VAY
VỐN NGÂN HÀNG ĐEM CHÔN VÔ BÊ TÔNG CỐT THÉP!
10 ngày
trước, tôi đi du lịch Huế - Đà Nẵng thấy khắp nơi đều là công trường. Phía Đông
đường từ trung tâm TP ĐN về tới Hội An là những nhà cao tầng và biệt thự đang
xây chạy ra tới bờ biển. Mới đây, nhìn thấy hình “hòn non bộ” nhốt núi ở Quảng
Ninh, mới giật mình, vịnh Hạ Long cũng bị lấn biển để phân lô bán nền.
Tháng trước
đi Cần Thơ, tôi cũng thấy cao ốc, biệt thự mọc lên như nấm sau mưa. Ở huyện Nhà
Bè, hai bên đường Nguyễn Hữu Thọ trước đây là rừng bần và dừa nước bây giờ là
cao ốc và nhà liền kề. Vốn đổ vào các công trình xây dựng rất khủng khiếp.
Nhưng, tiết
lộ của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN mới đáng sợ!
Hiệp hội đã khảo sát hơn 2.000 doanh nghiệp xây dựng có đến 90% doanh nghiệp có
vốn đăng ký 100 tỷ đồng trở lại. Đặc thù doanh nghiệp xây dựng là quy mô vốn nhỏ,
chủ yếu sử dụng vốn vay ngân hàng và vốn tạm ứng của chủ đầu tư. Doanh nghiệp
phải làm xong dự án mới được thanh quyết toán.
Nhưng, chủ
đầu tư công trình vốn ngân sách luôn chậm thanh toán từ 1 đến 5 năm. Còn trong
các chủ đầu tư vốn ngoài ngân sách, có 20% - 30% không có khả năng trả nợ. Có
chủ đầu tư bán xong nhà, nhưng nhất quyết không thanh toán cho nhà thầu hoặc trả
nhà thầu bằng sản phẩm nhà!
Vì thế,
các nhà thầu xây dựng phải vay ngân hàng lãi suất cao 9%- 10%/năm. Số nợ gấp đôi vốn mình có nên làm không đủ.
Doanh nghiệp lấy nợ mới trả nợ cũ, nợ chồng nợ. 100% công ty xây dựng đều có nợ
đọng. Cty xây dựng Trường Sơn vốn đăng ký 800 tỷ đồng nhưng nợ đọng xây dựng
lên tới 1.600 tỷ đồng. Tổng Cty Lilama nợ đọng xây dựng lên tới 1.900 tỷ đồng.
Ông Hiệp kể
còn thiếu, các đại gia chủ đầu tư BĐS lớn đều dùng mánh thủ tục quyết toán để
không trả nợ nhà thầu. Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư giải thể BQL dự
án, các kỹ sư giám sát công trình (làm thuê cho chủ đầu tư) bỏ đi làm công
trình khác. Nhà thầu phải đi tìm cho đủ các KS giám sát ký xác nhận khối lượng
thì mới được thanh quyết toán!
Tóm lại, vốn
ngân hàng đem chôn vào bê tông rất lớn, nếu 90% nhà thầu vốn từ 100 tỷ trở xuống
phá sản thì hệ thống ngân hàng sẽ ra sao?
.
Doanh
nghiệp xây dựng bị nợ đọng gấp đôi vốn tự có
Tiền Phong Online
10/08/2022
| 18:35
https://tienphong.vn/doanh-nghiep-xay-dung-bi-no-dong-gap-doi-von-tu-co-post1460539.tpo
.
.
Nghe bác kể mà thấy tình hình VN giống y hệt TQ. Nhiều tập
đoàn bđs lớn ở nước họ cũng bị phá sản vì nợ quá nhiều, đến khi chính phủ siết
chặt quản lý thì vỡ nợ ngay lập tức
.
Bên Tàu+ cách đây hai chục năm vẫn còn tư duy chờ nhà
nước cấp nhà ở trong khi đó thì đất nền đã có hạ tầng điện,nước và
đường riêng đầy đủ mà cũng bỏ hoang!
No comments:
Post a Comment