Tuesday, November 16, 2021

LO NGẠI TRUNG QUỐC CÓ VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC NHỜ CÔNG NGHỆ MỸ? (Thanh Hà - RFI)

 


 

Lo ngại Trung Quốc có vũ khí chiến lược nhờ công nghệ Mỹ ?

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 15/11/2021 - 17:08

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211115-lo-ng%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B3-v%C5%A9-kh%C....BB%87-m%E1%BB%B9

 

Vì lý do an ninh, Nhà Trắng ra lệnh cho tập đoàn chip điện tử Intel ngừng dự án “nâng cấp” nhà máy tại Trung Quốc. Hãng tin Bloomberg ngày 13/11/2021 trích dẫn một nguồn tin xin được giấu tên cho biết dự án liên quan đến nhà máy của Intel tại Hàng Châu.

 

https://s.rfi.fr/media/display/98dc7880-1139-11eb-a97b-005056bf87d6/w:1024/p:16x9/AP19274377128527.webp

Trung Quốc phô trương tên lửa siêu thanh Đông Phong DF-17 tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội. Ảnh chụp tại Bắc Kinh, ngày 01/10/2019. AP - Ng Han Guan

 

Vẫn theo nguồn tin này, chính quyền Biden đã “mạnh mẽ khuyến khích” Intel từ bỏ kế hoạch đầu tư thêm vào nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn tại Hàng Châu, đồng thời kêu gọi tập đoàn này “đưa trở lại về Mỹ” các hoạt động nói trên. Tuy nhiên theo giới phân tích hồ sơ nhậy cảm này trực tiếp liên quan đến cuộc đọ sức Mỹ-Trung về công nghệ và “an ninh” quốc gia Hoa Kỳ, nhất là kể từ khi lộ tin Bắc Kinh đã tiến hành thử tên lửa siêu thanh.  

 

Theo báo Washignton Post số ra tháng 4/2021 “Trung Quốc trang bị vũ khí tối tân nhờ sử dụng công nghệ và chip của Mỹ”. Bắc Kinh đã cho lắp đặt một hệ thống máy điện tử tối tân và tinh vi tại một căn cứ quân sự bí mật ở khu vực tây nam Trung Quốc. Đây là nơi được dùng để thử nghiệm tên lửa siêu thanh. Loại vũ khí đó trong tương lai “có thể nhắm trúng hàng không mẫu hạm của Đài Loan hay Hoa Kỳ”. Vấn đề đặt ra theo nhật báo Mỹ, hệ thống tin học của Trung Quốc sử dụng chip điện tử tinh vi do tập đoàn Trung Quốc Phytium Technology chế tạo. Nhưng bản thân Phytium chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ nhờ “một phần mềm do một hãng Mỹ sản xuất và bọ điện tử được Trung Quốc dùng để chế tạo tên lửa siêu thanh lại được sản xuất từ một nhà máy của Đài Loan”.

 

Trong những điều kiện đó giới quan sát Mỹ đặt câu hỏi : Hoa Kỳ liệu có giữ được thế thượng phong trong về công nghệ quốc phòng ?

 

Mãi đến tháng 4/2024 chính quyền Biden mới đưa Phytium và sáu doanh nghiệp khác của Trung Quốc vào “sổ đen”. Washignton cấm các tập đoàn Mỹ hợp tác, cấm cung cấp linh kiện và chuyển giao công nghệ với các đối tác này của Trung Quốc. Bộ Thương Mại Mỹ khi đó lưu ý : mục tiêu đề ra nhằm “đề phòng khả năng gián tiếp giúp Trung Quốc hiện đại hóa các phương tiện quân sự, phát triển vũ khí tối tận, kể cả vũ khí nguyên tử và siêu thanh”.

 

Liên quan đến tập đoàn Phytium của Trung Quốc, tờ Washignton Post lưu ý độc giả trên hai điểm : một là thế trên đe dưới búa của Đài Loan phụ thuộc vào Mỹ về quân sự nhưng lại có một kênh liên hệ mật thiết với Trung Quốc về kinh tế và thương mại. Điểm thứ nhì là trong trường hợp Bắc Kinh thôn tính Đài Loan bằng sức mạnh, do sử dụng vũ khí của Hoa Kỳ, liệu rằng khả năng phòng thủ của Đài Bắc có còn là một “ẩn số” đối với Hoa Lục nữa hay không ?

 




No comments: