VÌ SAO BỌN
QUAN THAM CHỌN CYPRUS?
https://www.facebook.com/vannga.do.3154/posts/307196353946483
Được sống ở nơi chốn bình
yên, môi trường trong lành, một xã hội an toàn và văn minh, có cơ hội phát triển
thì đấy là những thứ vô giá. Những triệu phú đô la nhưng phải sống ở những nơi
bất an, môi trường ô nhiễm, cơ hội phát triển thấp thì họ không ngần ngại móc hầu
bao ra để mua một suất định cư ở những nơi có điều kiện sống vô giá ấy. Bởi vậy
mà những nơi như Hoa Kỳ, EU và một số nước nằm trong khối thịnh vượng chung như
Anh, Canada, New Zealand và Úc luôn là mục tiêu của những người có tiền khắp
nơi trên thế giới. Họ sẽ chọn những nơi này sinh sống để hưởng thụ và phát triển
tương lai cho con cháu.
Như ta biết, người di cư
thì bao giờ tài sản của họ cũng di cư theo chủ. Chính vì vậy, những quốc gia có
điều kiện sống tốt ấy, họ không thể không tận dụng nhu cầu này để ra chính sách
thu hút những triệu phú đến đất nước họ định cư. Tuy nhiên, những con người triệu
phú ấy không phải ai cũng là người tốt, vì vậy phải có chọn lọc. Ở những quốc
gia có điều kiện sống càng tốt thì họ càng phải chọn lựa thật kỹ.
Như ta biết, giới có tiền
được chia làm 2 loại rõ ràng, loại có tiền bẩn và loại có tiền sạch. Những người
làm ra đồng tiền sạch tất nhiên là những người làm ăn chân chính, những người
này xã hội nào cũng chào đón, còn những người làm ra những đồng tiền bẩn thì
ngược lại, xã hội nào cũng không muốn tiếp nhận.
Vì sao? Vì những kẻ làm
ra đồng tiền bẩn chính họ cũng là kẻ phạm pháp. Quốc gia nào chấp nhận những kẻ
làm ăn phi pháp đến tá túc thì quốc gia đó sẽ mất uy tín với thế giới. Vậy nên
những quốc gia nói Tiếng Anh như Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand và Anh Quốc họ
chỉ tiếp nhận những con người làm ra đồng tiền sạch, ngoài mục đích làm tăng
GDP thì họ còn muốn bảo vệ một xã hội lành mạnh ít tội phạm mà họ đã dày công
vun đắp hàng thế kỷ. Chính vì vậy, những quốc gia này luôn yêu cầu các nhà đầu
tư chứng minh nguồn gốc đồng tiền là vậy.
Riêng Hoa Kỳ, quốc gia
này còn khắt khe hơn, họ ra luật Magnitsky sẵn sàng áp đặt trừng phạt lên bất kỳ
cá nhân nào bị quy kết tham nhũng và vi phạm nhân quyền muốn nhập quốc tịch vào
Mỹ, trong đó chính quyền Hoa Kỳ có thể cho đóng băng tài khoản của những người
này đang gởi ở các ngân hàng ở Mỹ. Đây chính là lưỡi dao đe dọa những quan chức
tham nhũng và những kẻ làm ăn phi pháp ở các nước độc tài. Vì thế thay vì vào Mỹ,
họ phải tìm con đường khác, họ chọn vào các nước Tây và Bắc Âu theo đường vòng.
EU là một khối kinh tế có
tổ chức chặt chẽ nhất thế giới, nó đang tiến dần đến việc hình thành một quốc
gia liên bang. Nếu so với một quốc gia liên bang có tiềm lực kinh tế tương
đương nó như Hoa Kỳ, thì EU còn rất lỏng lẻo. Trong khối này, các quốc gia
thành viên phía Tây và phía Bắc thì giàu có nên có trách nhiệm gánh vác kinh tế
cho cả khối, còn quốc gia phía đông thì nghèo hơn nên chủ yếu là ăn bám. Chính
vì tình trạng này mà Anh Quốc đã quyết định ly khai khỏi EU. Những quốc gia
nghèo lợi dụng mác thành viên EU để ra chính sách trục lợi. Trong đó Malta và
Cyprus là những quốc gia như thế.
Môi trường sống của Malta
và Cyprus không đủ sức hấp dẫn để hút những dòng tiền sạch tìm đến như Hoa Kỳ,
Anh, Úc, Canada, New Zealand nên họ chỉ có thể thu hút nguồn tiền bất minh vào
nước họ mà thôi. Chính vì thế mà những quốc gia này không đòi hỏi nhà đầu tư phải
chứng minh nguồn gốc tiền. Với 2,5 triệu USD thì người ta đã có hội trở thành
công dân Cyprus và từ đó tiến vào những nước Tây Âu hoặc Bắc Âu định cư thì đây
quả thật là thiên đường cho bọn tội phạm kinh tế và tội phạm chính trị trên khắp
thế giới.
Trong danh sách mà công
ty Al Jazeera đã công bố những người xin quốc tịch Cyprus thì toàn là các quan
chức tham nhũng và những tội phạm kinh tế trên khắp thế giới. Trong các tên tuổi
bị lộ thì Việt Nam có 2, đó là Phạm Nhật Vũ tội phạm kinh tế, và người còn lại
là Phạm Phú Quốc đại biểu quốc hội CS. Với 2,5 triệu đô la, ông Quốc dư điều kiện
để đầu tư sang Mỹ định cư sao ông ta không chọn Mỹ mà chọn Cyprus? Chính cách
chọn nơi đầu tư quốc tịch đã tố cáo rằng, đồng tiền mà ông này kiếm được là thứ
tiền bẩn không thể chứng minh nguồn gốc. Được biết, năm 2016 Nguyễn Thị Nguyệt
Hường cũng là đại biểu quốc hội có quốc tịch Malta.
Hồ sơ mà công ty Al
Jazeera công bố đấy chỉ là một phần nhỏ. Việc Phạm Nhật Vũ, Phạm Phú Quốc và
Nguyễn Thị Nguyệt Hường chẳng qua là những người “xui xẻo” mà thôi. Một chính
sách nhập cư thoáng không bắt buộc chứng minh nguồn gốc đồng tiền đầu tư mà được
đặt chân vào EU thì đó chắc chắn là địa chỉ lí tưởng cho bọn quan tham CS tìm
đường tẩu tán tài sản ăn cắp nhân dân và xây dựng tương lai cho con cái ở trời
Tây. Với 2,5 triệu đô thì đó là khoản đầu tư trong tầm tay hàng vạn quan chức
Việt Nam. Vì vậy chắc chắn còn nhiều quan chức khác đã có quốc tịch xứ này.
Trăm thằng ăn cắp mà trốn được thì người ta tóm được mấy thằng? Chắc vài thằng
là nhiều lắm rồi.
Dân đòi dân chủ thì đàn
áp và bỏ tù, không những thế, chính quyền này còn xấc láo nhét chữ vào mồm dân
rằng, “Việt Nam không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng”. Thế nhưng thực tế
thì sao? Thực tế, những quan chức sau khi hút máu dân no nê rồi mang bụng máu ấy
sang xứ dân chủ hưởng thụ. Vậy thì thử hỏi sự khốn nạn nào bằng?
_____
Tham khảo:
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45469579
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48242686
No comments:
Post a Comment