Nạn
hành hung y, bác sĩ tại các bệnh viện: vì sao ngày càng nhiều?
RFA
2022.08.16
Bên trong một bệnh viện công ở TP.HCM. Reuters
Hôm 9
tháng 8 năm 2022, Bộ Y tế ra văn bản số 4245/BYT-KCB về việc tăng cường phối hợp
bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện. Bộ Y tế liệt kê một số trường hợp người
nhà, người bệnh tấn công y, bác sĩ ngay tại bệnh viện và đề nghị Bộ Công an xử
lý nghiêm và truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có phạm tội) những người hành
hung bác sĩ.
Bộ Y tế
cũng yêu cầu tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự tại
các khu vực có bệnh viện lớn, có lượng người đến đông khám bệnh, chữa bệnh; thiết
lập đường dây nóng của lực lượng Cảnh sát cơ động và cơ quan công an gần nhất
cho bệnh viện để kịp thời hỗ trợ trước các tình huống nguy hiểm.
Có thể kể
ba trường hợp người nhà, người bệnh hành hung y bác sĩ chỉ trong khoảng 10
ngày. Vụ thứ nhất xảy ra hôm 27/7/2022 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia
Định, Thành phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ bị người nhà một bệnh nhi dùng lời lẽ lăng
mạ, đe dọa và bóp cổ, tấn công vì cho rằng bệnh viện không cứu chữa kịp thời
cho bệnh nhi bị hóc xương. Vụ thứ hai xảy ra ngày 30/7/2022, tại khoa ngoại chấn
thương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Một bệnh nhân cầm dao rượt đuổi nhân
viên y tế. Vụ thứ ba xảy ra ngày 6/8/2022, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân
Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh. Một bác sĩ bị tấn công bởi một vật bằng sắt nhọn.
Lên tiếng
với truyền thông nhà nước, Giám đốc BV Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí
Minh) cho biết, bệnh viện đã đề xuất với công an phường nghiên cứu cung cấp chiếc
khiên để tại khoa cấp cứu của bệnh viện để nhân viên y tế có cái để đỡ khi bị tấn
công. Cơ quan công an có thể cấp mũ có mặt nạ và áo giáp để bộ phận bảo vệ sử dụng
khi tiếp cận người dùng hung khí tấn công nhân viên y tế, trong khi chờ công an
tới.
Vì sao lại
có hiện tượng người nhà bệnh nhân, hay chính bệnh nhân tấn công người đang cứu
chữa cho mình như thế?
Bác sĩ Đinh Đức Long nêu quan điểm của ông:
“Phải
nói thẳng bệnh viện là một cái xã hội thu nhỏ. Ngoài xã hội có cái gì thì trong
bệnh viện có cái nấy. Người nhà bệnh nhân cũng có người nọ người kia. Người ta
đang ở trạng thái thứ nhất là người nhà đang bị bệnh cấp cứu, tâm lý họ bị kích
động. Thứ hai, bản thân một số người trình độ có hạn, xuất xứ nhân thân thì có
người tử tế có người không. Thứ ba, cách ứng xử của người bác sĩ và nhân viên y
tế không khéo khiến người ta bức xúc. Đó gọi là kỹ năng mềm.
Bệnh viện
nào cũng có người bảo vệ. Người bệnh vào khám bình thường thì khác nhưng vào cấp
cứu thì chỉ người bệnh mới được vào. Những người khác không liên quan thì ở
ngoài chờ. Khi cần bác sĩ sẽ gọi. Phải cách ly người ta ra thì kể cả người ta
có muốn cố tình gây sự cũng không có cơ hội. Người ta chỉ đánh được mình khi
người ta có cơ hội tiếp cận mình thôi. Chặn họ không cho tiếp cận thì làm
sao họ đánh mình được.”
