Phi
hành đoàn NASA-SpaceX trở về sau sứ mệnh dài kỷ lục trên trạm ISS
09/11/2021
https://www.voatiengviet.com/a/phi-hanh-doan-nasa-space-x-tro-ve-sau-su-menh-tren-iss/6306000.html
https://gdb.voanews.com/1B1512E5-F4B1-4C05-88D7-6E7D9765D0A5_w650_r1_s.jpg
Phi hành gia NASA
Shane Kimbrough được hỗ trợ đưa ra khỏi phi thuyền tối ngày 8/11/2021.
Hôm 8/11, bốn phi hành gia đã trở về an toàn
sau một sứ mệnh khoa học kéo dài 6 tháng của NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế
(ISS). Phi thuyền SpaceX Crew Dragon chở các phi hành gia đã đáp xuống Vịnh
Mexico sau một ngày bay từ ISS về trái đất, theo Reuters.
Phi thuyền Dragon, được đặt tên là Endeavour,
đáp bằng dù xuống biển ngoài khơi Florida khoảng 10giờ30 tối hôm 8/11 giờ miền
Đông Hoa Kỳ.
Trung tâm điều hành bay đã vang lên tiếng vỗ
tay khi bốn chiếc dù chính căng phồng bên trên phi thuyền, giảm tốc độ xuống
còn khoảng 15 dặm một giờ (24 km/h) trước khi thả nhẹ xuống vùng biển lặng.
https://gdb.voanews.com/45F1A358-A99E-4A4C-8834-FA92C123756D_w650_r1_s.jpg
Crew Dragon SpaceX
đáp xuống bằng dù.
“Tàu
Endeavour, thay mặt cho SpaceX, chào mừng bạn đã trở về hành tinh Trái đất”, một giọng nói từ trung tâm điều khiển chuyến bay SpaceX ở ngoại ô Los
Angeles nói với phi hành đoàn khi được xác nhận phi thuyền đáp an toàn.
“Thật
tuyệt vời về lại [trái đất],” một trong những phi hành
gia đáp lại bằng máy vô tuyến.
Theo Kathy Lueders, giám đốc phụ trách các hoạt
động vũ trụ của NASA, chuyến trở về sau 199 ngày này là chuyến dài nhất từ trước
đến nay của các phi hành gia mà Hoa Kỳ từng đưa vào không gian. Bà cho biết nó
vượt qua kỷ lục 168 ngày trước đó cũng của SpaceX-NASA lập được hồi đầu năm
nay.
Hai phi hành gia NASA trên chuyến bay - phi
công Megan McArthur,
50 tuổi và chỉ huy chuyến bay Shane Kimbrough, 54 tuổi - là hai người đầu tiên bước ra khỏi
phi thuyền. Theo sau họ là người đồng hành, Akihiko Hoshide, 52 tuổi người Nhật Bản
và Thomas Pesquet,
43 tuổi, một kỹ sư người Pháp từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
.
=======================================
.
.
Phi
hành gia Pháp Thomas Pesquet trở về Trái Đất an toàn
Minh
Anh -
RFI
Đăng ngày: 09/11/2021 - 13:59
Đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 09/11/2021 phi hành
gia người Pháp Thomas Pesquet đã trở về Trái Đất sau 6 tháng làm việc trên Trạm
Không Gian Quốc Tế (ISS). Cuộc hạ cánh diễn ra an toàn ở ngoài khơi bờ biển
Florida, Hoa Kỳ.
Vịnh Mêhicô ngày
09/11/2021. Phi hành gia Pháp Thomas Pesquet sau khi đáp xuống Trái đất thành
công. AP - Aubrey Gemignani
AFP nhắc lại, phi hành gia người Pháp 43
tuổi đã trở về Trái Đất lần này bằng khoang thuyền Dragon của SpaceX, cùng với
ba đồng nghiệp khác là phi hành gia người Nhật Akihino Hoshide, và hai phi hành
gia Mỹ Shane Kimbrough và Megan McArthur. Sau chuyến làm việc đầu tiên
2016-2017 trên ISS, Thomas Pesquet đã đáp xuống thảo nguyên Kazakhstan với chiếc
Soyouz của Nga.
Khoang thuyền của tập đoàn Elon Musk mang về
Trái đất khoảng 240kg thiết bị và các thí nghiệm khoa học. Hành trình trở về
Trái đất được thực hiện qua nhiều bước. Khoang thuyền bắt đầu rời trạm ISS vào
lúc 19 giờ 5 phút, giờ quốc tế.
Từ Miami, thông tín viên đài David Thomson mô tả cảnh
hạ cánh:
« Một ngôi sao chổi sáng rực xuất hiện
trên bầu trời đêm ở Florida. Khi đi vào bầu khí quyển, khoang thuyền Dragon biến
thành một quả cầu lửa to lớn. Với vận tốc 600 km/giờ, bốn chiếc dù được bung ra
để giảm tốc độ rơi đến chóng mặt, và trong chưa đầy một phút sau đó, là tiếng
nước bắn tung tóe, khoang thuyền đã hạ cánh xuống vùng biển êm đềm của Vịnh
Mêhicô, trong tiếng hò reo phấn khởi của các kỹ sư SpaceX trong phòng điều khiển.
Cuộc hạ cánh xuống biển thành công hoàn hảo đúng như
giờ đã định, tức vào lúc 04 giờ 33 phút ở Pháp. Một trong số các phi hành gia
nói với một đài phát thanh: « Thật là tốt khi trở về Trái đất ». Chiếc
khoang phi thuyền hình chóp sau đó được bốc lên tàu.
Sau 198 ngày trên quỹ đạo, cánh cửa cuối cùng cũng
được bật ra. Thomas Pesquet, bên trong khoang thuyền, nở một nụ cười rạng
rỡ, ra dấu hiệu thắng lợi. Cùng với ba phi hành gia khác, anh trở về Trái đất
an toàn mạnh khỏe, sau 8 giờ hành trình từ Trạm Không gian Quốc tế.
Dù vậy, người ta cũng khiêng đặt các phi hành gia
trên những chiếc cáng, bởi vì sau 6 tháng trong trạng thái không trọng lượng, mỗi
một cử động là cả một thử thách. »
No comments:
Post a Comment