THƯ
VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM HIỆN CÓ BAO NHIÊU SÁCH?
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1458321014546635&id=100011062518050
Số lượng sách của một thư viện rất quan trọng.
Tôi tò mò muốn tìm hiểu xem thư viện lớn nhất của Việt Nam có bao nhiêu sách.
Và kết quả tìm được như sau:
Khi vào OPAC của thư viện để search thì kết quả
cho thấy có “Tổng số 864.955” cuốn sách!
Con số có vẻ hơi nhỏ! Có lẽ nó mới là những
sách được nhập vào dữ liệu (với các từ khóa) để phục vụ tìm kiếm chăng?
Tìm trên một bài viết khác của chính thư viện
thì thấy đoạn này “Từ vốn tài liệu ban đầu là 5.000 bản sách của Thư viện Trung
ương Đông Dương, đến nay TVQG đã xây dựng được vốn tài liệu lớn nhất cả nước với
trên 2,5 triệu đơn vị tư liệu” (thời điểm đăng 2017).
Như vậy tính tất tần tật mọi thứ từ băng, đĩa,
sách, báo, tạp chí, tài liệu, vi phim… là 2,5 triệu.
Như thế là lớn hay nhỏ?
Ta hãy so sánh với một thư viện cấp tỉnh của
Nhật. Thư viện của tỉnh Shiga nơi tôi thi thoảng đến đọc sách ở Nhật ngày xưa.
Đây là thư viện của tỉnh Shiga nằm ở khu vực
Kansai (Tây Nhật Bản) gần cố đô Kyoto. Thư viện được xây dựng và mở cửa lần đầu
năm 1943, trải qua qua nhiều lần đổi tên, sửa chữa và liên tục được mở rộng. Hiện
nay thư viện nằm trong công viên hồ Biwa với một tổ hợp kết hợp hài hòa giữa
thư viện, công viên và rừng-núi, hồ nước. Ở thời điểm 2016 thư viện có sức chứa
2 triệu cuốn sách. Số sách thư viện hiện có là 1.042.599 cuốn.
Như vậy ta thấy, một thư viện địa phương mà
còn có trên một triệu cuốn sách (chỉ tính riêng sách thôi). Tức là số sách của
một tỉnh ở Nhật lớn hơn số sách thư viện quốc gia của Việt Nam.
Nhật hiện có 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Nhật
gọi là đô, đạo, phủ, tỉnh).
Đủ biết văn hóa đọc ở ta ở mức nào.
Thư viện nói chung và Thư viện quốc gia chưa
thực sự xứng tầm với tiềm năng về dân số của quốc gia.
P.s. Nếu so sánh với Thư viện
quốc hội Nhật Bản thì ta sẽ thấy ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Số sách của
Thư viện quốc hội Nhật (thư viện lớn nhất nước Nhật) hiện tại là 11.739.412 cuốn
(mười một triệu, bảy trăm ba mươi chín nghìn, bốn trăm mười hai).
Nghĩa là gấp khoảng 10 lần thư viện quốc gia
Việt Nam. Số liệu này có vẻ khớp và rất hợp lý với lượng sách đọc trung bình của
Nhật hiện tại là 10-12cuốn/người/năm và Việt Nam là 0,8 cuốn/người/năm.
Nếu tính tất cả các loại tài liệu thì con số cực
kì khổng lồ: 45.609.602 tài liệu.
.
Ông
cho thêm thông tin này vào nhé . Các bộ sưu tập tài liệu quý của Thư viện có thể
kể đến như: Bộ sưu tập sách cổ Hán Nôm gồm 5.280 bản sách được làm hoàn toàn thủ
công, với chất liệu giấy Dó, viết tay và in trên bản khắc bằng chữ Hán Nôm - một
loại chữ cổ của Việt Nam, có niên đại từ thế kỷ XVI - XIX; Bộ sưu tập tài liệu
Đông Dương gồm 68.500 bản, trong đó có 1.700 tên báo-tạp chí; 10.000 tên sách xuất
bản ở Việt Nam trước năm 1954 dưới dạng microfilm và microfiche, các tư liệu
này là những di sản văn hoá vô giá, mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá; Bộ
sưu tập tư liệu thời kỳ kháng chiến (1946-1954) với 3.996 tư liệu; Bộ sưu tập
Luận án tiến sỹ của người Việt Nam được bảo vệ trong và ngoài nước, của người
nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam với trên 29.000 bộ; Bộ sưu tập các xuất bản phẩm
nộp lưu chiểu của Việt Nam từ năm 1922 đến nay, là bộ sưu tập tư liệu quốc gia
quan trọng gắn với sự phát triển của ngành xuất bản và của TVQG với hơn 680.000
tư liệu, tương đương gần 1.580.000 bản là sách, tranh, nhạc, bản đồ và nhiều loại
ấn phẩm đặc biệt khác; Bộ sưu tập báo, tạp chí với 9.000 tên báo, tạp chí trong
nước và nước ngoài, tương đương với hơn 1.300.000 số báo, tạp chí, trong đó có
những số báo tiếng Việt đầu tiên ở nước ta, xuất bản năm 1865. Đặc biệt, TVQG
đã và đang lưu giữ trọn vẹn và đầy đủ nhất toàn bộ các xuất bản phẩm - di sản
thư tịch của dân tộc bằng nhiều phương pháp và kỹ thuật bảo quản hiệu quả và hiện
đại. Những năm gần đây, dù tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của đơn vị, tuy nhiên TVQG vẫn luôn quan tâm đầu
tư cho công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu, coi đây là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong công tác. (Trang chủ TVQG)
·
Bạn
nào quan tâm có thể xem số liệu thống kê của thư viện quốc hội Nhật Bản ở đây.
https://www.ndl.go.jp/jp/aboutus/outline/numerically.html
NDL.GO.JP
統計|国立国会図書館―National Diet Library
統計|国立国会図書館―National
Diet Library
*
Còn
đây là bài tổng kết số liệu của thư viện quốc gia Việt Nam.
https://nlv.gov.vn/.../thu-vien-quoc-gia-viet-nam-mot-the...
NLV.GOV.VN
Thư viện Quốc gia Việt Nam - Một thế kỷ hình
thành, phát triển và chặng đường phía trước | NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN
*
Dân
số của Nhật là khoảng 130 triệu, Việt Nam khoảng 100 triệu.
*
Theo
thống kê cá nhân của đại lý sách BBB, nước ta có tỉnh Lạng Sơn từ khi anh ấy
làm nghề tới giờ chưa mua một cuốn sách nào. Tính theo vùng miền thì miền Nam
mua sách nhiều hơn hẳn miền Bắc, tỉnh/tp mua nhiều nhất là Sài Gòn.
*
Trần
Thái Sơn quả thật là khi bán sách rong mình cũng thấy có nhiều nơi
hầu như chưa hề bán được một cuốn nào. Hai nơi mua nhiều nhất là HN và TP HCM.
No comments:
Post a Comment