Đại diện ETU nói về vụ
xử các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương
BBC News Tiếng Việt
11 tháng
8, 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62501918
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16163/production/_126276409_moitruong.jpg.webp
Nhà
hoạt động môi trường Đặng Đình Bách (trái) và Mai Phan Lợi
Ngày
11/8/2022, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội có phiên xử ba nhà hoạt động môi trường Đặng
Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương.
Cả ba đều
bị cáo buộc trốn thuế.
Tin trong
ngày trên các báo Việt Nam cho hay ông Mai Văn Lợi, 51 tuổi, "được tòa cấp
phúc thẩm giảm án từ 48 tháng tù xuống còn 45 tháng tù".
Còn ông Bạch
Hùng Dương 'bị Viện Kiểm sát xác định đã thực hiện chỉ đạo của Mai Phan Lợi
không kê khai nộp thuế. Do vậy ông Dương phải chịu trách nhiệm hình sự với vai
trò đồng phạm giúp sức cho ông Lợi trốn thuế", báo Tuổi
Trẻ đăng tin.
Ông Mai Phan Lợi bị án
tù 4 năm vì tội 'trốn thuế'
VN: Về kiến nghị bỏ các
điều 109, 117 và 331 Bộ Luật hình sự VN
Vì sao chính phủ VN vẫn
nhìn ‘nhân quyền’ rất khác thế giới?
Trong đó,
ông Mai Phan Lợi và ông Đặng Đình Bách là thành viên Ban Điều Hành Mạng lưới
VNGO-EVFTA, gồm bảy tổ chức xã hội dân sự, có mục đích phổ biến thông tin về Hiệp
định Thương mại Tự do Liên Âu - VN (EVFTA).
Cả hai ông
được cho là bị bắt sau khi nộp đơn xin làm thành viên 'Ban Cố vấn trong nước
(DAG) của EU'. Đây là nhóm gồm các tổ chức xã hội dân sự độc lập, được hình
thành theo qui định của EVFTA.
Ông Mai
Phan Lợi là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng
(MEC) nơi ông Bạch Hùng Dương làm giám đốc.
Một loạt
các nhà hoạt động môi trường đã bị bắt giữ trong thời gian gần đây, sau ba ông
Bách, Lợi, Dương, vụ bắt giữ 'anh hùng khí hậu' Ngụy Thị Khanh hồi đầu năm nay
gây xôn xao dư luận quốc tế.
Bà Judith
Kirton-Darling, Phó Tổng thư Ký Liên minh Thương mại châu Âu (European Trade
Union), đồng thời là chủ tịch DGA, trả lời BBC News Tiếng Việt trước phiên tòa.
Bà
Judith Kirton-Darling, Phó Tổng thư Ký Liên minh Thương mại châu Âu (European
Trade Union)
BBC: Bà
đã từng viết thư kêu gọi Ủy ban Châu Âu nêu vấn đề với giới chức Việt Nam và
yêu cầu họ giải thích về việc giam giữ các nhà hoạt động môi trường. Phản hồi của
Ủy ban Châu Âu là gì?
Với sự hậu
thuẫn triệt để của các thành viên Ban Cố vấn trong nước (DAG) của EU, với tư
cách là Chủ tịch, tôi đã liên tục nêu quan ngại về trường hợp của Đặng Đình
Bách và Mai Văn Lợi kể từ khi họ bị bắt vào năm ngoái, và cũng nêu quan ngại
vào tháng Hai năm nay về vụ bắt giữ bà Ngụy Thị Khanh.
Những quan
ngại này đã được chính thức nêu ra với cả Ủy ban Châu Âu và các cơ quan chức
năng của Việt Nam (bằng lời trong các cuộc họp của DAG tại EU với đại sứ Việt
Nam và tại Diễn đàn Xã hội Dân sự đầu tiên của Hiệp hội Thương mại Tự do (FTA)
vào tháng 11 năm ngoái, cũng như qua một loạt lá thư). Tôi gửi kèm theo các câu
trả lời bằng văn bản mà chúng tôi nhận được từ Ủy ban Châu Âu.
.
BBC: Bà
có ý kiến gì về thực tế là EU vẫn ký EVFTA với Việt Nam bất chấp việc các tổ chức
quốc tế lên tiếng quan ngại về việc Việt Nam đàn áp giới hoạt động?
Có những
quan điểm khác nhau trong Ban Cố vấn Trong nước của EU (DAG) về EVFTA, do đó
tôi chỉ có thể trả lời theo quan điểm cá nhân.
Cho đến
ngày 31/1/2020, tôi là một Thành viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng Lao động của
Vương quốc Anh và là Báo cáo viên đặc biệt của Nghị viện Châu Âu vào thời điểm
EVFTA được phê chuẩn (mặc dù Brexit xảy ra vào thời gian Uy ban châu Âu có các
cuộc bỏ phiếu toàn thể).
Trong nhiều
năm, tôi đã liên tục nêu lên những lo ngại về không gian xã hội dân sự ở Việt
Nam, trước khi EU phê chuẩn EVFTA, và đóng vai trò là công cụ giúp Chính phủ Việt
Nam vạch ra lộ trình phê chuẩn các công ước cơ bản nổi bật của Liên đoàn Lao động
Quốc tế (ILO).
Tuy nhiên,
nhìn chung, tôi không cảm thấy rằng chúng tôi có sự đảm bảo đầy đủ từ các cơ
quan chức năng Việt Nam về các quyền dân sự và chính trị trong nước và do đó
tôi đã bỏ phiếu trắng trong ủy ban EVFTA.
Đã có những
diễn biến đáng lo ngại trước khi phê chuẩn EVFTA và tình hình vẫn rất đáng lo
ngại. Nhiều cam kết đã được trao cho các thành viên Nghị viện châu Âu - Tôi hy
vọng rằng các nghị sỹ sẽ yêu cầu các cam kết này được thực hiện đúng hạn.
Trong
EVFTA, có quá ít phương tiện để thực thi cam kết của hai đối tác thương mại là
Việt Nam và EU trong vấn đề tạo không gian cho xã hội dân sự.
Gần đây, Ủy
ban châu Âu đã đề xuất rằng cần có các lệnh trừng phạt thương mại nếu Việt Nam
vi phạm các quyền của xã hội dân sự. Nhưng điều này không được thực hiện với
các hiệp định thương mại (FTA) hiện có như EVFTA.
DAG là một
công cụ để nêu lên các mối quan ngại và cố gắng tăng cường sức ảnh hưởng, nhưng
nó vẫn chưa phải là một công cụ tối ưu.
.
BBC: Theo
bà, EU và các tổ chức quốc tế có liên quan cần có những hành động nào trong
tương lai để đảm bảo rằng các nhà hoạt động được bảo vệ ở Việt Nam?
Chúng ta cần
EU mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ nhân quyền và bảo vệ các nhà hoạt động môi
trường.
Việc rà
soát các chương về thương mại và phát triển bền vững nêu trên (và việc gia hạn
các biện pháp trừng phạt) cần được giải quyết bằng cách sửa đổi các FTA hiện
có, đặc biệt là với Việt Nam.
Các cam kết
được đặt ra một cách thiện chí phải được thực hiện trên thực tế.
.
BBC:Bà
có nghĩ sẽ có một cuộc trao đổi nào đó giữa chính phủ Việt Nam và EU, hoặc Hoa
Kỳ, để những nhà hoạt động này, đặc biệt là bà Ngụy Thụy Khanh, được trả tự do?
Như bạn có
thể thấy từ bức thư, EU (từ Brussels nhưng cũng có phái đoàn EU tại Hà Nội) đã
nêu ra quan ngại về các nhà hoạt động này. Tôi biết từ cả thời gian còn ở Nghị
viện châu Âu và bây giờ ở DAG rằng phái đoàn EU giám sát rất chặt chẽ các trường
hợp của các nhà hoạt động bị nhắm mục tiêu, kêu gọi đối xử tốt hơn và trả tự do
cho họ.
Đây là
công việc ít được chú ý, ở một góc độ nào đấy, nhưng vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên,
tôi tin rằng cần phải lên tiếng mạnh mẽ và công khai hơn về tình trạng này và
việc trả tự do cho các nhà hoạt động.
Đặc biệt,
có một mệnh lệnh đạo đức mạnh mẽ rằng cần phải lên tiếng đối với những trường hợp
này. Bởi vì, khó mà không thấy rằng việc bắt giữ họ liên quan đến hoạt động của
họ với EVFTA và nỗ lực của họ để tham gia Ban Cố vấn Trong nước của Việt Nam.
Tôi chắc rằng
các phái viên Hoa Kỳ cũng đang gửi những thông điệp tương tự. Những nỗ lực mang
tính phối hợp nhiều hơn giữa các đối tác thương mại đối với Chính phủ Việt Nam
là một phương tiện chính để tăng cường sức ảnh hưởng- điều này chắc chắn đã
đóng một vai trò trong việc phê chuẩn các công ước chính của ILO.
.----------------
Xem
thêm:
EEAS nói về 'vi phạm
nhân quyền' còn VN muốn 'tiếp tục đối thoại'
Đảng Cộng sản Việt Nam ở đâu
trên thế giới?
Anh, Mỹ và nhiều tổ chức
quốc tế 'quan ngại', kêu gọi VN trả tự do cho bà Ngụy Thị Khanh
-----------------
TIN
LIÊN QUAN
Có phải xã hội Việt Nam
đang chỉ tiền hơn là nhân quyền và dân chủ?
18 tháng 3
năm 2021
.
Hồi ký Ted Osius: Nỗ lực
hòa giải với Việt Nam nhưng nhân quyền vẫn 'hóc búa'
17 tháng
11 năm 2021
.
EVFTA: Nghị viện EU
thông qua, Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu mừng vui
12 tháng 2
năm 2020
No comments:
Post a Comment