Lao
động Việt mắc kẹt tại Algeria: “Kêu cứu trong vô vọng”!
RFA
11/11/2021
Nhiều lao động Việt tại Algeria mới đây liên lạc với
RFA cho hay họ đang trong tình cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ khi chủ sử dụng lao
động không trả lương và cất giữ hộ chiếu, nên họ không làm gì được. Chưa kể, nếu
muốn về nước họ phải tự bỏ tiền túi, mà điều này trái hoàn toàn với quy định đã
được ký kết trước đây với phía công ty hỗ trợ
Lao động Việt mắc kẹt tại Algeria kêu cứu. Nhân vật cung cấp
Muôn vàn khó khăn
“Hiện tại ở Algeria công nhân (Việt) mắc kẹt rất nhiều
vì ở đây rất nhiều công ty Việt Nam làm việc, cỡ 30-50 người, rất nhiều. Sa mạc
nóng toàn cầu, hiện đang bị giam giữ tại đây không đi đâu được, hiện tại không
có hộ chiếu, hộ chiếu do công ty Trung Quốc nắm giữ nhưng cách xa ở đây. Họ
đóng quân ở thủ đô nhưng làm việc ở đây, đi máy bay hết hai tiếng. Hộ chiếu thì
họ không trao trả để mình được đi lại, hiện tại là bảy tháng rồi.”
Vừa rồi là lời anh Hoàng Chí Thanh nói với RFA
từ sa mạc Sahara, thuộc địa phận nước Algeria vào tối 10/11.
Trước đó, trao đổi với RFA vào ngày 2/9, anh
Nguyễn Văn Hiệp, một công nhân khác tại Algeria cũng cho hay về tình trạng nguy
cấp của những công nhân Việt Nam khi họ không được công ty trả giấy tờ để làm
thị thực. Anh Hiệp nói:
“Giờ hai bên không gia hạn visa cho tụi tôi, tụi tôi
như người bất hợp pháp. Đang ở trong công ty, đúng chủ sử dụng nhưng giờ đúng
người bất hợp pháp, không visa, không giấy tờ, có thể nguy cơ sẽ bị công an bắt.
Hôm qua có công an vào kiểm tra nhưng chủ đóng cửa bắt chạy đi khắp nơi trốn.
Hai, ba năm trời tụi tôi không được đi lăn vân tay,
hay ký visa gì, kể cả các thiết bị y tế, khám sức khỏe, không có sự can thiệp
gì từ công ty. Tụi tôi cũng gửi đơn phản ánh về công ty ở Việt Nam nhiều rồi
nhưng công ty ở Việt Nam không có trách nhiệm gì, cứ bơ như vậy, không làm gì
cho tụi tôi. Điện về thích thì nghe máy, không thích thì thôi.”
Theo những chia sẻ của các công nhân tại
Algeria mà RFA có cơ hội trò chuyện, hầu hết họ đều được đưa sang đây lao động
thông qua một công ty môi giới tại Việt Nam có tên là Công ty cổ phần đầu tư
& hợp tác quốc tế Thăng Long (THANG LONG OSC), trụ sở văn phòng đặt tại Hà
Nội.
Ở đây anh em đi làm bình thường nhưng từ tháng
4 tới giờ người ta không trả lương cho mình. Ở đây có một số anh em hết hạn hợp
đồng nhưng chủ không đóng tiền visa để đi về. - Đào Văn Pha
Tuy nhiên đến tháng 4 vừa qua, phía công ty sử
dụng lao động đã ngưng trả lương cho công nhân, dù phía công nhân đã nhiều lần
liên lạc với cả công ty sử dụng lao động lẫn công ty môi giới lao động, nhưng
không ai giải quyết. Anh Đào Văn Pha, một trong số những công nhân đang “kẹt”
trong tình huống đó cho biết:
“Ở đây anh em đi làm bình thường nhưng từ tháng 4 tới
giờ người ta không trả lương cho mình.
Ở đây có một số anh em hết hạn hợp đồng nhưng chủ
không đóng tiền visa để đi về.
Điện về cho công ty thì công ty trả lời nhờ anh em
bên đây đình công để giải quyết cái này cái khác, nhưng đình công tháng này
tháng khác họ cũng không giải quyết, bắt buộc phải đi làm, nhưng làm thì người
ta không trả lương.”
Dù thường xuyên liên lạc với công ty yêu cầu
trợ giúp nhưng hầu hết các lao động VN đang ở tại Algeria vẫn không nhận được bất
kỳ hỗ trợ nào. Nhiều người trong số họ cho biết đã phải cầu cứu đến các cơ
quan, ban ngành khác.
