https://www.facebook.com/mitodohung/posts/10165500095270612
Sáng nay, phía đầu đường chính từ chỗ khu nhà
mình nối ra trục Huỳnh Tấn Phát đã bị công an bịt kín. Có lẽ mấy ảnh sợ cảnh
chen chúc đi siêu thị mua hàng như các nơi khác. Bà con trong hẻm muốn thoát
sang bên kia đường Huỳnh Tấn Phát để mua đồ không được.
Sau khi có thông báo gia tăng giãn cách từ
ngày 23.8, nhiều người dân Sài Gòn bèn đổ xô đi mua đồ. Trên mạng có nhiều hình
ảnh chụp cảnh bà con đông đúc, chen chúc, thậm chí có chỗ xô đẩy nhau rất nguy
hiểm giữa thời đại dịch. Nhiều người chửi rằng dân Sài Gòn chưa biết sợ, coi
thường dịch bệnh.
Chửi hiện tượng thì dễ, đi tìm nguyên nhân và
giải quyết vấn đề khó hơn nhiều.
Thực
tình, dịch bệnh tàn phá Sài Gòn, cái chết đã đến với nhiều gia đình, trong đó
có cả gia đình bạn bè mình. Dịch bệnh không còn là số liệu thống kê trên các bản
tin nữa. Nó là một thực tế bủa vây xung quanh mỗi người.
Một buổi tổi, khi nói chuyện qua facebook, một
anh bạn kể nhà sát vách anh vừa có người chết, gọi cơ quan chức năng tới khâm
liệm không được. Rồi anh ấy hỏi: “Hùng ơi, mình có chết không?” Mình xua đi: “Ối
trời, cứ 5K, giãn cách miệt mài đi. Còn nếu xui mà dính thì chịu thôi.” Đấy là
nói vậy, nhưng nhìn cận cảnh những gì đang diễn ra, mình cũng không khỏi bất
an. Mắc bệnh, trở nặng, tự xoay xở… tất cả những điều này đã, đang xảy ra với
nhiều người, biết đâu nó sẽ xảy ra với mình.
Ở giữa Sài Gòn, ở một con hẻm có nhiều F0, có
người đã chết, mình hiểu dịch bệnh đáng sợ thế nào.
Người Sài Gòn hầu hết đều hiểu điều đó, trong bối cảnh mỗi ngày có hơn
hai trăm người chết được thống kê ở thành phố này, chưa kể các trường
hợp không được báo cáo.
Hỏi người Sài Gòn họ có sợ Covid-19 không, hẳn
phần lớn câu trả lời là có.
Nhưng chết do dịch bệnh hay chết do đói đều là
chết cả. Rất nhiều người chưa chứng kiến trực tiếp cái chết do dịch bệnh, thì đối
với họ, cơn đói cồn cào, thứ mà họ cảm nhận trực tiếp khi hai thành bao tử cọ
xát vào nhau, thôi thúc họ hành động mạnh mẽ hơn.
Đó là lý do họ đổ ra đường.
Bạn sẽ hỏi: Sắp tới quân đội đưa cơm tới tận cửa
rồi, lo gì vậy?
Ở Sài Gòn, có nơi đã trải qua hơn hai tháng
phong tỏa. Nơi ít thì cũng hơn một tháng. Sự tiếp cứu của nhà hảo tâm là vô
cùng quý giá. Nhiều người đã tiếp tục sống được nhờ nguồn tiếp sức này. Nhà nước
cũng có nhiều nỗ lực cứu trợ. Tuy nhiên, hơn ai hết, người Sài Gòn hiểu rõ “ăn
uống có nhà nước lo tận cửa” là thế nào. Thế nên, khi có thông tin từ ngày 23.8
sẽ siết chặt hơn, việc họ chạy ra đường để tự lo là điều dễ hiểu. Họ phải tự cứu
mình trước cái đã.
Muốn ngăn chặn người dân ra đường trong hoàn cảnh
đầy hoang mang và đã thấm thía này, nhà nước nên đảo quy trình lại, đó là cung
cấp thực phẩm, an sinh tới từng gia đình trước khi thông báo “đóng cửa”. Khi
người dân vỡ ra rằng, ồ, hóa ra cơm nhà nước là có thật, nó đã được đưa tới tận
cửa nhà, chứ không phải trên ti vi, thì với với nỗi sợ dịch bệnh, lòng mong muốn
cuộc sống bình thường sớm trở lại, cộng với sự thôi thúc cần phải đồng hành
cùng nhà nước để chống dịch… sẽ khiến họ ngồi yên ở nhà chứ không đi đâu cả.
Thực ra, cũng có những người thiếu ý thức thật,
nhưng không phải đa số. Hai tháng phong tỏa, người Sài Gòn đã có đủ kinh nghiệm
và bài học xương máu rồi, nên phải lo thôi.
---
Ảnh: Báo Thanh Niên
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10165500093510612&set=a.10150349345110612
.
11
giờ ·
Đói đầu gối cũng phải bò.vỡ toang : Dân tràn vào siêu thị….
No comments:
Post a Comment