Cuộc
cách mạng thất bại tại Hồng Kông, bài học nào cho Việt Nam?
Jackhammer
Nguyễn
27/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/27/cuoc-cach-mang-that-bai-tai-hong-kong-bai-hoc-nao-cho-viet-nam/
Cuộc cách mạng
không thể thành công
Đối với tôi, vụ bắt cô Châu Đình (Agnes Chow) ngày 10/8/2020,
là sự kiện đóng lại trang sử “cuộc cách mạng không thể được” của Hồng
Kông, dù sau đó đến tận cuối tháng 8/2020 vẫn còn liên tục nhiều người bị bắt,
trước cô Châu, anh Hoàng Chí Phong, nhà báo Jimmy Lai cũng bị bắt, và bản thân
Châu Đình cũng từng bị bắt vào tháng 9/2019.
Vì cô Châu Đình là đại diện
cho triệu người trẻ tuổi của Hồng Kông, xuống đường định tiến hành cuộc cách mạng
thay đổi tận gốc chính trị Hồng Kông, và vụ bắt bớ ngày 10/8 được thực hiện dưới
Luật an ninh mới của Bắc Kinh, mà sự ra đời của nó được đánh giá là kết thúc những
quyền tự do cuối cùng của người dân Hồng Kông.
Cuộc cách mạng đã thất bại.
Nhưng trước đó người ta dự đoán nó không thể thành công, trong đó có người viết
bài này, dựa trên phân tích về kinh tế của lãnh thổ Hồng Kông, cũng như thái độ
tự tin của Bắc Kinh khi xử cuộc biểu tình, theo kiểu nhà cầm quyền các chế độ
dân chủ phương Tây đối phó với các cuộc biểu tình. Điều trớ trêu là chế độ Bắc
Kinh không hề là một nền dân chủ.
Thật ra, cuộc xuống đường
của sinh viên học sinh Hồng Kông đã đạt được sự nhượng bộ từ Bắc Kinh khi Trung
Nam Hải rút lui dự luật dẫn độ, nguyên nhân trực tiếp làm bùng phát cuộc cách mạng.
Đáng lẽ các lãnh tụ thanh niên, các nhà lập pháp độc lập nên dừng lại ở đó,
nhưng họ lại tiếp tục đi xa hơn khi đòi hủy bỏ điều kiện bầu cử đặc khu trưởng
là cần có sự ủng hộ của Bắc Kinh. Và còn đi xa hơn nữa là đòi … độc lập.
Bắc Kinh không chấp nhận
như thế, và cuộc xuống đường càng lâu, càng tăng bạo lực, thì sự ủng hộ của dân
chúng Hồng Kông cho các bạn trẻ càng giảm. Huống hồ gì nguyên nhân sâu xa của
cuộc khủng hoảng là kinh tế suy sụp của Hồng Kông, chứ chưa hẳn hoàn toàn là
các giá trị và định chế dân chủ mà các bạn trẻ và Châu Đình giương cao.
Điều quan trọng nữa trong
cái cách mà những nhà cách mạng làm áp lực lên Bắc Kinh là một suy nghĩ sai lầm
của họ về vị thế của Hồng Kông trong nền kinh tế Hoa Lục và toàn cầu. Họ vẫn
cho rằng Hồng Kông là cái rốn tài chính của châu Á, là cái yết hầu sống còn của
nền kinh tế Hoa Lục. Phân tích cho thấy từ khi Hoa lục cải tổ kinh tế, Hồng
Kông bị trao trả từ tay người Anh, các trung tâm kinh tế ven biển Hoa Đông như
Thượng Hải, Chu Hải, Thẩm Quyến tăng trưởng nhanh chóng, chia hết miếng bánh của
Hồng Kông.
Áp lực quốc tế lên Bắc
Kinh cũng không có giá trị gì hết vì vai trò kinh tế của Hoa lục quá lớn đối với
các ngọn đèn dân chủ như Tây Âu, Úc, Hoa Kỳ, và nhất là Hoa Kỳ dưới thời Donald
Trump thì càng ít hy vọng. Trump không mảy may quan tâm tới Hồng Kông trong cái
“deal” của ông ta với Trung Nam Hải. Thành ra khi thoáng thấy khẩu hiệu khẩn cầu
Donald Trump và Hoa Kỳ xuất hiện trên đường phố Hồng Kông, thì quả là điềm báo
cho cuộc thất bại này.
Các nhà cách mạng trẻ tuổi
hy vọng sự suy sụp kinh tế của Hồng Kông làm Hoa lục sợ hãi, hay là áp lực quốc
tế từ phương Tây sẽ làm Bắc Kinh nhượng bộ. Cả hai điều đó đều không xảy ra. Chẳng
những thế, bộ luật an ninh mới lại làm thêm một cái tròng lên những người yêu
dân chủ Hồng Kông.
Bài học gì cho Việt
Nam?
Có nhiều người Việt ngưỡng
mộ cuộc cách mạng Hồng Kông, từ đó xem khinh người Việt Nam đã không có những
hành động cách mạng tương tự. Tôi không cho là như thế, khác với người Việt,
nhiều thế hệ Hồng Kông lớn lên dưới thể chế dân chủ. Có bao nhiêu người Việt
Nam được hưởng một xã hội và giáo dục như Hồng Kông?
Tuy vậy, theo tôi ta cũng
rút ra được mấy bài học sau đây cho phong trào dân chủ hóa Việt Nam, từ cái
thành cái bại của Hồng Kông.
Các bạn trẻ Hồng Kông đã
sử dụng được mạng xã hội, biến những tranh cãi biện luận trên mạng thành hoạt động
có thật trên đường phố. Những hoạt động này dù sao cũng đã đem lại cho họ những
thắng lợi ban đầu.
