Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
có cuộc hội đàm ‘thẳng thắn’ với Ngoại trưởng Trung Quốc
18/09/2023
https://www.voatiengviet.com/a/7272033.html
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan đã
gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Malta vào cuối tuần này, Bắc Kinh và
Washington cho biết hôm 17/9, khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tìm cách ổn
định mối quan hệ đang gặp khó khăn.
https://gdb.voanews.com/defdd996-078d-4af8-97a3-45326d6c9c58_w650_r1_s.jpg
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake
Sullivan.
Cả hai bên đã tổ chức các cuộc đàm phán "thẳng thắn, thực chất và
mang tính xây dựng" trong các cuộc gặp được tổ chức từ ngày 16 đến 17
tháng 9, theo các tuyên bố riêng rẽ từ Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc
công bố hôm 17/9.
Cuộc gặp của ông Sullivan với ông Vương là cuộc gặp
mới nhất trong một loạt các cuộc thảo luận cấp cao giữa các quan chức Mỹ và
Trung Quốc, vốn được coi là có thể đặt nền móng cho cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ
Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm nay.
Ông Sullivan gặp ông Vương lần cuối ở Vienna hồi tháng 5.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cả hai bên đã đồng ý duy trì trao đổi
cấp cao và tổ chức tham vấn song phương về các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương,
các vấn đề hàng hải và chính sách đối ngoại.
Nhà Trắng nói thêm rằng cả hai bên "cam kết duy trì kênh liên lạc
chiến lược này và theo đuổi thêm sự trao đổi và tham vấn cấp cao trong các lĩnh
vực quan trọng... trong những tháng tới".
Washington cho biết rằng ông Sullivan "ghi nhận tầm quan trọng của
hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan", trong khi ông Vương cảnh báo Mỹ
rằng vấn đề Đài Loan là "ranh giới đỏ đầu tiên không thể vượt qua trong
quan hệ Trung - Mỹ", theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Biden trong tháng này bày tỏ sự thất vọng khi
ông Tập Cận Bình bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ, nhưng nói rằng ông sẽ
"gặp ông ấy". Cơ hội tiếp theo để ông Biden hội đàm với ông Tập Cận
Bình là hội nghị thượng đỉnh Hợp tác kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) tại
San Francisco vào tháng 11.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo, Ngoại trưởng Antony Blinken
và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã tới Trung Quốc trong năm nay để đảm bảo
liên lạc liên tục giữa hai nước trong bối cảnh căng thẳng bùng lên sau khi quân
đội Hoa Kỳ bắn hạ một khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua Hoa Kỳ.
Ông Biden và ông Tập gặp nhau lần cuối vào năm 2022 bên lề hội nghị thượng
đỉnh G20 trên đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.
Hoa
Kỳ: Tư pháp bang California đòi 5 đại tập đoàn dầu mỏ bồi thường
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày: 17/09/2023 - 15:18
Cuộc chiến vì công lý khí hậu toàn cầu có thêm một
diễn biến mới đáng chú ý. Ngày 15/09/2023, tư pháp bang California, Hoa Kỳ, khởi
kiện 5 đại tập đoàn dầu mỏ Exxon, Shell, BP, Chevron và ConocoPhillips. Theo
New York Times, các tập đoàn bị cáo buộc gây thiệt hại hàng chục tỉ đô la, khi
gây ra biến đổi khí hậu.
Ảnh minh họa: Logo 5 tập
đoàn dầu khi thuộc diện lớn nhất trong đó có BP, Chevron, Exxon Mobil và Shell
bị kiện tại California. REUTERS - Jim Tanner
Trong những năm gần đây, đã có bảy bang nước Mỹ và hàng chục thành phố
đệ đơn kiện các công ty sản xuất dầu khí, than đá đòi công lý khí hậu, nhưng vụ
kiện của bang California, đông dân nhất nước Mỹ, được coi là vụ quan trọng nhất.
Tường trình của thông tín viên Thomas Harms từ
Houston:
‘‘Đây
là vụ kiện mới nhất, nhưng cũng là vụ kiện quan trọng nhất chống lại ngành công
nghiệp dầu mỏ. Chưởng lý California cáo buộc các tập đoàn này đóng một vai trò
quan trọng trong biến đổi khí hậu, dẫn đến khủng hoảng hiện nay. Bang do phe
Dân Chủ cầm quyền hy vọng lập ra một quỹ bồi thường, mà ngành dầu khí phải chịu
trách nhiệm trả tiền, để bồi thường cho các việc khắc phục các thiệt hại trong
tương lai do biến đổi khí hậu tại California.
Bên khiếu
kiện khẳng định là từ những năm 1950, các doanh nghiệp ngành dầu mỏ, và các thế
lực vận động hành lang hậu thuẫn họ, đã đưa ra các tuyên truyền dối trá về các
sản phẩm của mình, trong khi họ biết rõ là dầu mỏ gây ra các hậu quả tiêu cực,
làm hâm nóng Trái đất. Cũng theo bên khiếu kiện, từ vài năm nay, các doanh nghiệp
nói đến các cam kết cắt giảm khí thải, nhưng họ chỉ đầu tư các khoản tiền tối
thiếu cho năng lượng tái tạo.
Tòa án
Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối kháng nghị phúc thẩm của các công ty dầu mỏ, yêu cầu
việc xét xử diễn ra trong khuôn khổ tư pháp cấp bang. Đối với viện American
Petroleum Institute, các cáo buộc pháp lý nói trên là ‘‘hoàn toàn không có cơ sở,
và đang bị chính trị hóa với mục tiêu chống lại một trụ cột của nền công nghiệp
Mỹ’’ (viện American Petroleum Institute, được coi là một trong các lobby hùng mạnh
của ngành dầu khí).
Trong
những năm gần đây, California nằm ở tuyến đầu cuộc khủng hoảng khí hậu với những
đợt cháy rừng, bão tố nghiêm trọng, lũ lụt, khô hạn và nhiệt độ cao, phá hết kỷ
lục này đến lục khác’’.
---------------------------
Các nội dung liên quan
Thượng
Viện Mỹ thông qua gói đầu tư khổng lồ dành cho khí hậu và y tế
Mỹ:
Quốc Hội thông qua kế hoạch lớn về khí hậu của TT Biden
No comments:
Post a Comment