Human
Rights Watch: Đối thoại nhân quyền thường niên Mỹ-Việt chưa tạo ra thay đổi
tích cực
Thanh
Trúc, RFA
2021-11-12
Vòng đối thoại nhân quyền thường niên Mỹ- Việt
lần thứ 25 vừa diễn ra trong ngày 9/11/2021 11 ở Washington DC.
Một ngày trước khi sự kiện này diễn ra, Tổ chức
Giám sát Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi Hoa Kỳ thúc giục Việt
Nam nhân dịp này trả tự do cho những tiếng nói bất đồng đang bị giam giữ và thực
hiện cải thiện nhân quyền. Giám đốc Phân Ban Á Châu của Giám Sát Nhân Quyền
Phil Robertson còn cho biết HRW luôn nhắc đi nhắc lại rằng Mỹ không nên coi sự
kiện này là cơ hội duy nhất có thể buộc Việt Nam thay đổi.
Ngay sau khi sự kiện vừa nêu kết thúc, Thanh
Trúc có cuộc phỏng vấn ngắn Ông Phil Robertson và trước hết ông đưa ra giải
thích về hoạt động kiên trì nhắc nhở của HRW đối với Chính phủ Mỹ:
Phil Robertson: Quan
điểm của Giám Sát Nhân Quyền là đối thoại nhân quyền song phương không nên chỉ
là một sự kiện duy nhất, không nên chỉ diễn ra mỗi năm một lần.
Hoa Kỳ nên đặt vấn đề quyền con người với Việt
Nam bất cứ khi nào có thể. Cơ bản là vì Chính phủ Việt Nam không coi trọng vấn
đề. Họ có vẻ như phải tham gia cuộc đối thoại này vì đó là một phần của mối
quan hệ hai nước, nhưng họ biết nếu kết quả vòng họp được coi kết thúc thành
công thì họ có thể lần lữa thêm một năm nữa trước khi phải nghe lại và nói lại
những điều ấy.
*
Thanh
Trúc: Có phải ông muốn nói rằng với 25 vòng
đối thoại nhân quyền thì tuy có hữu ích nhưng kết quả, đặc biết sự cải thiện của
phía Việt Nam vẫn không là gì cả sau bao nhiêu năm đó?
Phil Robertson: Điều
tôi muốn nói là chúng ta đã thấy những cuộc đối thoại này diễn ra hàng năm, và
rằng mặc dù rất hữu ích khi Hoa Kỳ và Việt Nam có thể bàn thảo với nhau về quyền
con người, thế nhưng chừng như sau khi đối thoại kết thúc thì Việt Nam tiếp tục
bắt giữ những người bất đồng chính kiến, tiếp tục trừng phạt những tiếng nói
trên Facebook hoặc trên mạng.
Việt Nam vẫn dùng những luật rất tệ và lạm dụng
quyền lực chứ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong luật lệ và quyết
định của họ, Chúng tôi đã theo dõi cuộc đối thoại này giữa hai quốc gia,
có thể nói chủ yếu là qui trình trao đổi, còn thực tế không giúp cải thiện các
vấn đề nhân quyền, không có sự cải đổi một cách có hệ thống về quyền con người.
Tôi nghĩ đó là vì Chính phủ Việt Nam nhận ra rằng họ chỉ cần thỉnh thoảng thảo
luận với Mỹ về quyền con người một cách ‘cởi mở’, nhiều vấn đề
‘không thoải mái’ sẽ được đưa ra mà sau đó không có kết quả tích cực thực sự. Họ
hiểu cuối cùng người Mỹ sẽ bỏ đi và rồi đâu lại hoàn đấy, nghĩa là không có cam
kết cải cách nào được phía Việt Nam thực hiện nhằm cải thiện tình hình nhân quyền
cho người dân Việt Nam cả.
An ninh bắt nhà báo
Phạm Đoan Trang ngay trong đêm 6/10/2020 sau đối thoại nhân quyền Việt Mỹ.
Hình: FB Phạm Đoan Trang
Thanh
Trúc: Vậy theo ông thì vòng đối thoại nhân
quyền Việt Mỹ lần thứ 25 vừa rồi có gì khác, có gì mới không so với 24 vòng trước?
Phil Robertson: Tôi
nghĩ nó giống những lần trước, nghĩa là đề cập đến những vấn đề đã và đang xảy
ra hết lần này đến lần khác, vẫn những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức
vô điều kiện cho một số nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng.