Những nhà cách mạng Hồng
Kông có được những người muốn thay đổi từ bên trong hệ thống, những nhà lập
pháp theo khuynh hướng dân chủ. Những người này khởi đầu không nhỏ cho phong
trào diễn ra ngoài đường phố.
Sự thành lập công khai tổ
chức Demosisto cũng ít nhất tập trung được sức mạnh một cách có tổ chức. Ủng hộ
phong trào dân chủ Hồng Kông còn có những kênh truyền thông độc lập và có uy
tín.
Đó là những cái thành
công, dù rằng nó chỉ trong tày gang, nhanh chóng bị sự thất bại sau đó xóa sạch.
Tại Việt Nam, mạng xã hội
đang trở thành một nơi cãi nhau vô bổ, không hề biến được thành sức mạnh có thật
ngoài đường phố, trên đồng ruộng, hay trong nhà máy.
Việt Nam cũng không có được
“tay trong” như những nhà lập pháp dân chủ Hồng Kông, bộ máy nhà nước hoàn toàn
do đảng Cộng sản kiểm soát.
Các tổ chức không do đảng
Cộng sản kiểm soát hiện nay là Giáo hội Công Giáo, một số đảng phái chính trị
bí mật, và các tổ chức nghiệp đoàn tự do cũng … bí mật. Nhưng Giáo hội Công
Giáo không thể làm gì được trong một quốc gia mà họ chỉ là thiểu số. Các đảng
phái chính trị và nghiệp đoàn bị đàn áp nặng nề, nhưng rất ít được người Việt
trong nước biết đến.
Các tổ chức hải ngoại của
người Việt thì ồn ào, nhiều màu sắc và không giúp ích gì được nhiều cho dân chủ
hóa trong nước như lẽ ra phải có. Các cơ quan ngôn luận của người Việt hải ngoại
lại đang bị làm nhiễu bởi mạng xã hội, loan tin thất thiệt, thuyết âm mưu để
câu khách là nhiều, chỉ làm lợi cho uy tín của truyền thông cộng sản trong nước.
Mà không chỉ có các kênh
YouTube ăn tiền quảng cáo, các kênh truyền thông mang tính chính thống cũng hay
áp đặt tiêu chuẩn kép trên những sự việc diễn ra ở Việt Nam. Điển hình trong vụ
này là vụ án Trương Duy Nhất đang diễn ra. Đã có rất nhiều cơ sở để tin rằng
ông Nhất liên quan đến tham nhũng và đấu đá phe phái tại Việt Nam, nhưng đối với
nhiều kênh truyền thông hải ngoại của người Việt, ông ta là một người anh hùng.
Điều đó là gì nếu không phải là điều làm mất lòng tin của công chúng trong nước?
Điều quan trọng nhất, theo tôi, rút ra từ bài học Hồng
Kông là đánh giá đúng vị trị của mình và của đối phương.
Các nhà hoạt động dân chủ
người Việt trong và ngoài nước có khuynh hướng xem thường bản lãnh của các viên
chức cộng sản Việt Nam, cứ suy đoán theo kiểu mơ ước là nền kinh tế của họ sắp
sụp đổ tới nơi rồi. Điều đó không đúng.
Đứng trước một đối thủ
dày dạn kinh nghiệm gần 100 năm, rất có tổ chức, những người Việt yêu dân chủ
không có tổ chức nào hết, thậm chí đôi khi cái tên đấu tranh dân chủ chỉ là cái
vỏ. Một trường hợp rất nhiều người biết đến là một người được các tổ chức nhân
quyền bảo trợ đi dự hội nghị tại Pháp, chỉ có mặt tại hội nghị đúng một buổi rồi
sau đó làm giấy tờ để cư trú tại Pháp. Người này không có một quá khứ đấu tranh
dân chủ gì cả.
Dù không có được những gì
tôi vừa liệt kê, nhưng những năm qua cũng chứng kiến những cuộc biểu tình lớn tại
Việt Nam, như cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người vào hai ngày 10 và 11/6/2018
chống luật đặc khu và an ninh mạng, hay cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 chống ô
nhiễm ở Formosa Hà Tĩnh.
Các cuộc biểu tình này ít
nhiều có một nguyên nhân chung giúp nhiều người Việt đoàn kết lại, đó là tâm lý
bực tức, căm thù kẻ xâm lược Trung Quốc. Nay có vẻ như nhà nước Việt Nam với
khuynh hướng gần phương Tây hơn, bắt đầu mạnh miệng hơn về đối ngoại, chống lại
Bắc Kinh. Điều đó làm cho các chất keo dính kết “những người dân chủ” Việt Nam
không còn nữa.
Tuy nhiên với lăng kính lạc
quan, tôi cho rằng xã hội Việt Nam vẫn còn rộng mở nhiều khả năng cho dân chủ
hóa, và dân chủ hóa phải được hiểu theo nghĩa rộng và tiệm tiến, chứ không phải
là đơn thuần thay đổi một cái tên, hay thành lập tổ chức này tổ chức nọ.
Mà dân chủ hóa là gì nếu
không phải là cải thiện những điều cơ bản nhất về dân sinh như đất đai, môi trường,
lương bổng? Những hoạt động dân chủ hóa Việt Nam phải bắt đầu lại bằng những hoạt
động dân sự và dân sinh như thế. Bên cạnh đó, sự “tự diễn biến” của những người
cộng sản Việt Nam cũng quan trọng không kém, tôi nghĩ vẫn còn rất nhiều người sẵn
sàng làm “tay trong” cho dân chủ hóa.
No comments:
Post a Comment