Là một người
thường xuyên đưa mẹ già đi bệnh viện, cô
Tuyết nêu trường hợp cô tận mắt chứng kiến người bệnh lớn tiếng chửi bới
nhân viên y tế:
“Những
người có bảo hiểm y tế thì chỉ phải trả 20% cho bệnh viện, 80% còn lại bệnh viện
phải chờ lấy từ công ty bảo hiểm nên bệnh viện không thích. Họ chỉ ưu tiên cho
những người chi trả 100% chi phí tại bệnh viện, tức những người không có bảo hiểm
y tế. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.
Những
người nghèo phải phụ thuộc bảo hiểm thì họ mặc kệ, cho đợi hoài nên người ta bức
xúc người ta chửi, thậm chí đánh nhân viên y tế luôn.”
Văn bản số
4245 mà Bộ Y tế mới ban hành cũng hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trang bị
các thiết bị kỹ thuật bảo đảm an ninh, bảo vệ tại bệnh viện; phối hợp tập huấn,
nâng cao trình độ bảo vệ, phản ứng nhanh với các tình huống gây rối, đánh nhau,
hành hung tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ
đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực có bệnh viện lớn, có lượng người đến
đông khám bệnh, chữa bệnh.
Theo Bác sĩ Nguyễn Viên, làm việc tại Bệnh
viện Nhi đồng 2, việc nhân viên y tế, bác sĩ bị hành hung không phải là chuyện
mới. Nguyên nhân phần lớn là do sự quá tải của bệnh viện công gây bức xúc cho
người nhà bệnh nhân. Thêm vào đó là luật pháp chưa nghiêm minh. Ông nói:
“Trước
đây cũng đã từng xảy ra những sự việc đó nhưng bây giờ nó nhiều hơn. Theo tôi,
những thành phần mà tấn công nhân viên y tế và bác sĩ là những người hồ đồ, là
thành phần bất hảo. Một người bình thường luôn có sự tôn trọng đối với nhân
viên y tế hay bác sĩ. Mặc dù hệ thống y tế công quá tải nên sự chăm sóc không
chu đáo, bệnh nhân phải chờ đợi lâu, thêm vào đó, có những trường hợp cấp cứu
nhưng nhân viên y tế không nhận ra khiến bệnh nhân bực bội. Nhưng dù sao cũng
không thể chấp nhận người nhà bệnh nhân dùng hành động côn đồ để tấn công bác
sĩ. Đó là chuyện không thể chấp nhận được và pháp luật cũng phải nghiêm túc
trong việc này.”
Để ngăn chặn
tình trạng này, theo bác sĩ Nguyễn Viên, chính mạng xã hội là một kênh có thể
truyền tải những ý kiến lên án nhưng hành động sai trái của cả người nhà bệnh
nhân lẫn nhân viên y tế. Chính những ý kiến khác biệt mới là điều tốt cho xã hội
phát triển. Các bác sĩ, nhân viên y tế phải học hỏi cách ứng xử lịch sự, văn
minh từ các bệnh viện tư để cạnh tranh, vì thực chất bệnh viện công phải tự chủ
về tài chánh rất nhiều.
Mỗi khi xảy
ra một vụ bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung thì dư luận lại bày tỏ sự phẫn
nộ. Một loạt các đề xuất được đưa ra song dường như đâu lại vào đấy.
Năm 2018,
khi liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành bác sĩ tại bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế
lúc đó là bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã phải đề nghị lực lượng công an lập chốt
trong bệnh viện.
-------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
Điểm
nghẽn nào trong “tự chủ toàn diện” tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam?
Từ
bệnh nhân người Anh nhìn về những bệnh nhân trong nước
Việt
Nam có đủ năng lực để đón 20000 người từ vùng dịch về “tránh dịch”?
Yêu
cầu tự do ngôn luận qua cái chết của bác sĩ cảnh báo dịch
Cơ
sở vật chất ngành Y tế Việt Nam và năng lực chống chọi virus corona?
No comments:
Post a Comment