Chi
gần 10 tỷ đô la Mỹ để ‘đổi mới chương trình giáo dục’, nhưng ‘mèo lại hoàn
mèo’!
Lê Thiệt -
Saigon Nhỏ
24 tháng 9, 2023
.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/03-giao-duc-1.jpg
Trong 8 năm qua, tổng kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông đã tốn hơn210 nghìn tỷ đồng (gần 10 tỷ đô la Mỹ) – Ảnh:
Thanh Niên
Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, Trong 8 năm (từ
năm 2015 đến 2022), Nhà nước đã ưu tiên bố trí hơn 210.000 tỷ đồng (gần 8 tỷ đô
la Mỹ) để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đổi mới “còn nhiều bất cập”.
Một chuyên gia về giáo dục cho rằng cách dùng
từ “còn nhiều bất cập” để đánh giá chương trình đổi mới này của Bộ GD&ĐT là
cách dùng từ “láu cá, khôn vặt”, thậm chí có thể nói theo cách nhìn của Giáo
sư Hồ Ngọc Đại: Chúng nó làm như thế chỉ
mới mục đích duy nhất là chia tiền.
Theo báo Dân Trí, trong giai đoạn 2015-2022, tổng
kinh phí đã bố trí là 213.449 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngân
sách này vẫn chưa bảo đảm được đầy đủ nhu cầu đầu tư để thực hiện đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT). Hầu hết các địa phương,
nhất là những nơi chưa cân đối được ngân sách, gặp khó khăn về kinh phí đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Vẫn theo đánh giá trên, việc triển khai một số
chương trình, đề án còn hạn chế. Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP)
và Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) có tỷ lệ giải ngân thấp và
tiến độ thực hiện chậm. Thậm chí, đã phải hủy vốn đầu tư, số kế hoạch vốn đầu
tư hoàn trả lớn.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/03-giao-duc-2.jpg
Sách giáo khoa chỉ dùng 1 năm rồi bỏ – Minh họa: Thanh Niên
Một số hạn chế khác như: 3 nội dung trong các
chương trình thành phần chưa hoàn thành; một số nội dung của dự án không thực
hiện được toàn bộ các hoạt động theo thiết kế.
Báo cáo cho biết dù đã nỗ lực và tăng cường về
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhưng thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu
theo tiêu chuẩn đã ban hành. Số phòng học hiện còn thiếu đã lên đến hơn 63 ngàn
phòng, dù số lượng giáo viên có tăng nhưng hiện vẫn thiếu hơn 62 ngàn giáo
viên.
Trước những thực trạng trên, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội đã đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục
hạn chế để thực hiện tốt đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.
Dư luận không đồng tình với bản báo cáo này,
vì nó vẫn còn chung chung, và không chỉ rõ những ai phải chịu trách nhiệm về
chi tiêu khổng lồ này, nhưng cuối cùng “mèo vẫn hoàn mèo”, thậm chí bộ lông của
“con mèo giáo dục” còn tả tơi hơn trước đó.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/09/03-giao-duc-5.jpg
Biếm họa vềgiáo
dục
Dự luận còn chỉ thẳng người từng đứng đầu Bộ
GD(ĐT là ông Phùng Xuân Nhạ, phải chịu trách nhiệm chính, thế nhưng hiện ông ta
vẫn an toàn trong sự bao bọc, che chở của Trung ương Đảng CSVN)
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội bày tỏ sự kinh bỉ
các quan chức ngành giáo dục, với những từ ngữ phẫn nộ như: “Gần 10 tỷ USD . Một
con số kinh khủng, mà vẫn không hoàn thiện sách giáo khoa… Chúng nó ăn trên
xương máu nhân dân”.
Hoặc nói về lãnh đạo Bộ GD&ĐT, một
Facebooker viết: “Xâm phạm tài sản nhân dân trắng trợn như thế cho một việc
không có ích gì cho họ thì còn từ gì khác: KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN”.
Thực ra, nghi vấn lãnh đạo Bộ GD&ĐT lợi dụng
đổi mới chương trình giáo dục đã được đề cập từ 5, 6 năm trước, và chính cựu Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đồng tình. Thế nhưng, cho đến nay, vẫn chưa có
cơ quan thanh tra nào “đụng” được một sợi tóc của ông Phùng Xuân Nhạ, nhân vật
chính trong “công cuộc đổi mới toàn diện nên giáo dục Việt Nam”.
No comments:
Post a Comment