Các công ty điện tử Trung Quốc
sẽ lợi dụng Việt Nam để ‘núp bóng’
Người Việt
September 24, 2023
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/cac-cong-ty-dien-tu-trung-quoc-se-loi-dung-viet-nam-de-nup-bong/
BẮC KINH,
Trung Quốc (NV) .- Khi Mỹ giúp Việt Nam thành trung tâm sản xuất
điện tử trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các công ty điện tử Trung Quốc sẽ chạy
theo núp bóng.
Tờ South China Morning
Post ngày Thứ Bảy 23 Tháng Chín dẫn ý kiến của một số chuyên viên trong ngành để
nhận định như vậy sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa hẹn yểm trợ nhiều hơn nữa
để Việt Nam phát triển “điện toán đám mây, mạch bán dẫn và trí thông minh nhân
tạo”.
Nhân công kiểm soát chip điện tử tại một công ty ở
thành phố Túc Thiên (Suqian) tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty
Images)
Khi ký thỏa hiệp nâng cấp mối quan hệ với Việt
Nam thành “Đối tác chiến lược toàn diện”, Tổng thống Joe Biden ngày 10 Tháng
Chín cam kết giúp Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt
về kỹ nghệ điện tử. Điều này giúp nước Mỹ giảm lệ thuộc vào kỹ nghệ điện tử
Trung Quốc, đồng nghĩa với giảm sự lấn át của kỹ nghệ điện tử Trung Quốc.
Theo SCMP, nhiều nhà phân tích liền nhìn thấy
ngay mặt trái của vấn đề Mỹ muốn “thoát Trung” bằng cách đa dạng hóa nguồn cung
cấp hoặc khuyến khích họ chạy về Mỹ, hoặc sang các quốc gia khác trong đó có Việt
Nam. Tương kế tựu kế, các công ty Trung Quốc sẽ sử dụng Việt Nam và những quốc
gia kia để “tái xuất cảng” sang Mỹ.
Khi Tổng thống Donald Trump mở chiến dịch đánh
thuế quan nhập cảng trừng phạt nhiều loại hàng hóa của Trung Quốc trong cuộc
thương chiến kéo dài từ năm 2018 sang tới Tổng thống Biden, nhiều loại hàng hóa
tiêu dùng của Trung Quốc, sản xuất ở Trung Quốc, đã được vận chuyển sang Việt
Nam nhưng nhãn hiệu đều ghi là “Made In Vietnam” để trốn thuế quan trừng phạt của
chính phủ Mỹ.
Những lô hàng này không thể qua mặt viên chức thuế
quan chính phủ Mỹ nên phần nhiều đã bị chặn lại và phạt các công ty Việt Nam.
Hoặc khéo léo hơn, Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam các bộ phận rời, hoặc sơ
chế nguyên liệu, rồi tại đây hoàn tất các công đoạn lắp ráp sản phẩm để xuất cảng
sang Mỹ và các nước khác.
Tuần trước Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina
Raimondo thảo luận với Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính tìm biện pháp thúc đẩy thỏa
hiệp đối tác chiến lược toàn diện, gồm cả việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế
thị trường để nước này được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hơn.
Alicia García-Herrero, kinh tế gia trưởng của
ngân hàng đầu tư Pháp Natixis cho rằng trong khi Trung Quốc “hiện diện nhiều
hơn Mỹ tại Việt Nam” xét trên mặt đầu tư và số công ty đầu tư sản xuất tại Việt
Nam, một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu chủ trương của ông Biden thúc đẩy các
công ty Mỹ ở Trung Quốc chạy sang Việt Nam “có đẩy Trung Quốc ra khỏi Việt Nam”
hay không.
“Điều này rất khó. Theo tôi, Việt Nam sẽ chơi
trò bắt cá hai tay, nhưng tôi tin chính phủ Mỹ sẽ đòi Việt Nam tăng cường quy định
về xuất xứ sản phẩm. Nghĩa là Việt Nam không thể xuất cảng sản phẩm Trung Quốc
đội lốt Việt Nam được nữa.” Bà García-Herrero nói. “Đây là sự thiệt hại lớn cho
các công ty Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam”. Bà biết rằng lý do chính để nhiều
công ty Trung Quốc chạy sang Việt Nam mở cơ sở sản xuất là để tránh bị Mỹ áp đặt
thuế quan trừng phạt.
Một cơ sở khổng lồ của hãng điện tử TSMC tại thành phố Nam Ninh tỉnh
Giang Tô Trung Quốc. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Mối quan hệ kinh tế giữa Washington và Hà Nội
dự trù sẽ gia tăng trong những ngày tháng sắp tới khi Mỹ và các nước Tây phương
tìm các đối phó với các tai hại tùy thuộc hoàn toàn vào các nhà máy tại Hoa lục.
Tuy nhiên, CSVN lại phải cố đối phó với các áp lực thiệt hại bởi các tranh chấp
địa chính trị khi sống bên cạnh láng diềng khổng lồ.
Khi đến Hongkong tham dự một hội nghị thượng đỉnh
về chương trình “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc ngày 13 Tháng Chín vừa
qua, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư CSVN Nguyễn Chí Dũng vẫn nói rằng vấn đề tái cầu
trúc hệ thống cung ứng toàn cầu là “cơ hội mở ra gia tăng hợp tác” giữa Trung
Quốc với Việt Nam và các nước khu vực ASEAN. Ông ta hô hào “hợp tác chính sách”
nhiều hơn nữa giữa các nền kinh tế từ hải cảng thương mại tự do đến kinh tế kỹ
thuật số.
“Việt Nam không thể tách khỏi Trung Quốc.”
Zachary Abuza, giáo sư tại Học viện Chiến tranh ở Washington nói với báo SCMP
cách đây 3 ngày. Theo ông Việt Nam tùy thuộc phần lớn vào nguyên liệu và bộ phận
rời nhập cảng từ Trung Quốc để sản xuất và xuất cảng. Đó là lý do Việt Nam luôn
luôn bị thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc.(TN)
No comments:
Post a Comment