Các
bà Việt Nam xăm mình để hàn gắn vết thương
14/11/2021
http://www.danchimviet.info/cac-ba-viet-nam-xam-minh-de-han-gan-vet-thuong/11/2021/24391/
Xăm hình
Từ lâu lắm rồi, xăm mình không được thừa nhận ở
Pháp . Ở Việt nam, trước đây, xăm mình chỉ dành riêng cho giới Anh Chị, tức
giới giang hồ hảo hớn. Còn nữ giới thì một ít «chị em» hưởng ứng
mà thôi . Người tử tế, người làm ăn, chẳng những không ai xăm mình mà còn
né tránh những người xăm mình nữa . Thế mà ngày nay, xăm mình trở thành một
thứ «thời thượng» được đông đảo dân chúng các từng lớp xã
hội, tuổi tác, nam nữ ưa chuộng . Mọi tỵ hiềm xưa không còn nữa .
Riêng ở Việt nam, xăm mình được các bà, các cô
đón nhận như một cách, một giải pháp giúp hàn gắng vết thươn . Chắc phải là vết
thương lòng!
« Thế giới xăm » đại hội ở Paris
Vào dầu năm, một «Thế giới xăm
mình» (Le Mondial du Tatouage) hay một cuộc «Triển lảm
nghệ thuật xăm mình» được tổ chức rất hào hứng và kéo dài nhiều ngày ở
Halle de la Villette, một cơ sở lớn, tối tân về mặt trang thiết bị cho sanh hoạt
văn hóa nghẹ thuật của Thị xã Paris XIX . Những năm trước, Salon xăm mình được
tổ chức ở những địa điểm khác, cũng trong Paris, nhu ở Bataclan, Trianon, …
Năm nay, «Thế giới xăm mình » vừa
rồi qui tụ hơn 400 nghệ sĩ xăm người pháp và quốc tế cùng biểu diển tài nghê dưới
sự quan sát của «Nghiệp đoàn Quốc gia nghệ sĩ xăm» và cả Cơ
quan Y tế .
Họ họp nhau theo một qui ước riêng nhằm tạo cơ
hội cho những nhà xăm của các thế hệ xưa gặp gở những người của thế hệ mới . Họ
chiếm trọn diện tích của Halle de la Villette . Nhiều người muốn xăm nay là cơ
hội để được những chuyên viên quốc tế xăm cho ngay tại chổ . Còn gì bằng!
Về xăm mình
Xăm mình ngày càng có thêm nhiều người chìa
tay, đưa cổ, bày ngực, lưng, bụng ra cho nghệ sĩ xăm cho những mẫu hình mình ưa
thích . Theo kết quả điều tra của hảng IFOP công bố tháng 11/2016, trong 1002
người có 14% là Pháp đã xăm . Ở lớp tuổi 18-24, số người Pháp xăm mình lên tới
26% .
Số người Pháp xăm mình tăng vọt lúc sau này
tuy nhiên hảy còn kém hơn ở các nước nói tiếng anh.
Thông thường hưởng ứng chuyện mới lạ, phụ nữ
luôn đi trước và nhiệt tình hơn. Phụ nữ pháp xăm mình đông hơn đàn ông (20% /
16%). Giới bình dân xăm mình nhiều hơn giới khá giả (31% / 20%). Giới có bằng cấp
cao, từ cử nhơn trở lên, ít người xăm mình hơn giới trung bình (10% / 18%) .
Dân pháp ở tỉnh xăm mình đông hơn ở vùng Paris . Và dân trong vùng quê xăm nhiều
hơn dân ở tỉnh lỵ . Nhưng tính chung thì cứ 5 người Pháp có 1 người xăm mình.
Nhìn tổng quát, người ta sẽ thấy dân Ý xăm
mình đông hơn hết, có tới 48% . Huê kỳ có 46%, Úc có 43%, Anh 40%. Đức và Pháp
có 36% dân xăm mình . Sau cùng Hi lạp (La Grèce) có 35% .
