Chính phủ Ba Lan
trong cơn bão bê bối 'bán visa lao động'
BBC News Tiếng Việt
17 tháng 9 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0j3v4pl85po
Chủ tịch Thượng viện Ba Lan kêu gọi chính phủ công
bố những gì họ đã biết về vụ bê bối mua thị thực vào nước này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2eef/live/f8810550-554a-11ee-83bb-5f9bffc8f569.jpg
Ông Tomasz
Grodzki nói vụ bê bối đang đe dọa tới uy tín quốc tế của Ba Lan (hình tư liệu)
Ông Tomasz Grodzki cho biết vụ bê bối này đang
hủy hoại uy tín quốc tế của Ba Lan, vốn được coi là một nền dân chủ có trách
nhiệm.
Chính phủ chỉ mới công bố một số ít chi tiết,
nhưng truyền thông đưa tin các di dân đã trả tới 5.000 USD mỗi người để đẩy
nhanh quá trình xin thị thực lao động của họ.
Cho đến nay đã có bảy người bị buộc tội nhưng
không có ai là quan chức nhà nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Piotr Wawrzyk đã bị sa
thải vào tuần trước sau những cáo buộc.
Việc sa thải ông diễn ra cùng ngày Cục Phòng
chống Tham nhũng (CBA) của Ba Lan tiến hành khám xét Bộ Ngoại giao. Giám đốc bộ
phận pháp chế của Bộ cũng đã bị sa thải.
Bộ đang phải đối mặt với cuộc thanh tra liên
quan đến vụ bê bối và nói họ sẽ chấm dứt toàn bộ các hợp đồng với các công ty
bên ngoài mà Bộ ký nhằm thay mặt Bộ xử lý các đơn xin thị thực kể từ năm 2011.
Các nghị sĩ đối lập cho biết có tới 250.000 thị
thực cho người châu Á và châu Phi đã được cấp trái phép bởi các công ty này.
Chính phủ không thống nhất ý kiến về con số
này, nói rằng chỉ có vài trăm visa đã được cấp sai.
Bán visa khống?
“Bất cứ ai muốn đi từ Châu Phi đến Ba Lan đều
đến đại sứ quán của chúng tôi, mua thị thực đã đóng dấu sẵn tại một quầy đặc biệt,
điền thông tin chi tiết của họ rồi lên đường khởi hành thôi! Chính sách di cư của
PiS [đảng cầm quyền] là vậy đó,” Donald Tusk, lãnh đạo của đảng đối lập Civic
Platform viết trên X (trước đây là Twitter).
Theo truyền thông Ba Lan, vụ việc không chỉ
liên quan tới visa nhập cảnh vào khối Schengen mà Ba Lan là thành viên, mà còn
có thể liên quan tới Hoa Kỳ.
Trang Onet.pl nêu cáo buộc rằng Thứ trưởng
Piotr Wawrzyk, người vừa bị sa thải và “nhập viện vì lý do sức khoẻ” chắc hẳn
phải biết về một đường dây cấp thị thực châu Âu cho người di cư châu Á và châu
Phi để họ tới Mexico rồi trốn vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Còn nhà báo Patryk Slowik viết cho trang wp.pl thì nói theo điều tra của ông “toàn bộ
lãnh đạo Bộ Ngoại giao Ba Lan phải biết về vụ tham nhũng visa này từ lâu”.
Các báo Ba Lan yêu cầu chính quyền rà soát lại
hoạt động lãnh sự ở các đại sứ quán nước này tại châu Á, châu Phi.
“Vụ việc đang hủy hoại danh tiếng của đất nước
chúng ta, vốn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng dân chủ thế giới tự
do, và gây nguy hiểm cho an ninh của chúng ta, do đó nó phải được giải thích cặn
kẽ,” ông Grodzki, Chủ tịch Thượng viện Ba Lan, phát biểu trên truyền hình hôm
thứ Sáu.
"Đây là vụ bê bối lớn nhất mà chúng ta phải
đối mặt trong thế kỷ 21. Tham nhũng ở cấp chính quyền cao nhất, mang đến mối đe
dọa trực tiếp cho tất cả chúng ta."
Bộ trưởng Tư pháp Zbigniew Ziobro sau đó nói
trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức nhà nước TVP Info rằng ông Grodzki
đang phóng đại vấn đề.
CBA cho biết họ biết đến chuyện này lần đầu
tiên vào tháng 7/2022 và đã nỗ lực xác minh kể từ đó.
Vụ bê bối có nguy cơ làm hoen ố lập trường chống
nhập cư của PiS trước cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra trong một tháng nữa.
PiS đang tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ ba, điều
chưa từng xảy ra, và mặc dù họ hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng
không rõ liệu họ có thể giành được đa số hoàn toàn mà họ cần để nắm quyền hay
không
-------------------------
TIN LIÊN QUAN
·
Người Việt ở Ba
Lan: 'Vì sao phải biểu tình chống lạm thu và tham nhũng?'
13 tháng 3 năm 2023
·
Ba Lan đang cần nhiều
lao động từ Việt Nam
22 tháng 5 năm 2019
·
Thứ trưởng Ba Lan mất chức
vì muốn lao động VN
17 tháng 9 năm 2018
·
Thành triệu phú VN thời
'lấy xẻng xúc vàng' ở Đông Âu
1 tháng 3 năm 2020
No comments:
Post a Comment