Sunday, September 10, 2023

CUỘC PHẢN CÔNG CỦA UKRAINA BỊ ĐE DỌA DO PHƯƠNG TÂY CHẬM VIỆN TRỢ (Thùy Dương / RFI)

 



Cuộc phản công của Ukraina bị đe dọa do phương Tây chậm viện trợ

Thùy Dương  -  RFI

Đăng ngày: 09/09/2023 - 11:47

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20230909-cu%E1%BB%99c-ph%E1%BA%A3n-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A7a-ukraina-b%E1%BB%8B-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-do-ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y-ch%E1%BA%ADm-vi%E1%BB%87n-tr%E1%BB%A3

 

Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 08/09/2023 lấy làm tiếc là cuộc phản công của các lực lượng Ukraina đang bị đe dọa do Phương Tây chậm trễ trong viện trợ. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/ca3880b6-4ef5-11ee-b861-005056bfb2b6/w:980/p:16x9/AP23249580797484.webp

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy đợi tiếp ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Kiev. Ảnh ngày 06/09/2023. AP - Brendan Smialowski

 

Theo AFP, tổng thống Ukraina thừa nhận là với ưu thế trên không, « ngay từ trên trời » Nga đang « chặn » cuộc phản công của các lực lượng Ukraina. Ông Zelensky lấy làm tiếc về quy trình chậm chạp và phức tạp của phương Tây trong việc viện trợ vũ khí cho Kiev. Nguyên thủ Ukraina đề nghị sớm được cấp thêm các loại vũ khí mới, nhất là vũ khí tầm xa.

 

Tổng thống Ukraina cũng đòi quốc tế có thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Matxcơva, ưu tiên nhắm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, hạn chế giao cho « những kẻ khủng bố » chíp điện tử và tiếp tục phong tỏa lĩnh vực tài chính Nga.

 

Về việc thương lượng với tổng thống Nga Putin, ông Zelensky bác bỏ mọi khả năng đối thoại bởi Putin là « kẻ dối trá ». Liên quan đến bầu cử, tổng thống Zelensky khẳng định sẵn sàng cho tổ chức bầu cử tổng thống ngay trong giai đoạn chiến tranh « nếu người dân thấy cần », cho dù trước khi nổ ra chiến tranh, Kiev dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tổng thống và nghị viện vào năm 2024.

 

Cũng trong ngày 08/09/2023, hai hôm trước khi Nga cho tổ chức bầu cử cấp địa phương ở những vùng lãnh thổ miền đông và nam của Ukraina mà Matxcơva đã đơn phương sáp nhập : Donetsk, Louhansk, Zaporijjia, Kherson và bán đảo Crimée, bộ Ngoại Giao Ukraina lên án và gọi cuộc bầu cử này là« một sự mạo danh », « vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina » và « vô hiệu ».

 

------------------------------

Các nội dung liên quan

CHIẾN TRANH UKRAINA - NGA

TT Ukraina tuyên bố: Chiến tranh lan sang đất Nga là ‘‘chuyện dĩ nhiên và lẽ công bằng’’

ĐIỂM BÁO

NATO còn xa vời, người dân Ukraina vẫn tin vào chiến thắng

 

-===================================================

Tham nhũng, một vấn đề “mang tính hệ thống” ở Ukraina

Chi Phương  -  RFI

Đăng ngày: 09/09/2023 - 12:20

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20230909-tham-nh%C5%A9ng-m%E1%BB%99t-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-mang-t%C3%ADnh-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-%E1%BB%9F-ukraina

 

Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina, chính quyền Kiev gần đây đã tăng cường chống tham nhũng, thay bộ trưởng Quốc Phòng. Hoa Kỳ có lợi lớn khi tăng cường các mối quan hệ ở Biển Đông. Trung Quốc cấm quan chức sử dụng Iphone. Kênh đào Panama khô cạn, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa quốc tế. Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí thế giới đó đây tuần này. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/15cdf73a-fbbe-11ed-b8fc-005056a90321/w:980/p:16x9/2023-05-26T101602Z_1581207010_RC2861ASJ6WJ_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-CORRUPTION.webp

Tòa án Tối cao Ukraina bỏ phiếu bầu Chánh án mới sau khi cựu Chánh án Vsevolod Kniaziev bị cơ quan chống tham nhũng cuar Kiev bắt giữ vì bij cáo buộc nhận hối lộ 2,7 triệu đô la, Kiev, Ukraina, 26/01/2023. © REUTERS / ALINA SMUTKO

 

Về tình hình tại Ukraina, một trong những sự kiện đáng chú ý trong tuần này là cuộc thanh trừng trong nội bộ chính phủ Ukraina trong khuôn khổ cuộc chiến chống tham nhũng. Hôm thứ Hai, bộ trưởng Quốc Phòng Oleksi Reznikov đã đệ đơn từ chức lên Quốc Hội Ukraina, một ngày sau khi tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo thay thế vị trí này.  

 

Trong bối cảnh chiến tranh chống Nga, hình ảnh của ông Reznikov đã bị hoen ố bởi các bê bối về tham nhũng gần đây : “khai khống” mức giá các mặt hàng mà bộ Quốc Phòng mua vào, từ thực phẩm cho đến quân phục.  

 

Ngoài ông Reznikov, trong những tháng gần đây, một số quan chức Ukraina cũng chịu chung số phận vì những lý do tương tự. Một nhân vật đáng chú ý khác trong cuộc chiến chống tham nhũng của Ukraina là tỷ phú Ihor Kolomoisky, đã bị tạm giam vì tội lừa đảo, rửa tiền, cho dù ông từng là nhà tài phiệt đứng sau ủng hộ ông Zelensky trong cuộc bầu cử vào năm 2019. Vụ việc cho thấy nhà tỷ phú Ukraina đã dần mất ảnh hưởng và thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của tổng thống Ukraina. Theo ông Florent Parmentier, giảng viên tại đại học Sciences Po của Pháp, việc tổng thống Zelensky ban hành một luật quy tội tham nhũng là tội “phản quốc” cho thấy tham nhũng là một vấn đề mang tính hệ thống tại Ukraina, ngay cả trước chiến tranh. Trang Transparency international xếp Ukraina ở vị trí 116 trên tổng số 180 quốc gia về độ minh bạch. 

 

Trả lời RFI Pháp ngữ, nhà nghiên cứu về địa chính trị Florent Parmentier cho rằng hiện tại Ukraina đang ở trong thế khó : “Về đối nội, họ khó tuyển lính mới cho cuộc phản công không dễ dàng chống lại Nga, làm sao có thể giữ vững tinh thần (chiến đấu) trong công luận, đồng thời trong giới tinh hoa chính trị lại có luật chơi riêng. Về phía các đối tác, vốn đang phân vân rằng có lẽ vẫn chưa phải là thời điểm tốt để đàm phán với Nga vì những khó khăn trong cuộc phản công. Nhưng vì vấn nạn tham nhũng, các đối tác của Ukraina có thể cho rằng những khó khăn mà Kiev đang gặp trong cuộc phản công một phần là do nạn tham nhũng. Do vậy chính quyền Ukraina muốn chứng tỏ đã nỗ lực trong cuộc chiến này. Đây cũng điều kiện mà Liên Hiệp Châu Âu đưa ra để Ukraina có thể gia nhập khối và cũng là yêu cầu của Hoa Kỳ, để bảo đảm rằng các viện trợ cho Ukraina được trao vào đúng tay.”  

 

 

Hoa Kỳ có lợi lớn khi tăng cường các mối quan hệ ở Biển Đông

 

Trong tuần vừa qua, một trong những sự kiện đáng chú ý tại Châu Á đó là cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á tại Jakarta, Indonesia, từ ngày 05-07/09/2023. Sự kiện quy tụ nhiều nhà lãnh đạo của thế giới, không chỉ từ ASEAN, mà còn cả các đối tác của khối, như phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Theo Reuters, vào ngày cuối cùng của thượng đỉnh, tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới ngừng đối đầu khi gặp nhau tại Jakarta. Hội nghị kéo dài 3 ngày nêu ra những xung đột ở châu Á cùng với lời kêu gọi của nguyên thủ Indonesia kiềm chế, tìm ra giải pháp hòa bình, “nếu không tất cả chúng ta sẽ bị huỷ diệt”, ám chỉ đến cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực. Xung đột ở Miến Điện và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là hai hồ sơ thảo luận chính, nhưng hội nghị đã kết thúc mà không đưa ra bất cứ giải pháp nào. 

 

Trong thông cáo sau hội nghị, được AP trích lại, các lãnh đạo ASEAN nhắc lại lời kêu gọi giải quyết xung đột chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời hoan nghênh tiến triển trong các cuộc đàm phán, bị trì hoãn từ lâu, giữa ASEAN và Trung Quốc để đạt được đồng thuận về “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”, tránh xảy ra những xung đột nghiêm trọng. Biển Đông cũng là đấu trường giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc đã công bố “bản đồ tiêu chuẩn” với đường 10 đoạn, tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ biển Đông. Hoa Kỳ không đưa ra bất cứ yêu sách nào đối với tuyến đường biển chiến lược này, nhưng lại thường xuyên cử tàu Hải Quân, chiến đấu cơ đến để thách thức các yêu sách của Trung Quốc với lý do bảo vệ “tự do hàng hải”. 

 

Có mặt tại Jakarta, phó tổng thống Mỹ Kamala Harris, trả lời AP, đã chỉ trích bản đồ mới của Trung Quốc là “vi phạm luật pháp quốc tế, Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã nói rõ điều này”

 

Bà Harris cũng khẳng định Hoa Kỳ có được “lợi ích rất đáng kể” trong việc phát triển và củng cố các mối quan hệ ở khu vực Biển Đông, cả về kinh tế và quân sự. Phó tổng thống Mỹ nói thêm: “Tôi tin rằng Hoa Kỳ có được lợi ích đáng kể, về an ninh cũng như sự thịnh vượng của Hoa Kỳ ngày nay và trong tương lai, từ việc phát triển và củng cố các mối quan hệ này theo nhiều cách khác nhau, cả kể về mặt ngoại giao. Đó là một trong những lý do tại sao tôi đến khu vực này để phát triển, củng cố các mối quan hệ, làm sao để các bên cùng có lợi… Dĩ nhiên, cũng cần phải tăng cường mối quan hệ về quân sự ». 

 

 

Trung Quốc cấm công chức sử dụng Iphone của Mỹ

 

Về tình hình Trung Quốc, hôm thứ Tư vừa qua, nhật báo Mỹ The Wall Street Journal đã đưa tin Bắc Kinh muốn cấm các công chức sử dụng điện thoại Iphone của Apple và các thiết bị có xuất xứ nước ngoài, cấm không được mang đến nơi làm việc. Đây được cho là biện pháp để trả đũa Hoa Kỳ vì những hạn chế công nghệ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian gần đây.  

 

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh : 

 

“Lệnh cấm được đưa ra trước khi Apple có thể sẽ cho ra mắt dòng điện thoại Iphone mới nhất vào tuần sau, và sau chuyến thăm của bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Báo The Wall Street Journal, trích dẫn các nguồn thạo tin, cho biết chính quyền đã ra lệnh cho các công chức của các cơ quan chính phủ trung ương không sử dụng điện thoại thông minh của Apple. Nếu có thì phải để điện thoại ở nhà chứ không được mang đến văn phòng.  

