Monday, September 4, 2023

CSVN LOAY HOAY 'THÁO GỠ' KHÓ KHĂN, THÚC ÉP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Người Việt Online)

 




CSVN loay hoay ‘tháo gỡ’ khó khăn, thúc ép tăng trưởng kinh tế

Người Việt Online

September 4, 2023

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/csvn-loay-hoay-thao-go-kho-khan-thuc-ep-tang-truong-kinh-te/

 

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Các khó khăn từ bên trong đến bên ngoài vẫn đang trì kéo nền kinh tế của Việt Nam trong khi nhà cầm quyền trung ương vẫn loay hoay “tháo gỡ.”

 

Hôm Thứ Hai, 4 Tháng Chín, tờ Người Lao Động đưa tin Ngân Hàng Nhà Nước “trả lời cử tri” tỉnh Thanh Hóa theo kiểu bắn tiếng tuyên truyền là hệ thống ngân hàng “phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.”

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/09/VN-street-Saigon-banhtrang-HoangDinhNam-092411-scaled.jpg

Người phụ nữ gánh ít bán tráng bán rong trên đường phố Sài Gòn. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

 

Lời dỗ dành của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đưa ra cùng một ngày với bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) nói Bộ Tài Chính báo cáo giải ngân các dự án đầu tư công trên cả nước tám tháng qua “tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022.” Dù vậy, tỉ lệ giải ngân với vốn từ ngân sách nhà nước cũng chỉ được 43% trong khi vốn vay từ nước ngoài chỉ được gần 26%.

 

Vì giới quan chức từ trung ương tới địa phương tránh né thi hành, báo cáo của Bộ Tài Chính CSVN than rằng “vẫn còn 41 bộ, cơ quan trung ương và 30 địa phương đạt giải ngân dưới 40% kế hoạch vốn. Trong đó có 33 bộ, cơ quan trung ương và tám địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới 25% kế hoạch vốn.”

 

Trước thái độ ù lì của đám thuộc cấp, giữa Tháng Tám, Thủ Tướng Phạm Minh Chính thấy báo chí đưa tin dọa là sẽ thay thế các giới chức đảng viên làm việc “kém hiệu quả” để giải ngân các dự án đầu tư công, nhưng chưa thấy có ai bị thay thế.

 

Tin tức trên nhiều báo tại Việt Nam thời gian gần đây kêu rên hệ thống ngân hàng thừa tiền để cho vay nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nhỏ, muốn vay lại không tiếp cận được. Nhà cầm quyền trung ương thúc ép tiến hành nhanh các dự án đầu tư công trong khi nới lỏng tín dụng kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng “nhạc trưởng” điều phối có vẻ không chuyên nghiệp nên bộ máy chập choạng leo dốc.

 

Hai ngày trước, báo tài chính Nhật Nikkei cho hay nền kinh tế của Việt Nam trông nhờ vào sản xuất điện thoại của Samsung cũng như đầu tư của tổ hợp Hàn Quốc này. Nhưng Samsung cũng đang phải giảm cả sản xuất và giảm đầu tư vì nhu cầu tiêu thụ khắp nơi không như mong đợi. Hệ quả, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không khỏi bị ảnh hưởng lây.

 

Theo Nikkei, đầu tư của Samsung tại Việt Nam trong năm tháng đầu năm nay đã giảm 67.6% so với một năm trước. Samsung giảm đầu tư vì “nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tuột dốc.” Các cơ sở của Samsung tại Việt Nam sản xuất phân nửa số điện thoại của họ bán ra trên thế giới chưa kể các sản phẩm gia dụng khác.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/09/VN-dau-tu-cong-lam-duong-TTXVN-090423.jpg

Đầu tư công tại Việt Nam luôn luôn chậm chạp vì các quan chức không còn tha thiết thi hành. (Hình: TTXVN)

 

Tháng trước, một tổ chức nghiên cứu thị trường cho hay số lượng hàng hóa của Samsung bán ra thế giới từ Việt Nam đã giảm mất 25.5%, phần lớn là điện thoại. Trước đây, người ta từng nói khi “ông lớn” Samsung hắt hơi sổ mũi thì nền kinh tế Việt Nam cũng ốm theo. Trị giá hàng hóa xuất cảng của Samsung chiếm hơn 70% trị giá hàng xuất cảng của Việt Nam.

 

Nhà cầm quyền trung ương thúc ép sản xuất để giữ mức tăng trưởng cho cả năm 6.5% như đề ra từ đầu năm. Với những gì đang diễn ra, nhiều chuyên viên kinh tế cũng như các định chế tài trợ quốc tế không tin có thể đạt được.

 

Khi Ngân Hàng Nhà Nước bị thúc ép hạ lãi suất căn bản để kích thích tăng trưởng, một phó thống đốc của cơ quan này nói trong một cuộc họp được tường thuật trên mặt báo rằng hạ lãi suất thêm nữa cũng không phải là “đôi đũa thần.” (TN) [kn]





No comments: