Monday, August 23, 2021

CHIẾN DỊCH QUYẾN RŨ NGOẠI GIAO CỦA KAMALA HARRIS TỚI ĐÔNG NAM Á (Jonathan Head - BBC)

 


Chiến dịch quyến rũ ngoại giao của Kamala Harris tới Đông Nam Á

Jonathan Head

Phóng viên Đông Nam Á

23 tháng 8 2021, 12:04 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/world-58302053

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/12870/production/_120088857_gettyimages-1333450751.jpg

Kamala Harris hy vọng sẽ củng cố mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh trong khu vực, Singapore và Việt Nam

 

Khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Việt Nam trong phần thứ hai của chuyến công du đến Đông Nam Á, bà có thể thấy biết ơn vì nơi bà đến là Hà Nội, chứ không phải trung tâm kinh tế lớn hơn ở phía Nam - Thành phố Hồ Chí Minh - trước đây là Sài Gòn. Thành phố được đặt lại tên vào năm 1975 theo tên nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã buộc Mỹ phải rút lui trong nhục nhã.

 

Trong nhiều năm sau đó, Việt Nam gợi lên ký ức về sự thất bại của Hoa Kỳ lẫn sự vô ích khi đổ tiền và sinh mạng vào cuộc chiến chống lại lực lượng khởi nghĩa có gốc rễ địa phương.

 

Những điểm tương đồng rõ nét giữa Afghanistan hôm nay và Việt Nam thời điểm đó, sẽ đủ khó xử nếu không thực sự có mặt ở thành phố cuối cùng mà Mỹ phải rời đi vào phút chót, trong hoảng loạn.

 

 

Lần may mắn thứ ba?

 

Chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris là một phần trong cuộc tấn công ngoại giao đầy quyến rũ của chính quyền Biden ở Đông Nam Á, một khu vực mà họ cho là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh trong tương lai của Hoa Kỳ. Đây là chính quyền thứ ba của Mỹ hứa hẹn một sự tập trung mới cho khu vực này.


Tổng thống Obama chính sách gọi là 'xoay trục', được cho là điều hướng chính sách ngoại giao của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á - Thái Bình Dương, và Tổng thống Trump thì gọi là 'Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở', nhằm thách thức sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Cả hai chiến lược đều không vượt quá xa các khái niệm rộng lớn đó, hay đảo ngược được sự nhận thức về uy tín của Hoa Kỳ đang suy giảm tại đây.

 

Việt Nam: Afghanistan có ảnh hưởng chuyến thăm của Kamala Harris?

Kabul 2021, Sài Gòn 1975 và chuyến đi VN của Phó TT Mỹ Harris

 

Thế nên, chuyến công du thực hiện ngay sau thất bại bẽ mặt ở Afghanistan, phó tổng thống có hy vọng gì trong việc thuyết phục Singapore và Việt Nam rằng Tổng thống Biden sẽ làm tốt hơn?

 

Có một số quan ngại trong khu vực về sự thiếu quan tâm rõ ràng của ông trong sáu tháng đầu cầm quyền, khi ông không gọi điện cho một nhà lãnh đạo nào ở Đông Nam Á và dường như tập trung nhiều hơn trong việc thiết lập lại mối quan hệ với châu Âu.

 

Nhưng trong hai tháng qua, các chuyến thăm đầu tiên của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đưa ra tín hiệu mức độ nghiêm túc mà Mỹ hiện dành cho khu vực này.

 

Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok, nói: "Cách mà việc rút quân khỏi Afghanistan diễn ra thực sự rất tổn hại đến uy tín của Hoa Kỳ".

 

"Nhưng về lâu dài, điều đó còn phụ thuộc vào những gì họ làm sắp tới. Nếu họ theo sát các chuyến thăm của Austin và Harris, đẩy mạnh ngoại giao vaccine ở khu vực này, nếu họ cung cấp đầy đủ nguồn lực cho chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình, thì đây có thể là một chính sách đối ngoại có trọng điểm hơn cho chính quyền Biden, tránh khỏi Trung Đông và những cuộc chiến không thể phân thắng bại. "

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9018/production/_120088863_gettyimages-1234225635.jpg

Chính sách ngoại giao vaccine của Hoa Kỳ đã hoạt động mạnh trong khu vực

 

Việc Mỹ ủng hộ 23 triệu liều vaccine Covid gần đây giúp hình ảnh của nước này ở Đông Nam Á được nâng lên không ngờ và việc người ta cho rằng chất lượng của công nghệ vaccine mRNA của Mỹ vượt trội hơn so với vaccine kém hiệu quả do Trung Quốc sản xuất đã được cung cấp số lượng lớn trong khu vực.

 

Bà Harris sẽ tận dụng điều đó bằng cách đề xuất quan hệ đối tác sâu hơn về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y tế, đồng thời mở chi nhánh tầm khu vực đầu tiên của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ tại Hà Nội.

 

Ở Singapore, bà ấy có khả năng thúc đẩy ý tưởng về một hiệp định thương mại kỹ thuật số giữa một số quốc gia trong khu vực, có thể bao gồm bảo mật kỹ thuật số và các tiêu chuẩn được thống nhất về các công nghệ mới nổi như AI và blockchain.

 

Điều này có lợi thế là tái tham gia vào mạng lưới thương mại châu Á - Thái Bình Dương, sau những thiệt hại do Tổng thống Trump đột ngột rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cách đây 5 năm, và trong các lĩnh vực mà Mỹ có khả năng cạnh tranh.