Ý và Hi-lạp là hai nước có nền văn minh cổ đại
là nguồn gốc văn minh Tây phương thế mà hai nước lại cách biệt nhau xa khi cùng
hưởng ứng văn minh xăm mình ngày nay .
«Tatau» hay «xăm mình»
Nếu nói về lịch sử xăm mình, có lẽ người ta sẽ
nhắc tới người đàn ông sanh ra cách đây 5300 năm, tức năm 3300 trước tây lịch
. Xác ướp của người này được tìm thấy năm 1991 ở biên giới Ý – Áo, trên
cao nguyyên Ötzal, ở độ cao 3200 m . Trên thân thể, nhứt là ở bắp chơn dưới,
có nhiều hình xăm, đếm được tất cả có 61 hình trong đó có nhiều hình là những
nét song song . Đó là những nét khắc vào da thịt được xác lên một lớp than
màu đen .
Nhưng có chắc đó là những dấu vết xăm mình còn
lại hay không? Hay biết đâu ông này được cạo gió vì bị trúng gió? Trường hợp
quá nặng, bịnh nhơn ngã ra đi luôn nên thân xác còn giữ dấu cạo gió?
Nguồn gốc tiếng «xăm mình» (Tatouage),
theo nhựt báo Le Monde (10/03/2018) là do tiếng «Tatau» có
nguồn gốc từ dân hải đảo Nam Thái Bình dương Polynésie . Xăm mình là một tục lệ
vô cùng quan trọng của tổ tiên dân polynésien có thể bắt đầu từ năm 1300 trước
tây lịch .
Theo lễ tục này, người ta dùng răng và xương
cá mập mài bén khắc lên da thịt, tô màu để đánh dấu những giai đoạn quan trọng
trong đời sống. Xăm còn để đánh dấu giai cấp xã hội vì chỉ phần lớn những người
thuộc từng lớp trên mới xăm mình.
Trong lúc dó, ở Nhựt bổn, xăm mình là hình phạt
. Bị chánh quyền cấm . Đến năm 1948, tục xăm mình mới được cho phép do ảnh hưởng
người Mỹ ở lại sau chiến tranh.
Ở Âu châu, xăm bị Giáo hội công giáo cấm năm
787 vì cho rằng xăm mình là biểu hiện thế tục . Đến thế kỷ XVIII, xăm trở lại
do những thủy thủ từ Polynésie đem về .
Ở Liên-xô, xăm mình dành cho tù nhơn hoặc dành
cho các trại tập trung (Goulags) như cái căn cước cá nhơn thay cho tên hay con
số trên áo. Nhìn hình xăm biết người đó thuộc loại tù gì? Có nhiều tù nhơn xăm
để ghi lại những chặng đường tù tội của mình như bản sơ yếu lý lịch .
Ngoài ra, xăm còn là dấu hiệu đẳng cắp của tù
nhơn. Tù lâu năm, tù anh chị có những hình xăm riêng.
Máy
xăm điện xuất hiện năm 1891 ở Huê kỳ do nghệ sĩ xăm Samuel Õ Reilly là người đầu
tiên phát minh ra . Ông dựa theo cây viết điện
do Thomas Edison sáng chế trước đó vài năm, gắn kim vào và cho thêm mực, xăm
vào da thịt hiện lên hình ảnh mình muốn .
Xăm ngày nay phổ biến rộng rải, xã hội tỵ hiềm
gần như không còn nữa mà còn nhìn với ít nhiều thiện cảm . Nhưng ở Âu châu và cả
ở Huê kỳ, cho tới năm 1980, xăm chỉ dành riêng cho những người «bất hảo»
. Như băng đảng hay dân chơi rock, punk và rap . Như ca sĩ Johnny
Hallyday, người xăm đầy hình . Trông anh ta gần như không còn là người da trắng
nữa .
Tuy nhiên những ca sĩ, nhạc sĩ với những hình
xăm đầy mình lại được xếp vào hàng « pop culture »!
Xăm mình rồi nay thấy hối tiếc vì một lý do
nào đó . Có thể xóa vết xăm được không?
Được nhưng kết quả không như ý muốn. Bác sĩ về
da (Dermatologue) dùng tia laser đánh bể những viên bi đựng màu cực nhỏ trong
da. Việc làm này khá mất nhiều thì giờ, rất đau đớn, nhiều tốn kém, nhưng lại
không hiệu quả trọn vẹn. Nên ở Pháp số người muốn xóa vết xăm chiếm một tỷ lệ rất
thấp, không quá 1% .
Các bà việt nam
xăm mình để hàn gắn vết thương
Trong suốt thời gian dài, xăm mình ở Việt nam
bị coi rẻ, chối bỏ, nay thì vươn lên chiếm một chỗ đứng vững chắc trong xã hội,
góp phần tạo thời trang cho một từng lớp dân chúng.
Những người làm nghề xăm ngày nay không còn là
thợ xăm như ngày xưa nữa mà trở thành nghệ sĩ xăm . Vì họ làm nghệ thuật mà!
Ở Pháp, xăm có nguồn gốc từ thổ ngữ
polynésien. Và tác nhơn là tổ tiên dân đảo Nam Thái Bình dương ngày nay.
Còn ở Việt Nam, trong sách Việt sử giai thoại,
theo Nguyễn Khắc Thuần thì xăm mình là một trong những tục cổ xưa nhứt của người
Việt, kéo dài đến đầu thế kỷ thứ XIV mới chấm dứt. Có người nói rằng, bởi tục
này mà tên nước đầu tiên của người Việt là Văn Lang?
Về nguồn gốc xăm mình, sách Lĩnh Nam chích
quái chép: « Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng
luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói các giống ở
trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống
với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại . Thế rồi, nhà
vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ
đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt
đầu có lẽ từ đấy » .
Ngoài ra, về tục xăm mình,Từ điển Lễ tục Việt
Nam cũng ghi: « Người Việt cổ từ 2000- 3000 năm trước có tục xăm hình
những con thủy quái (rồng, rắn..) lên bụng, ngực, lưng, chân, tay…. Tương truyền,
thuở xa xưa con người lặn lội vùng sông nước kiếm ăn, nên xăm hình lên người để
không bị thủy quái làm hại và hòa nhập với động vật ở dưới nước, từ đó mới săn
bắt được chúng».
Nhưng xăm mình ngày nay không phải để hù dọa
thủy quái nữa mà là thứ trang điểm thời thượng . Hay một phương thức chửa trị bịnh
tâm thần.
Trong một căn phố ở Hà nội, một phụ nữ Hà Nội
xăm cho các bà Hà Nội khách hàng . Những bà này đều bị bịnh tâm thần như phải
ly dị hoặc đang mang một chứng bịnh nan y . Tìm đến xăm là để chửa bịnh . Xăm
làm đau như xẻ da thịt . Lấy cái đau đớn này mà chữa cái đau đớn kia ! Hay còn
ý nghĩa xăm mình là để xác nhận chính là mình .
Ở Việt nam, xăm mình vẫn còn bị nhiều người
bài bác, cho đó chỉ là thứ dành riêng cho giới anh chị, giói chị em son phấn.
Người tử tế, không ai làm . Nhưng thực tế, ngày nay có không ít các bà, cả ở lớp
tuổi trung niên, không ngần ngại nói ra là họ rất thích xăm . Những bà lớn tuổi
hưởng ứng xăm mình là thái độ quay lưng lại với quá khứ của mình . Chối bỏ những
giá trị tiêu chuẩn củ, tự mình giải phóng mình . Mặc kệ những phê bình, những
công kích .
Ở Việt nam, hưởng ứng xăm mình có vẻ nồng nhiệt
nhưng chỉ mới có 4% xăm (Q&Me điều tra năm 2015) . Cũng theo kết
quả điều tra của hảng Q&Me, có 25% nhìn thấy xăm sợ hải .
Ở Hà nội ngày nay, nhu cầu xăm ngày càng lớn
tuy mức lợi tức bình thường chỉ dưới 500 đô-la / tháng. Vẫn có không ít người sẳn
sàng tiêu 1000 đô-la để thỏa mãn ý muốn của mình (Tin AFP) .
Nguyễn thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment