Không
gian : Lần đầu tiên Ấn Độ phóng một phi thuyền thăm dò Mặt trời
Thanh Phương
- RFI
Đăng ngày: 02/09/2023 - 11:45
Một tuần
sau khi đưa được một phi thuyền lên Mặt trăng, hôm nay, 02/09/2023, lần đầu
tiên Ấn Độ phóng lên không gian một phi thuyền thăm dò Mặt trời.
Tàu vũ trụ Aditya-L1 cất cánh từ trung tâm vũ trụ ở Sriharikota, Ấn Độ,
ngày 02/09/2023. Ảnh do Trung tâm Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) cung cấp. AP
Phi thuyền Aditya-L1 (Mặt trời) đã được phóng
lên vào lúc 11 giờ 50 phút, giờ địa phương. Cuộc phóng phi thuyền, được truyền
hình trực tiếp, đã thành công, theo thông báo của một quan chức Tổ chức Nghiên
cứu Không gian Ấn Độ.
Trong hành trình kéo dài 4 tháng, vượt qua đoạn
đường dài 1,5 triệu km, phi thuyền của Aditya-L1 mang theo các thiết bị khoa học
để nghiên cứu bầu khí quyển của Mặt Trời, các cơn bão từ của Mặt Trời và
tác động của nó đối với môi trường xung quanh Trái Đất.
Hoa Kỳ và Cơ quan Không gian châu Âu đã phóng
các phi thuyền lên quỹ đạo của Mặt trời để nghiên cứu ngôi sao này, bắt đầu với
chương trình của cơ quan không gian NASA vào thập niên 1960, nhưng đối với Ấn Độ
thì đây là lần đầu tiên. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thực hiện các chuyến
bay quan sát Mặt trời nhưng là từ quỹ đạo Trái đất.
Như vậy, nếu thành công, Ấn Độ sẽ là quốc gia
châu Á đầu tiên đặt thành công một phi thuyền thăm dò lên quỹ đạo của Mặt trời.
Điểm đáng chú ý là Ấn Độ đang bắt kịp các cường
quốc không gian với một chi phí rất thấp. Ngân sách dành cho chương trình không
gian của Ấn Độ còn tương đối khiêm tốn, tuy đã được gia tăng đáng kể từ năm
2008 khi New Delhi phóng một phi thuyền thăm dò lên quỹ đạo của Mặt
trăng.
Trong cuộc phóng thành công phi thuyền lên Mặt
trăng vào tháng trước, một kỳ công mà cho tới lúc đó chỉ có ba nước làm được,
đó là Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc, Ấn Độ đã chi ra chưa tới 75 triệu đôla.
------------------------------
Các nội dung liên quan
Không
gian: Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ cường quốc chinh phục Mặt Trăng
No comments:
Post a Comment