các nước không chỉ chia rẽ trên vấn đề chiến tranh tại Ukraina mà còn cả
trong các chủ đề thảo luận ngay trong sáng nay đó là các cam kết về khí hậu. Ấn
Độ, quốc gia tiêu biểu cho chủ nghĩa đa phương, cùng với Nga, Trung Quốc và Ả Rập
Xê Út đang cản trở các mục tiêu do phương Tây đề xuất, cụ thể là từ nay đến năm
2035 giảm 60% lượng khí thải. Mục tiêu tăng gấp ba năng lực của năng lượng tái
tạo cũng là một chủ để bất đồng.
Dự kiến, kết thúc hội nghị ngày 10/09, các nhà lãnh đạo G20 sẽ ra một
Tuyên bố chung, tập hợp các thỏa hiệp đồng thuận của khối. Bên lề thượng
đỉnh G20 tại New Delhi, còn có nhiều cuộc họp song phương của các nhà lãnh đạo
các nước.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay đã đến Ấn Độ dự thượng đỉnh
G20. Nguyên thủ Pháp đến trễ hơn không có mặt tại phiên khai mạc vì tối hôm qua
ông có chương trình dự lễ khai mạc Cúp thế giới bóng bầu dục, tổ chức tại Pháp.
Theo tin mới nhất, hãng tin Anh Reuters ghi nhận trong bản thông cáo
chung, G20 tránh nêu đích danh Nga nhưng lên án các hành vi "sử dụng vũ lực
tại Ukraina để chiếm lĩnh lãnh thổ" .
--------------------------
Các nội dung liên quan
Trước
thượng đỉnh G20, tổng thống Mỹ Biden gặp thủ tướng Ấn Độ Modi
ẤN
ĐỘ - G20 - LIÊN HIỆP CHÂU PHI
Ấn
Độ muốn Liên Hiệp Châu Phi gia nhập G20
No comments:
Post a Comment