Tụ
về "thành trì duy nhất" Taliban chưa chiếm được, các lãnh đạo
Afghanistan toan tính gì?
Thi
Anh - SOHA
20/08/2021 07:23 AM
Panjshir, nơi chưa từng bị bị khuất phục, là tỉnh
duy nhất chưa bị Taliban kiểm soát ở Afghanistan.
·
Taliban
vác súng gõ cửa từng nhà, yêu cầu người dân Afghanistan trở lại làm việc
Khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn khỏi
Afghanistan và Taliban chiếm gọn Kabul chỉ trong 1 ngày mà không hề đổ máu, cuộc
xung đột kéo dài ở Afghanistan tưởng như đã gần kết thúc. Tuy nhiên, chỉ trong
vòng vài giờ, một nhóm phiến quân và chính trị gia đã cam kết sẽ kháng cự từ
khu vực duy nhất chưa nằm dưới quyền kiểm soát của Taliban.
Thung lũng Panjshir ở rặng Hindu Kush, phía Bắc
Kabul, đã là thành trì trong suốt nhiều thập kỷ, đầu tiên là chống Liên Xô những
năm 1980, sau này là chống Taliban những năm 1990. Ở đó vẫn còn có những chiếc
xe tăng rỉ sét nằm lại, tàn dư của những cuộc xung đột ấy.
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh đã
được sinh ra và huấn luyện tại đó. Ông này đã tự nhận mình là "Tổng thống
lâm thời" và kêu gọi người dân đứng lên chống lại Taliban.
Đại sứ Afghanistan tại Tajikistan, Tướng Zahir
Aghbar, cựu sĩ quan an ninh cấp cao, cho rằng Panjshir sẽ tạo thành một căn cứ
cho những ai muốn chiến đấu. "Không thể nói Taliban đã thắng trận. Không!
Chỉ là ông Ashraf Ghani đã từ bỏ quyền lực sau các cuộc đàm phán với
Taliban", ông Aghbar nói với Reuters.
Những đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho
thấy nhiều nhân vật đối lập đã tụ họp lại ở Pajishir, tỉnh lị duy nhất chưa bị
Taliban kiểm soát. Bộ trưởng Quốc phòng Bismillah Mohammadi và Ahmad Massoud,
con trai của thủ lĩnh Liên minh Phương Bắc - Ahmad Shah Massoud hiện diện bên cạnh
ông Saleh.
Nép bên rìa dãy Himalaya, địa hình của
Panjshir khiến nó trở thành một pháo đài tự nhiên và hiện nay Taliban vẫn chưa
tấn công tới mặc dù đã quét qua Afghanistan và thu giữ lượng lớn vũ khí, đạn dược
cùng thiết bị quân sự.
Guardian cho rằng nguyên nhân có lẽ là vì
Taliban phải tập trung xây dựng bộ máy mới của mình sau khi chính quyền tiền
nhiệm sụp đổ nhanh tới mức nhiều người phải bất ngờ.
Tuy nhiên, cũng có thể là bởi việc rút lui về
Panjshir có vẻ vừa mang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa quân sự - ít nhất
là tính đến thời điểm này. Các lãnh đạo hiện thời của Liên minh Phương Bắc chống
Taliban, những người đã tụ lại Panjshir và thề chiến đấu, có lẽ vừa đặt cược
vào bộ máy lãnh đạo mới, vừa lên kế hoạch.
Sau 20 năm giao tranh, ít nhất một số nhân vật
trong Taliban phải thừa nhận việc chuyển đổi sang điều hành một đất nước là thử
thách.
Họ đã đề nghị Bộ trưởng Y tế và Thị trưởng
Kabul giữ nguyên chức vụ và có tin đồn là cựu Tổng thống Hamid Karzai, hiện
đang dẫn dắt các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ mới cùng cựu đặc phái
viên Abdullah Abdullah, có thể sẽ nhận được lời mời giữ một vị trí trong Nội
các.
Ông Aghbar đã đề cập tới một số khả năng phù hợp
cho thỏa thuận và nói rằng Taliban có thể trở thành một phần trong chính phủ
liên minh đại diện cho tất cả các thành phần ở Afghanistan nếu họ "để cho
mọi người được sống hòa bình".
Nếu chuyện này thất bại thì việc phát động chiến
tranh sẽ là một lựa chọn mặc dù kháng chiến chống Taliban có thể đối diện với
nhiều thách thức hơn.
Taliban có một cứ địa cho các thủ lĩnh điều
hành hoạt động và cho phiến quân nghỉ ngơi phía bên kia biên giới ở Pakistan.
Tuy nhiên, không có quốc gia láng giềng nào khác của Afghanistan có thể là ứng
viên tiềm năng ủng hộ phong trào chống Taliban, ít nhất là bây giờ.
Panjshir là một pháo đài nhưng khá cô lập,
không dễ dàng cho công tác hậu cần. Và có lẽ quan trọng nhất là Taliban đã tích
lũy tài chính, không chỉ thông qua buôn bán ma túy mà còn từ sự ủng hộ ngầm của
nhiều đồng minh, bao gồm cả những đối thủ của Mỹ trong khu vực.
Trong khi đó, Washington khẳng định sẽ rời bỏ
Afghanistan. Saleh và đồng minh của
ông có lẽ sẽ rất chật vật để tìm sự hậu thuẫn đáng kể từ nước ngoài.
---------------------------
Afghanistan: Biểu tình chống Taliban, con trai Massoud kêu gọi
kháng chiến
Thanh
Phương -
RFI
Đăng ngày: 20/08/2021 - 12:00
No comments:
Post a Comment