Vài
suy nghĩ về việc làm cho người hồi hương trong đại dịch
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2496210400512375
Ở nước ta, chưa có tranh cử phổ thông đầu phiếu
cho vị trí lãnh đạo cao nhất. Cho nên, tiêu chí tạo việc làm mới cho người dân
toàn quốc chưa bao giờ được đưa ra cam kết công khai trước quốc dân đồng bào.
Địa phương nào có lãnh đạo giỏi thì nhân dân địa
phương đó được nhờ. Trong số nhiều phương diện giỏi của lãnh đạo, có giỏi về tạo
việc làm mới, có giỏi về xây dựng thị trường lao động chuyên nghiệp.
VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN
ĐỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI HỒI HƯƠNG TRONG ĐẠI DỊCH
1. Chỉ tiêu tạo việc
làm mới là thước đo năng lực lãnh đạo
Tạo việc làm mới luôn là một tiêu chí cốt lõi,
nóng bỏng trong cương lĩnh tranh cử nguyên thủ quốc gia của mọi ứng viên ở các
nước phát triển. Giữ chức vụ tổng thống, thủ tướng để làm gì nếu không làm cho
dân giàu nước mạnh. Mà để dân giàu thì đầu tiên phải có việc làm. Việc làm mới
trước hết là dành cho thanh niên. Đó là việc làm mở đầu dành cho một thế hệ
thanh niên sau khi thôi học, dù đó là sau trung học phổ thông, sau học nghề,
cao đẳng, sau trường đại học, sau quân ngũ…thì ai ai cũng phải có việc làm. Việc
làm mang ý nghĩa đầu tiên trên con đường lao động dằng dặc nhiều năm cho tới cuối
đời. Việc làm đầu tiên trên hành trình lao động luôn có tác động không nhỏ lên
số phận của mỗi con người.
Trách nhiệm tạo việc làm mới, trước hết là
trách nhiệm của người đứng đầu quốc gia; sau đó mới là trách nhiệm của người đứng
đầu các bộ ngành, các địa phương; sau nữa mới là trách nhiệm của người đứng đầu
cơ sở.
Nhìn thấu đáo bản chất sự việc, để đi đến một
khẳng định hiển nhiên: chỉ tiêu tạo việc làm mới là thước đo năng lực lãnh đạo ở
mọi cấp bậc. Ở bình diện quốc gia, muốn trở thành nguyên thủ, phải xuất sắc
trong tạo việc làm mới cho xã hội. Tạo việc làm mới là tăng thu nhập, tăng GDP,
làm cho người lao động có kế mưu sinh, làm cho nền kinh tế quốc gia không ngừng
phát triển.
2. Đại dịch và vấn
đề việc làm của người hồi hương
Trong lịch sử hiện đại của Việt Nam đã có nhiều
cuộc di dân lớn. Chẳng hạn như cuộc di dân sau Hiệp định Genevo 20/7/1954, cuộc
di dân trước và sau ngày 30/4/1975. Nhưng tất cả đều là những cuộc di dân từ
quê nhà đi ra.
Trong mấy tháng vừa qua, từ tháng 5 cho đến
tháng 10 năm 2021, đại dịch Covid -19 đã đưa đến một cuộc di dân chưa từng có
trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc “trường chinh” trở về nhà từ
vùng dịch của cả triệu người Việt, hành trình dài từ vài chục km đến vài ngàn
km. Đó là cuộc di dân ngược chiều với tất cả các cuộc di dân trước đó: cuộc di
dân hồi hương.
Điều đặc biệt của cuộc di dân hồi hương này là
để trốn khỏi vùng đại dịch, là vì không có tiền bạc, không có lương thực, không
có việc làm để sống; là vì nguy cơ sẽ bị dịch nặng dẫn đến tử vong. Hồi hương
trong hoàn cảnh không có tiền tiêu, không có thức ăn. Hồi hương bằng xe máy và
cả đi bộ trên suốt hành trình hai ngàn km. Hồi hương trong hoàn cảnh không có tổ
chức, tự phát và hoảng loạn. Nên đã sinh ra các tình thế phức tạp, chưa từng có
trong thực tiễn, và khó đoán định.
Ở Nghệ An, chỉ tính riêng từ ngày 01/10 cho đến
17/10/2021 đã có 16 461 người hồi hương. Lãnh đạo và nhân dân Nghệ An đã có những
nỗ lực to lớn trong tổ chức đón tiếp hàng vạn đồng bào hồi hương từ TP HCM và
các tỉnh lân cận có dịch Covid -19 bùng phát lớn dài ngày. Chỉ tính riêng việc
xét nghiệm hàng ngàn người hồi hương mỗi ngày để xác định các bệnh nhân F0 đã
là một công việc phức tạp. Song song là việc cung cấp lương thực thực phẩm, chỗ
ăn ở cho người hồi hương…tất cả đòi hỏi phải huy động một khoản tài chính lớn,
cùng với sức người, các phương tiện là cả khối công việc lớn.
Nhưng sau khi đã hoàn thành khối công việc lớn
trên, không thể tiếp tục để hàng vạn người hồi hương ở mãi trong tình thế ngồi
chờ sống nhờ viện trợ nhân đạo. Phải giải quyết một vấn đề quan trọng không thể
né tránh: việc làm cho người hồi hương.
3. Gợi mở một số
giải pháp
Để giải quyết tốt vấn đề hồi hương trong đại dịch,
người lãnh đạo cần có tầm nhìn sáng để ra các quyết sách kịp thời đúng đắn. Sau
đây là một số gợi mở.
3.1. Huy động hỗ trợ toàn xã hội
Trong mọi tai hoạ, thiên tai hay nhân tai, huy
động hỗ trợ của toàn xã hội là biện pháp đầu tiên. Chỉ có toàn xã hội mới phản ứng
nhanh, kịp thời ở mọi nơi, và bao quát hết mọi chốn. Sức mạnh của toàn dân thể
hiện một hiệu quả tuyệt đối mà không lực lượng nào khác có thể so sánh được
chính là ở trong những tình huống khẩn cấp, đại hoạ.
Huy động sự hỗ trợ của toàn xã hội đã được thực
thi ở giai đoạn trước. Và không ngừng được thực thi trong suốt các giai đoạn về
sau. Huy động hỗ trợ toàn xã hội là phương châm hành động xuyên suốt trong mọi
tình huống hoạn nạn khẩn cấp. Càng huy động hỗ trợ toàn xã hội tốt bao nhiêu,
càng nhanh chóng giải quyết vấn đề bấy nhiêu. Khả năng huy động hỗ trợ toàn xã
hội là một thước đo năng lực lãnh đạo.
3.2. Chia sẽ nhỏ vấn đề cần giải quyết đến mọi đối
tượng ở mọi nơi có thể
Phân tán vấn đề cần giải quyết đến mọi đối tượng
ở mọi nơi có thể, chính là huy động tiềm lực của mọi đối tượng ở mọi nơi đề
chung sức giải quyết vấn đề. Đây là 2 quá trình ngược có chiều nhau, nhưng lại
thống nhất với nhau một cách biện chứng. Phân tán nhiệm vụ đồng thời cũng là tổng
hợp sức mạnh để giải quyết nhiệm vụ.
Vận dụng cho trường hợp việc làm của người hồi
hương, là bất cứ đối tượng nào có thể giúp đõ việc làm cho người hồi hương đều
phải được nhờ đến. Dù đó là việc làm cho cá nhân, việc làm cho gia đình, việc
làm cho cơ quan, việc làm cho doanh nghiệp, ở bất cứ đâu, đều phải kêu gọi, nhờ
cậy. Bằng con đường này, sẽ giải quyết được công việc tạm thời vài tháng, cho đến
thời hạn trung bình vài năm cho một bộ phận không nhỏ người hồi hương. Đây là
giải pháp mang tính cộng đồng tức thời. Địa phương nào giải quyết vấn đề của địa
phương đó, cơ sở nào giải quyết vấn đề cơ sở, cấp độ nào giải quyết vấn đề của
cấp độ đó – chính là một phần của sách lược này.
3.3. Tổ chứ cho người lao động quay trở lại nơi làm
việc cũ
Sau khi đã cứu trợ trong thời gian đầu hồi
hương, với những lao động làm trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, các
cơ sở có việc làm ổn định, thì nhanh chóng tổ chức giúp người hồi hương quay lại
vị trí việc làm cũ. Làm tốt điều này, cùng một lúc giải quyết được 3 bài toán:
quá trình sản xuất của các doanh nghiệp không bị ngừng trệ ; người lao động có
việc làm để mưu sinh; địa phương không phải trợ giúp và tìm kiếm việc làm cho
người hồi hương.
3.4. Mở rộng các cơ sở đã có, thành lập nhiều cơ sở
mới để tạo ra việc làm mới
Đây chính là năng lực cốt lõi của lãnh đạo. Chỉ
khi tạo ra những xí nghiệp mới, các doanh nghiệp mới, các cơ sở sản xuất và dịch
vụ mới, các dự án mới, các khu công nghiệp mới, các ngành nghề mới, các thị trường
mới… thì mới tạo ra được một thị trường việc làm mới rộng lớn bền vững.
Cho nên, song song với triển khai biện pháp
3.1 - 3.3, lãnh đạo cao nhất phải dồn tâm lực cho biện pháp 3.4. Biện pháp 3.4
mới là biện pháp căn bản, bền vững, dài lâu.
Biện pháp 3.4 không chỉ gấp rút dành cho người
hồi hương, nó còn là biện pháp khẩn cấp nhưng thường trực trong suốt thời gian
người lãnh đạo tại vị. Chỉ có những lãnh đạo thường trực lo lắng tạo việc làm mới,
thì mới giúp được cho địa phương thêm giàu có. Biện pháp 3.4 – tạo việc làm mới
- là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.5. Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là biện pháp vừa giải quyết vấn đề
tạm thời, vừa giải quyết vấn đề bền vững lâu dài.
Một cách cụ thể, trong số những người hồi
hương, những ai có mong muốn, và có năng lực – bao gồm năng khiếu, ham muốn và
sức khoẻ - thì khuyến khích đi vào các trường đào tạo nghề. Những người này sẽ
được trợ cấp một phần nguồn kinh phí và phần khác là thu nhập từ việc làm trong
thời gian được đào tạo.
Nguồn kinh phí trợ cấp được huy động từ trợ cấp
của Chính phủ, của Bộ LĐTB&XH, của tỉnh, của địa phương, của nhà trường nơi
đào tạo, và từ nguồn vận động tài trợ của xã hội.
Đào tạo nghề là biện pháp kinh điển góp phần tạo
dựng nên một thị trường lao động chuyên nghiệp. Thị trường lao động chuyên nghiệp
không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo ra lợi thế trong cạnh
tranh quốc tế.
4. Đôi điều mong
muốn
Ở nước ta, chưa có tranh cử phổ thông đầu phiếu
cho vị trí lãnh đạo cao nhất. Cho nên, tiêu chí tạo việc làm mới cho người dân
toàn quốc chưa bao giờ được đưa ra cam kết công khai trước quốc dân đồng bào.
Tương tự như vậy là ở các địa phương, người lao động chưa bao giờ nhận được cam
kết về tăng trưởng số lượng việc làm – là nhân tố quyết định nguồn sống của người
lao động, nhất là người bắt đầu bước chân vào “cánh đồng lao động”.
Bởi thế, mong muốn rằng, ở dạng này hay dạng
khác, chỉ tiêu tạo việc làm mới phải được thể hiện là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của người lãnh đạo, phải được cam kết khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo. Có chỉ
tiêu cụ thể đầu nhiệm kỳ, thì cuối nhiệm kỳ mới xác định được mức độ hoàn thành
nhiệm vụ. Có cam kết thì mới phải cố công mà thực hiện cho bằng được. Chỉ tiêu
tạo việc làm mới phải là một chỉ tiêu thách thức, đáp ứng được nhu cầu của người
lao động, tạo nên bước phát triển lớn cho nền kinh tế, chứ không phải là chỉ
tiêu thấp, đưa ra để cho có chỉ tiêu, để dễ dàng vượt qua chỉ tiêu.
Địa phương nào có lãnh đạo giỏi thì nhân dân địa
phương đó được nhờ. Trong số nhiều phương diện giỏi của lãnh đạo, có giỏi về tạo
việc làm mới, có giỏi về xây dựng thị trường lao động chuyên nghiệp.
Một mong muốn khác liên quan đến năng lực thực
thi của lãnh đạo. Người lãnh đạo giỏi luôn quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng thị
trường lao động chuyên nghiệp. Giúp cho người dân của địa phương mình sở hữu kỹ
năng lao động chuyên nghiệp chính là đã đưa đến cho họ cơ hội có việc làm cao
trong cạnh tranh việc làm toàn cầu.
Từ ngàn xưa, bố mẹ dốc toàn gia tài đầu tư cho
con cái chỉ vì mong con cái có được một nghề để mưu sinh. Suy rộng ra, ở bất cứ
phạm vi nào, chỉ khi người lãnh đạo (đứng đầu quốc gia, đứng đầu địa phương) đầu
tư cho thế hệ trẻ trong phạm vi mình cai quản như đầu tư cho chính con cái
mình, tìm việc làm cho người lao động trong phạm vi mình cai quản như tìm việc
làm cho chính con cái mình, thì lúc đó, tại phạm vi đó, mới hy vọng tránh được
đói nghèo, tụt hậu.
.
No comments:
Post a Comment