WHO
sốc trước kết luận của nhóm điều tra COVID ở Vũ Hán: "Tất cả chúng tôi đã
té khỏi ghế"
Lưu
Bình - SOHA
20/08/2021 12:30
Một cuốn sách mới được xuất bản tại Mỹ gần đây đã
tiết lộ về những khó khăn của ông Tedros cũng như phơi bày mối quan hệ thực chất
giữa WHO và giới chức Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom
Ghebreyesus đến thăm tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 28/1/2020 ( Ảnh:
Reuters)
·
Hé lộ
vaccine mRNA ‘cải tiến’ có thể trị mọi biến thể COVID-19
·
Nghiên
cứu mới: Vaccine Covid-19 giúp kích thích siêu miễn dịch ở người từng mắc SARS
·
Nhà
phát minh người Việt từng thiết kế máy trợ thở MV20 ra mắt khẩu trang chống
Covid-19
·
Covid
ập đến vào lúc không thể tệ hơn, kinh tế Trung Quốc đứng trước 'trận chiến' buộc
phải thắng
Liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc
virus, sự hợp tác giữa WHO và Trung Quốc đã gây ra nhiều tranh luận. Trên
các phương tiện truyền thông Trung Quốc, người ta thậm chí còn gọi Tổng giám đốc
WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus là "Thư ký Tedros".
Bức
ảnh bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tư thế chạy nước kiệu của
ông dường như đã ghi lại một cách sống động hình ảnh WHO chào đón quyền lực của
Bắc Kinh - theo đài VOA (Mỹ).
Tuy nhiên, cuốn sách có tựa đề "Dư chấn: Chính trị đại dịch và sự kết thúc của trật tự quốc
tế cũ" mới được xuất bản tại
Mỹ gần đây đã tiết lộ về những khó khăn của ông Tedros cũng như hé lộ mối quan
hệ thực chất giữa WHO và giới chức Trung Quốc.
Cuốn sách này đồng thời cũng cung cấp những
thông tin nội bộ về lý do tại sao các chuyên gia của WHO đã nhiều lần tán thành
những tuyên bố của ông Tập Cận Bình về vấn đề rò rỉ virus tại phòng thí nghiệm.
Tác giả của cuốn sách này là học giả Thomas
Wright từ Viện Brookings, một tổ chức tư vấn của Mỹ, và ông Colin Kahl,
Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách của chính quyền Tổng thống Joe
Biden.
https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/1000/160588918557773824/2021/8/20/-16294288450211020950709.jpg
Dư
chấn: Chính trị đại dịch và sự kết thúc của trật tự quốc tế cũ - Cuốn sách
tiết lộ nội tình đằng sau mối quan hệ của WHO với Trung Quốc và nguyên nhân đưa
ra những kết luận của tổ chức này về quá trình điều tra nguồn gốc đại dịch toàn
cầu (Ảnh: Nguồn Internet)
NỘI TÌNH BÊN TRONG
KẾT LUẬN CỦA WHO
Tờ Washington Post hôm 19/8, đã đăng tải một số
tình tiết chính trong cuốn sách này.
Chuyên gia của WHO Ben Embarek - người đứng đầu
nhóm điều tra đến Trung Quốc hồi đầu năm nay - nói rằng khi nhóm điều tra của
WHO đến Trung Quốc để tiến hành cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc virus Covid-19, họ đã đàm phán với các quan chức Trung Quốc
về địa điểm tiến hành cuộc điều tra.
Theo
ông Embarek, về cơ bản các quan chức Trung Quốc hoàn toàn không muốn đề cập đến
vấn đề rò rỉ phòng thí nghiệm, họ đã đề nghị với nhóm chuyên gia rằng, nếu đội
ngũ WHO nhất định phải đến Vũ Hán để điều tra, thì có một điều kiện
tiên quyết là WHO sẽ không được yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra truy xuất
nguồn gốc tiếp theo.
WHO đã chấp nhận các điều kiện do Trung Quốc
đưa ra, điều này mở đường cho sự tán thành sau này của Bắc Kinh.
Hồi tháng 2 năm nay, một nhà khoa học của WHO
tham gia cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc virus Vũ Hán đã tuyên bố, việc virus
khởi nguồn từ một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là điều "cực kỳ khó xảy
ra" và không cần phải điều tra thêm. Điều này đã được nhấn mạnh một lần nữa
trong báo cáo điều tra liên danh Trung Quốc-WHO được công bố vào tháng 3.
Theo nội dung cuốn sách của Kahl và Wright,
các nhân viên cấp cao của WHO tại Geneva đã bị sốc khi nghe tuyên bố này. Một
trong số họ nói với tác giả của cuốn sách, "Tất cả chúng tôi đều
té khỏi ghế".
Ban lãnh đạo WHO tại Geneva đã bị sốc trước kết
luận việc rò rỉ virus Covid-19 từ phòng thí nghiệm là điều "cực kỳ khó xảy
ra", họ không tin rằng các nhà khoa học này sẽ loại trừ khả năng virus rò
rỉ phòng thí nghiệm sau khi đã tiếp xúc với những thông tin và dữ liệu ở Vũ
Hán.
Tổng Giám đốc WHO Tedros khi đó đã bày tỏ quan
điểm này với nhóm điều tra, nhưng nhóm điều tra khá "thận trọng" mô tả
lại những áp lực mà các quan chức Trung Quốc đã gây ra cho họ cùng quá trình thỏa
hiệp giữa hai bên.
Nhóm chuyên gia của WHO tham gia cuộc điều tra
ở Vũ Hán dường như đã không chịu nổi và buộc phải chịu khuất phục trước những
áp lực của Bắc Kinh, đồng thời loại bỏ tính cần thiết của việc phải tiến hành
điều tra thêm. Nhưng lúc này, ông Tedros đã không thể nhẫn nại hơn và buộc phải
phản kích.
Tổng
Giám đốc WHO công khai tuyên bố, phạm vi của cuộc điều tra này "không đủ rộng"
cũng như thiếu những "chia sẻ dữ liệu kịp thời và toàn diện." Ông
Tedros đồng thời cũng nói với đặc phái viên Trung Quốc tại Geneva "ngay cả
khi Trung Quốc không thích", ông cũng phải đưa ra những tuyên bố trung thực
về bản báo cáo này.
Tuần trước, WHO đã đưa ra một tuyên bố bác bỏ
những cáo buộc chỉ trích "cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc đã bị chính trị
hóa" hoặc "WHO bị khuất phục trước những áp lực chính trị."
Kể từ đó, mối quan hệ giữa WHO và Trung Quốc đã xấu
đi trông thấy. Các quan chức Trung Quốc
hồi tháng 7 đã chỉ trích WHO vì đã chính trị hóa vấn đề truy xuất nguồn gốc
virus, đồng thời tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận việc WHO tiến hành giai
đoạn tiếp theo của cuộc điều tra truy xuất nguồn gốc virus SARS-CoV-2 ở Trung
Quốc, và cáo buộc Washington đã gây áp lực lên các nhà khoa học của WHO.
*
TIN LIÊN QUAN
10 khuyến
cáo của WHO về vắc xin Sinopharm: Ai không nên tiêm?
Nghiên
cứu mới: Vaccine Covid-19 giúp kích thích siêu miễn dịch ở người từng mắc SARS
No comments:
Post a Comment