22,000 lon sữa từ Úc về bị Cục An toàn Thực phẩm giam cả tháng
trời
Tường Vy -
Saigon Nhỏ
9 tháng 11, 2021
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/11/04-tothibichchau-1636424818551892894993.jpg
Bà đại biểu Tô Thị
Bích Châu (Sài Gòn) phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội – Ảnh: quochoi.vn
Sáng 9 Tháng Mười Một, trong kỳ họp thứ 2, Quốc
hội khóa XV, bà đại biểu Tô Thị Bích Châu (Sài Gòn) đề cập về lô hàng 22,000
lon sữa từ Úc gửi về ủng hộ trẻ em khó khăn nhưng một tháng không lấy ra được,
để nói rõ về sự cứng nhắc bất cập trong giải quyết thủ tục hành chính giữa bộ,
ngành và địa phương.
Bà Châu cho biết, khoảng một tháng trước,
22,000 lon sữa do đồng bào ở Úc gởi về ủng hộ trẻ em khó khăn trong đại dịch
Covid-19 tại Sài Gòn đã về tới cảng, nhưng không lấy ra được.
Lý do đơn giản là mặc dù Cục Thú y đã trả lời
đồng ý cho nhập sớm, nhưng “cánh cửa thông quan” quan trọng do Cục An toàn Thực
phẩm nắm giữ vẫn đóng lạnh lùng qua công văn đề nghị đơn vị nhập “hỏi” trực tiếp
chính phủ, chứ họ không giải quyết.
Bà Châu nêu thắc mắc: “Khi chúng tôi gửi công
văn, Chính phủ lại phải giao cho Cục An toàn thực phẩm trả lời. Vậy tại sao cục
không tham mưu luôn một văn bản nêu chính kiến của cục và tham mưu cho Chính phủ
một văn bản trả lời?”
Theo bà Châu, cách làm của Cục An toàn Thực phẩm
vẫn đúng quy định và cuối năm đơn vị này vẫn sẽ được đánh giá hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ vì đã làm tròn chức trách. Bà đặt câu hỏi:
“Như thế, hàng cứu trợ về gần một tháng chưa lấy
ra được. Lỗi do ai?”
Chắc chắn sẽ không có quan chức cộng sản nào
có lỗi cả, vì lỗi ở đây là do “cơ chế”! Thứ “cơ chế” sẽ vận dụng linh hoạt, giải
quyết công việc nhanh chóng nếu có “chất bôi trơn”. Còn không thì ngay cả người
sắp chết cũng phải chờ.
Nhiều độc giả của báo Tuổi Trẻ tham gia bình
luận dưới bài viết, cho thấy nỗi chán chường của thứ “cơ chế bệnh hoạn” này.
Xin trích:
Rose Phuc: Nhờ đại biểu Bích Châu
hỏi dân mới biết có sữa viện trợ từ Úc nhưng “bị ngâm”. Nếu ở các nước,… thì
ngay ngày hôm sau các bé đã có sữa uống rồi!
Toàn: Trách nhiệm bộ phận nào
thì bộ phận đó có trách nhiệm giải quyết. Cứ đụng chuyện bộ phận đó lại hỏi lên
trên rồi đợi trên trả lời vậy thì trách nhiệm và nghĩa vụ bộ phận đó ở đâu?
Cang: Cục An toàn thực phẩm
đã hành động gì trong trường hợp này? Lấy mẫu, phân tích và kiểm tra có an toàn
hay ko có mất thời gian ko? Hay là cái việc gởi một văn bản xin ý kiến Chính phủ
cũng không làm được, lại đẩy qua UBMTTQ TPHCM làm?
Hành động là chính chứ không phải đẩy trách
nhiệm, cái khó cho địa phương… (Theo Tuổi
Trẻ)
No comments:
Post a Comment