 

 

Thách thức đối với Trung Quốc

 

Điều này sẽ nhằm mục đích chống lại những bước tiến vũ bão của Trung Quốc trong việc thúc đẩy viễn thông và công nghệ tiên tiến khác của họ, cái gọi là 'con đường tơ lụa kỹ thuật số', ví dụ, ​​cơ sở hạ tầng 5G tiên tiến của Huawei làm chủ ở nhiều quốc gia.

 

Tổng thống Biden cũng đang thúc đẩy những thay đổi về cấu trúc của chuỗi cung ứng toàn cầu, để dứt các công ty Mỹ khỏi sự phụ thuộc vào số lượng nhỏ các nhà cung cấp chuyên dụng, rất nhiều ở Trung Quốc.

 

Những vấn đề này sẽ có sức cuốn hút lớn hơn ở Đông Nam Á so với việc chính quyền Trump tập trung vào việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Biển Đông và leo thang tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Không quốc gia nào trong khu vực này muốn đặt vào thế phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

 

Nhưng điều đó đồng nghĩa sự nhiệt thành thậm chí cho những sáng kiến ​​về chuỗi cung ứng và kỹ thuật số này sẽ bị giới hạn nếu được nhìn nhận là sự gắng sức đối đầu với Trung Quốc.

 

Và Mỹ sẽ phải chấp nhận thực tế rằng các nước châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng bị gắn chặt vào mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được ký kết vào tháng 11 năm ngoái.

 

 

Áp lực về cuộc khủng hoảng Myanmar

 

Tổng thống Biden đã nói rất nhiều về một nền ngoại giao "gốc rễ từ những giá trị dân chủ được trân trọng nhất nước Mỹ".

 

Nhân quyền, vấn đề mà cựu Tổng thống Trump hầu như không màng để tâm đến, nằm trong danh sách các chủ đề sẽ được thảo luận ở Singapore và Việt Nam.

 

Nhưng các vấn đề nhân quyền có lẽ không xuất hiện nhiều như đã từng xuất hiện trong các phát biểu hùng hồn của cựu Tổng thống Obama trong các chuyến thăm của ông đến khu vực này. Dù bài hùng biện của ông về cỗ xe lịch sử hướng về phía tự do đã truyền cảm hứng cho khán giả trẻ tuổi, nó không mấy hấp dẫn đối với các chính phủ đã trở nên độc tài hơn và ít khoan dung hơn với bất đồng chính kiến.

 

Việt Nam: Đặc xá tù nhân và chuyến thăm của bà Kamala Harris

Ted Osius: Hoa Kỳ rất ủng hộ Việt Nam về Biển Đông và sông Mekong

 

Kamala Harris chắc chắn sẽ thúc giục các nước Đông Nam Á hành động quyết đoán hơn để giúp khôi phục nền dân chủ ở Myanmar, nhưng Mỹ vẫn nói rằng họ chấp nhận việc ASEAN, Hiệp hội gồm 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á, nên đi đầu trong các nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Và cho đến nay, chính sách ngoại giao của ASEAN đối với Myanmar đã diễn ra với tốc độ ảm đạm.

 

Việc chấp nhận vai trò trung tâm của ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với các chính phủ ở đây, vốn bị suy yếu bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, và sự thống trị của cái gọi là 'Quad' (bộ tứ kim cương) nhằm chỉ quan hệ đối tác chiến lược mới của Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ, trong Ngoại giao của Hoa Kỳ.

 

Thitinan Pongsudhirak nói: "Cơn ác mộng của ASEAN là trở nên không còn liên quan và đánh mất vai trò trung tâm trong hành động của khu vực vì hòa bình và an ninh. Rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên là không được để bộ tứ Quad bành trướng và làm làm lu mờ ASEAN."

 

ASEAN được thành lập vào năm 1967 - đỉnh điểm của Chiến tranh Việt Nam, về cơ bản là một sự sắp xếp để các quốc gia trong khu vực có thể tránh được những nỗi kinh hoàng mà họ đang chứng kiến ​​tại các quốc gia Đông Dương láng giềng.

 

Việc Mỹ rút quân vào năm 1975 khiến khu vực bị chia rẽ và dễ bị tấn công, với một cuộc xung đột tồi tệ kéo dài thêm 15 năm ở Campuchia, mà ASEAN đã nỗ lực để chấm dứt.

 

Sự so sánh những điểm tương đồng nổi bật giữa sự thất thủ Sài Gòn và Kabul là điều không tránh khỏi. Và 46 năm sau, Phó Tổng thống Harris đến thăm Việt Nam.

 

Nhưng chắc chắn bà sẽ chỉ ra mối quan hệ kinh tế và chiến lược chặt chẽ thời nay giữa Mỹ và Việt Nam, như một minh chứng cho thấy Hoa Kỳ có thể phục hồi sau những thiệt hại từ cuộc rút quân thảm hại.

 

                                                           ***

TIN LIÊN QUAN

 

Kabul 2021, Sài Gòn 1975 và chuyến đi VN của Phó TT Mỹ Harris

22 tháng 8 năm 2021

.

Cựu đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng cao nhất của Việt Nam

12 tháng 8 năm 2021

.

Việt Nam: Đặc xá tù nhân và chuyến thăm của bà Kamala Harris

21 tháng 8 năm 2021

.

Việt Nam: Afghanistan có ảnh hưởng chuyến thăm của PTT Mỹ Kamala Harris?

19 tháng 8 năm 2021

 

 

 


No comments: