Nguyễn Khắc Mai
06/09/2023
https://baotiengdan.com/2023/09/06/danh-trong-bo-dui/
Tôi viết
nhận xét ngắn này tặng riêng anh Võ văn Thưởng
và tất cả các anh chị lãnh đạo cao thấp của
nước ta, những người đã đi đánh trống khai giảng
năm học mới 1923-1924, nhân ngày khai trường.
Tôi thấy hình ảnh họ rất đẹp, lời phát biểu
cũng có cánh. Và tôi có cảm giác vì có cánh, nên những lời ấy đã vụt bay mất
hút, không để lại chút ấn tượng nào cho thiên hạ!
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-15.jpg
Ảnh: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng
năm học 2023-2024 của Trường PTDT nội trú tỉnh Gia Lai. Nguồn: TTXVN
Tôi chợt nhớ câu tục ngữ: “Đánh trống bỏ dùi”
của ông bà ta bao đời. Họ lấy hình ảnh người đánh trống. Cố nhiên đáng trống
xong, dù là trống chầu, trống trường, trống lệnh, trống thu không, trống lễ hội
v. v… Đánh xong thì không ai lại cứ cầm mãi cái dùi trống làm gì.
Nhưng cái hình tượng ấy lại được chuyển vào một
ngụ ý rất triết học. Để nói về một hiện tượng tâm lý xã hội. Việc làm bết bát,
không đến đầu đến đũa, không đến nơi, đến chốn. “Đánh trống bỏ dùi” trở thành một
tục ngữ, một thành ngữ để nói cái hiện tượng và hành vi xã hội của con người.
Tôi thấy, chưa bao giờ câu tục ngữ ấy lại có
được sự minh họa hết sức cụ thể, rất rõ ràng, như trong trường hợp những người
đi đánh trống khai giảng. Tôi nhớ ngày trước đi học, tôi chưa hề thấy bất cứ cụ
tuần, cụ sứ, quan huyện, quan đốc nào đi đánh trống khai giảng cả. Tôi nhớ vào
năm học lớp ba trường huyện, tôi đã được thầy hiệu trưởng giao cho đánh hồi trống
khai giảng, và cũng đôi lần trong năm học được cắt cử đánh hồi trống vào học,
và hết giờ học. Học trò luân phiên nhau làm việc ấy hoặc bác cai trường. Còn nhớ
bài “Xuân đi học”, có câu: “Trống chưa nghe đánh đến trường làm chi”.
Tôi dám đoán với tất các
bạn rằng, họ đánh xong bỏ dùi và không hề nghĩ tới giáo dục nữa. Họ quên giáo dục
ngay lập tức, quên chuyện lương không đủ sống của giáo viên, quên chuyện phải
đóng góp méo mặt của phụ huynh học sinh, quên luôn chuyện sách giáo khoa bất hợp
lý, quên cả trường lớp trên vùng cao nơi đồng bào các dân tộc ít người đang
sinh sống. Đặc biệt họ cũng quên luôn việc học hành của họ. Nên nhiều người chẳng
những viết không thành câu, nói năng kém văn hóa, mà việc tu thân, tề gia của họ
rất bê bối.
Chưa bao giờ tôi thấy họ đã minh họa một cách
sinh động, đầy ấn tượng như thế về một câu tục ngữ: “Đánh trống bỏ dùi”!
-------------------
2 comments
Tôi đã đi học thời VNCH , rất buồn khi
nền giáo dục ấy bị giục thùng rác , thật tình tôi không hiểu sao
lại như thế , Nguyễn Thị Kim Ngân cũng học dưới mái trường VNCH ,sao
không biết đâu nên giử , đâu nên bỏ , nói thì đụng chạm , chứ ba đời
bần cố nông , hồng hơn chuyên thì sự học , trí thức là kẻ thù ,bị
Nga Tàu , nó hại mà cứ theo là sao ?chê VNCH thì phải làm gì cho hơn
, sao lại vô học như thế ,bây giờ Mẽo nó qua , nó cần kỷ sư , vậy
lấy đâu ra ?lấy ba đời bần cố nông ra dọa nó sao ?Thành thật cám ơn
ông Nguyễn Khắc Mai ,
.
Cô em Ngân cũng chỉ là một kẻ tham nhũng Quyen
lực nên quên hết những cái hay cái đẹp ngày xưa ấy.
.
Hoan hô Tiên sinh Nguyễn Khắc Mai về bài viết.
Nhưng tiểu đệ xin góp một ý nhỏ,
Tiên sinh viết " Họ quên giáo dục ngay lập tức, quên chuyện lương không đủ
sống của giáo viên, quên chuyện phải đóng góp méo mặt của phụ huynh học sinh,
quên luôn chuyện sách giáo khoa bất hợp lý, quên cả trường lớp trên vùng cao
nơi đồng bào các dân tộc ít người đang sinh sống...."
Đúng là họ quên ngay lập tức chuyện lương của giáo viên, chuyện phải đóng góp
méo mặt của phụ huynh, chuyện sách giáo khoa v.v..., nhưng "họ không quên
giáo dục" mà còn cố tình bắt giáo dục làm theo ý chủ quan của họ, phản dân
chủ, phản khoa học, phản giáo dục, phản tiến bộ, bắt giáo dục phải phục vụ cho
chính trị của họ, làm cho giáo dục và đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, có
tác hại rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
No comments:
Post a Comment