Anh Hoàng Chí Thanh cho hay:
“Giờ điện thoại người ta chẳng bao giờ bắt máy, nghe
máy. Tôi đã gửi email cho ông Tống Hải Nam – Cục Quản lý Lao động ngoài nước và
một số ông Phó trưởng cục nữa nhưng chẳng bao giờ họ trả lời. Tôi gửi tới Đại sứ
quán ở Algeria nhưng cũng vậy thôi. Tại vì sao họ lại thờ ơ với những lao động
Việt Nam ở nước ngoài như vậy?”
Đối mặt với nhiều khó khăn từ môi trường làm
việc nắng nóng khắc nghiệt nhưng lại bị chủ nợ lương và không cung cấp đủ thực
phẩm hàng ngày, đã khiến nhiều công nhân chỉ cầu mong mau chóng được về nhà
đoàn tụ với gia đình.
Nơi ở của lao động
Việt tại Algeria.
Tuy vậy, con đường trở về của họ chưa thấy đâu
nhất là trong thời kỳ dịch bệnh đang lan tràn như hiện nay.
Anh Nguyễn Văn Hiệp cho hay anh cùng nhiều lao
động khác đã liên lạc với cơ quan đại diện chính phủ Hà Nội tại nước sở tại,
nhưng cũng không nhận được sự giúp đỡ nào:
“Đại sứ quán bên này có trách nhiệm gì với công dân
bên này tụi tôi không biết chứ tụi tôi cũng có liên lạc nhưng người ta nói sơ
qua về thủ tục về nước và bảo không có trách nhiệm xử lý những tình huống thế
này, người ta bảo tụi tôi như vậy.
Thứ hai là điện lên người ta bảo nói gì nói nhanh
lên, người ta không muốn lắng nghe tụi tôi giải thích, không nghe tụi tôi cầu cứu.”
Theo như chia sẻ của các lao động Việt với
RFA, nhiều người cho biết trong tháng 9, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria cho
hay việc quay trở về VN hiện nay là vô phương:
“Vấn đề các em nói xin về Việt Nam thì về Việt Nam rất
khó, phải có chuyến, và có chuyến thì lại phải chia đều tất cả các nước, các địa
bàn, không phải mình Algeria. Thành ra vấn đề trước tiên là đảm bảo tiền lương
cho các em và thứ hai là đảm bảo vấn đề các em có visa hợp pháp.
Tôi có trao đổi với công ty và công ty okie (đồng
ý). Hôm qua tôi trao đổi qua Như Ý thì Như Ý bảo là để nói chuyện công ty và
sáng nay có gửi một đoạn thì tôi có gửi cho Thanh bảo là tôi nắm thông tin rồi,
Đại sứ quán đã biết.
Công ty hứa như thế thì để công ty giải quyết, nếu
công ty không giải quyết được, hoặc không làm tốt như lời của mình thì sang tuần
sau, tôi sẽ có lời chính thức về chỗ Cục Quản lý lao động để Cục gõ đầu các
công ty này.”
Đại sứ quán bên đấy không có sự can thiệp, ưu
tiên đến quyền lợi lao động, công nhân. Mình cần gì gọi lên người ta chỉ trả lời
đôi ba câu chứ không can thiệp như vấn đề lương, hiện giờ tụi tôi về Việt Nam gần
sang tháng thứ hai nhưng lương từ tháng tư vẫn chưa được trả gì cả. - Nguyễn
Văn Hiệp
Tuy vậy, rất may mắn, vào cuối tháng 9 vừa
qua, có một số công nhân tại Algeria cuối cùng cũng được trở về nước. Tuy nhiên
họ cho biết, không phải ai cũng được về vì tiền đâu mà về…
Anh Nguyễn Văn Hiệp là một trong số những người
may mắn đó, vào sáng 11/11 kể lại hành trình về nước của anh:
“Khi đi có ký hợp đồng với công ty là khi hết hợp đồng
công ty có trách nhiệm đem công nhân về nước, chủ sử dụng phải lo tất cả chi
phí từ Việt Nam sang bên này và từ bên này về Việt Nam.
Khi hết hợp đồng lao động thì công ty phải có trách
nhiệm đem công nhân về nước, nhưng bây giờ thời dịch bệnh thì cả ba bên công ty
ở Việt Nam, công ty ở Algeria, chủ sử dụng, người môi giới lao động và người
lao động có trách nhiệm ba phần đáng lẽ phải chia ra nhưng bây giờ bắt buộc, đè
đầu đè cổ công nhân hết.
Tổng chi phí từ Algeria về đây hết gần 70 triệu,
riêng ở công ty Việt Nam thu mua vé là 58 triệu, rồi tiền xe từ sân bay về khu
cách ly, tiền test COVID, tiền ăn, sinh hoạt, nói chung tất cả.
Người nào không có tiền đóng về phải nằm lại, còn
người nào không bỏ tiền ra người ta không cho về.”
Xác nhận thực tế anh Hiệp vừa nêu, anh Hoàng
Chí Thanh cho hay trong thời kỳ còn đang bị công ty nợ lương bảy tháng như hiện
nay, tiền ăn còn không có, công nhân lấy đâu số tiền hàng chục triệu đồng để về
nước?
Không ai có trách
nhiệm, lên tiếng
Đài RFA có liên lạc với Cục trưởng Cục Quản
lý Lao động ngoài nước Tống Hải Nam nhưng sau khi được chuyển máy đến số văn
phòng của ông, không ai trả lời cuộc gọi. Chúng tôi cũng đã gửi
email đến Đại sứ quán VN tại Algeria trong khoảng giữa tháng 9/2021,
lúc RFA nhận được thư cầu cứu của những lao động VN, nhưng mãi đến hôm nay vẫn
không nhận được hồi âm.
Trong khi đó, trao đổi với báo Lao động ngày
13/10, ông Nguyễn Trần Thăng - Phó Tổng Giám đốc Công ty OSC Thăng Long cho hay
công ty đã làm việc với đối tác bên Algeria và yêu cầu họ có những thay đổi
theo những yêu cầu hợp lý mà công nhân tại đó đưa ra như chuyển họ về thủ đô để
dễ về nước, đăng ký visa cho công nhân và thanh toán tiền lương từ tháng 4.
Lãnh đạo Công ty OSC Thăng Long cũng cho hay vẫn
thường xuyên liên lạc, báo cáo tình hình và nhờ sự can thiệp giúp đỡ của Đại sứ
quán Việt Nam nhằm hỗ trợ người lao động.
Tuy vậy, theo lời kể của những công nhân tại
Algeria, dường như nỗ lực theo lời người đại diện Công ty OSC Thăng Long nói vẫn
chưa đem đến những tác động tích cực gì cho phía công nhân.
Thêm vào đó trách nhiệm của Đại sứ quán Việt
Nam tại Algeria trong vụ việc này cũng không thấy đâu, khiến nhiều công nhân thất
vọng, như lời anh Nguyễn Văn Hiệp:
“Nói chung Đại sứ quán bên đấy không có sự can thiệp,
ưu tiên đến quyền lợi lao động, công nhân. Mình cần gì gọi lên người ta chỉ trả
lời đôi ba câu chứ không can thiệp như vấn đề lương, hiện giờ tụi tôi về Việt
Nam gần sang tháng thứ hai nhưng lương từ tháng tư vẫn chưa được trả gì cả.”
Tại Algeria, sau khi nhiều lần cầu cứu các cơ
quan chức năng nhưng vẫn không nhận được hỗ trợ, giải quyết, anh Hoàng Chí
Thanh cùng nhiều lao động khác đã gửi thông tin đến nhiều báo, đài trực thuộc
nhà nước Việt Nam như VTV chuyển động 24h, báo Lao động… nhưng chỉ mỗi báo Lao
động đưa tin. Do đó, anh Thanh đã dùng thêm nhiều kênh thông tin xã hội khác
như YouTube, Facebook để nêu những khó khăn của các công nhân Việt tại Algeria
gặp phải. Anh giải thích mục đích của mình:
“Để Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội nhìn thấy, Cục
Quản lý lao động ngoài nước nhìn thấy để họ hiểu được người Việt Nam ở nước
ngoài cũng được có quyền công dân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Đại sứ
quán, Lãnh sự quán đại diện hợp pháp cho những người Việt Nam ở nước ngoài có
trách nhiệm làm việc. Nếu họ không có thì dẹp Đại sứ quán, nếu họ không làm
chúng tôi sẵn sàng không liên lạc với họ nữa. Nếu họ cứ rườm rà, rắc rối như vậy
thì chúng tôi đến bao giờ mới về được Việt Nam?”
----------------------
Tin, bài liên quan
·
Những
chính sách ảnh hưởng đến người lao động sắp có hiệu lực
·
83%
công nhân Sài Gòn phải thuê phòng trọ
·
Hơn
trăm ngàn lao động miền Trung mất việc do COVID-19
·
49
người Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở Campuchia bị thẩm vấn
·
“Nghiệp
đoàn Đôc lập Việt Nam hy vọng có cơ hội đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam”
·
Công
ty PouYuen Việt Nam cắt giảm gần 2.800 lao động
·
Quốc
hội thảo luận về Luật bảo vệ công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động (sửa đổi)
·
5
triệu người lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19
·
70%
công nhân công ty PouYuen Việt Nam đi làm trở lại
·
Công
khai định kỳ tình hình tai nạn lao động
No comments:
Post a Comment