Bạn biết đấy, Hoa Kỳ từng yêu cầu Việt Nam sửa đổi nhiều luật khác nhau, chẳng
hạn Điều 117 Bộ Luật Hình sự mà Việt Nam sử dụng một cách rộng rãi để chống lại
chính người dân của họ.
Việt Nam từng được yêu cầu không nên phân biệt
đối xử với những cá nhân hay nhóm người muốn biểu đạt ý kiến trên mạng.
Rồi thì nói tới việc tranh chấp đất đai ở Việt
Nam chẳng hạn, hoặc là tự do tôn giáo chẳng hạn… Bạn biết đấy, Việt Nam chỉ gật
đầu cho qua nhưng không hợp tác. Chúng tôi nghĩ Hà Nội coi những cuộc đối thoại
nhân quyền Việt Mỹ giống như một trách vụ phải trải qua hầu có được mối quan hệ
mong muốn với Washington.
Điều này hẳn nhiên thật khó chịu. Sau cuộc nói
chuyện họ lại quay về buôn bán giao thương với Mỹ như không có chuyện gì xảy
ra. Đấy là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục nói rằng những cuộc đối thoại này
không thể chỉ là sự kiện duy nhất để buộc Việt Nam tôn trọng quyền con
người. Phải có một thành phần thường trực trong tất cả các cuộc họp
hành chính hoặc ngoại giao với Việt Nam để luôn luôn nhắc nhở Việt Nam cải thiện
nhân quyền.
*
Thanh
Trúc: Thưa ông Robertson, kỳ này những
câu chuyện, được coi là nan đề, thí dụ nhân quyền của các nhóm sắc tộc ít người,
kề đến là cộng đồng LGBT+, và người khuyết tật… cũng được trao đổi giữa hai
phía. Ông không thấy có gì khác?
Phil Robertson: Đó
là những nhóm dễ bị tổn thương mà Hoa Kỳ đã nhận thấy. Những người đứng đầu
Chính phủ Việt Nam bị mắc kẹt trong cuộc chiến chống Mỹ không thay đổi cái nhìn
thiên lệch của họ về người Thượng ở Tây Nguyên. Tôi nghĩ Việt Nam phải công nhận
và phải tôn trọng quyền sống của người miền núi, trong đó bao gồm quyền dân sự,
quyền chính trị và quyền tự do thờ phượng.
Việt Nam cũng đang làm điều tương tự với cộng
đồng Khmer Krom, nghĩa là chà đạp nhân quyền của nhóm người vốn phần đông là nông
dân này. Phải chấm dứt phân biệt đối xử với cộng đồng người Khmer Krom mà Việt
Nam thường cáo buộc là những thành phần gây rối loạn trật tự xã hội.
Về cộng đồng LGBT+, Việt Nam đang cố gắng chứng
tỏ sự thông thoáng bằng cách không lên án người đồng tính, hôn nhân đồng tính
hay những thứ liên quan khác.
Họ không chống, không lên án nhưng cũng không
có động thái tích cực hầu nâng đỡ và nhất là bảo vệ cho cộng đồng dễ bị tổn
thương này.
Vấn đề ở đây là Hà Nội nói chuyện quyền con
người mà thực sự có lấy quyền con người làm trọng tâm phát triển quan hệ
song phương như chính quyền Biden-Harris quan niệm không? Chính vì vậy HRW phải
tiếp tục nêu ra và thúc đẩy Hoa Kỳ cứng rắn hơn với Việt Nam trong lãnh vực
này.
Thanh
Trúc: Xin cảm ơn ông Phil Robertson về bài
phỏng vấn hôm nay.
-----------------------------------
Tin, bài liên quan
·
Việt
Nam - Hoa Kỳ tổ chức vòng đối thoại nhân quyền thứ 25
·
HRW
kêu gọi trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến nhân Đối thoại Nhân quyền
Việt- Mỹ
·
Đối
thoại nhân quyền và việc cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam
·
“Truyền
thống” ngăn chặn nhà hoạt động trước đối thoại nhân quyền
·
Người
Việt hải ngoại vận động trước đối thoại nhân quyền Việt Mỹ
·
Việt
Nam cần phải coi trọng nhân quyền hơn nữa
·
Việt
– Mỹ đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 19
·
Chủ
tịch Quốc hội VN gặp phái đoàn Dân biểu Mỹ
·
HRW:
Đối thoại Nhân quyền phải đem lại những bước tiến cụ thể
Nhận định của Dân biểu Mỹ về Nhân quyền Việt Nam
No comments:
Post a Comment