 

Lệnh cấm này tương tự với lệnh cấm được đưa ra cách nay 2 năm đối với xe điện Tesla. Tương tự, các công chức có xe của hãng Hoa Kỳ được yêu cầu không đỗ xe trong khu vực của chính phủ. Chúng ta đã đề cập đến trên RFI cách nay vài tuần, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan như Viện Bảo tàng Quốc gia đã được “mời” thay máy tính có thương hiệu nước ngoài bằng máy tính sản xuất trong nước. Những yêu cầu này được ra là vì lý do an ninh quốc gia. Chế độ Trung Quốc tỏ ra đề phòng với sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và muốn có quyền kiểm soát đối với dữ liệu. 

 

Các nhà phân tích cho rằng đó là cách Bắc Kinh trả đũa Washington. Vào năm 2019, Quốc Hội Mỹ đã cấm các cơ quan nhà nước Hoa Kỳ sử dụng điện thoại và thiết bị của Hoa Vi (Huawei). Trong mọi trường hợp, thông báo này đã khiến các tập đoàn đa quốc gia một lần nữa rùng mình, nhất là các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các phân tích, doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng. Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường lớn nhất của Apple và là nơi tạo ra một phần năm doanh thu của hãng (tương đương với khoảng 394 tỷ đôla).”   

 

 

Kênh đào Panama khô cạn

 

Vào mùa hè năm nay, kênh đào Panama đã phải đối mặt với tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Mực nước xuống thấp, những hình ảnh loan tải trên mạng cho thấy hàng chục tàu bị mắc kẹt, xếp hàng dài để chờ đi qua. Là nơi lưu thông của hơn 13 000 tàu thuyền mỗi năm, kênh đào Panama đã bị cơ quan quản lý kênh hạn chế qua lại bởi trong những tháng gần đây do mực nước của kênh quá thấp. Điều này cũng đã khiến chi phí vận chuyển hàng hóa đắt đỏ hơn. Vào hôm thứ Ba, 05/09, cơ quan quản lý đường thủy địa phương cho biết mực nước của kênh đào Panama vẫn chưa phục hồi, trong khi mùa mưa sắp kết thúc. Do vậy những hạn chế lưu thông sẽ vẫn được duy trì đến hết năm nay và sang đến năm 2024.  

 

Thông tín viên RFI Marie-Eve Detoeuf giải thích thêm từ Panama :  

 

“Một hướng dẫn viên du lịch giải thích tầm quan trọng của kênh đào Panama cho những khách đến tham quan các hệ thống khóa nước khổng lồ  : “Các cổng cuối cùng của hệ thống khóa nước mở ra, tàu thuyền tăng tốc và rời khỏi con kênh. Nếu muốn một vòng lục địa Nam Mỹ, con tàu đó lẽ ra phải mất đến 3 hay 4 tuần lễ.” 

 

Vấn đề là, cùng với con tàu này, 2 triệu tấn nước ngọt đã bị đổ ra đại dương. Khác với kênh đào Suez, vốn là một tuyến đường thủy nằm giữa hai vùng biển, kênh đào Panama là một hồ nước ngọt nhân tạo, hồ Gatun, cao hơn mực nước biển 25 m. Cũng do đó mà thảm kịch xảy ra khi trời không mưa nhiều trong năm nay. Lãnh đạo cục khí tượng của kênh đào Panama, Ayax Murillo cho biết : “Vào tháng 01/2023, chúng tôi đã triển khai các biện pháp tiết kiệm nước ngọt vì điều duy nhất mà chúng tôi có thể kiểm soát đó là hệ thống khóa nước. Chúng tôi cũng phải cung cấp  nước sinh hoạt hàng ngày cho dân chúng, và đó là điều mà chúng tôi không thể giảm bớt được.”  

 

Một nửa dân số của Panama, tương đương với 2 triệu dân số, sử dụng nước từ hồ Gatun và họ quan ngại khi thấy mực nước hồ xuống thấp. Đối với họ, đây đúng là vấn đề lớn hiện nay. 

 

 

 



No comments: