https://www.facebook.com/lavietdung/posts/10158686157152328
Một số bạn nhắn hỏi về ứng dụng Bluezone, rằng nó có tác
dụng gì không, có an toàn không?
Trên cơ sở hiểu biết của mình, xin trả lời như sau:
Nói ngắn gọn, phi kĩ
thuật, thì ở thời điểm này cài Bluezone chẳng có tác dụng gì, tốn tài nguyên và không an toàn khi ứng dụng đòi hỏi khá nhiều quyền truy cập phần cứng, như trên Android. Còn khi nào dùng được thì chỉ khi được Apple/Google cho phép sử dụng một dịch vụ đặc biệt sẽ nói dưới đây, và việc có muốn cấp phép hay không nhiều khi không phụ thuộc vào yếu tố kĩ thuật mà lại phụ
thuộc vào yếu tố ... chính trị.
Tại sao lại như vậy? Xin mạo muội giải thích như sau:
1. Bluezone giúp phát
hiện người lây nhiễm thông qua việc xây dựng mạng lưới tiếp xúc gần của những người cài đặt Bluezone trên điện thoại. Sau khi cài đặt, sóng bluetooth sẽ được kích hoạt và ghi nhận những người dùng ở gần nhau, gửi lên máy chủ tạo thành một mạng lưới. Nếu một cá nhân trong mạng lưới bị phát hiện là nhiễm bệnh, từ lịch sử tiếp xúc sẵn có đã ghi chính quyền có thể tìm ra F1, F2 một
cách nhanh chóng nhất. Người sử dụng Bluezone tiếp xúc gần với F0, F1, F2 cũng sẽ nhận được cảnh báo.
2. Việc sử dụng bluetooth là phương án khả dĩ nhất để xây dựng mạng lưới tiếp xúc gần. Nhiều người đặt câu hỏi là có thể sử dụng dịch vụ GPS cho
việc này không, xin thưa là không vì GPS chỉ giúp định vị một điện
thoại (người), với sai số từ 10 - 100m chứ không giúp xác định 2 điện thoại tiếp xúc gần với nhau. Chỉ duy nhất sóng bluetooth với khoảng cách tối đa từ 2-5m là giúp xác định chính xác và ở thời gian thực điều này, GPS lúc đó
chỉ có tác dụng hỗ trợ xác định vùng, như kiểu F0 vào thời điểm T đã ở Tràng Tiền Plaza.
3. Tuy nhiên, các ứng dụng trên điện thoại không dễ dàng sử dụng bluetooth để
xác định tiếp xúc gần - vì thông tin đó quá nhạy cảm, lại phải được
phép chạy cả khi tắt màn hình - nếu hệ điều hành (IOS và Android) không
cho phép. Nếu không được cấp phép, người dùng phải thường xuyên mở điện thoại, bật Bluezone khi gặp nhau thì mới có tác dụng, và điều này là không khả thi.
4. Vào tháng 4/2020,
thấy trước được điều này, Apple và Google đã ngồi với nhau và ra một chuẩn thống nhất, tạo thành một bộ thư viện (API) dùng riêng cho việc phát hiện cúm Tàu thông qua bluetooth gọi là "COVID-19
Exposure Logging". Việc tạo thành chuẩn thống nhất này có mấy tác dụng: 1 là
giúp dữ liệu từ IPhone và Android có thể chia sẻ được lẫn nhau, điều giúp tạo thành một mạng lưới, 2 là đảm bảo an toàn bảo
mật và 3 là chỉ cho phép
việc truy cập tới các tổ chức y tế của chính phủ.
5. Cho tới thời điểm mình viết bài này thì Bluezone vẫn chưa được cấp phép dịch vụ
"COVID-19 Exposure Logging", dù việc xin cấp phép từ Apple/Google là khá đơn giản đối với một tổ chức y tế của chính phủ,
nhất là khi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi người người cài Bluezone, nhà
nhà dùng Bluezone. Có thể do
nhóm phát triển Bluezone chủ quan bỏ
qua hoặc chậm trễ việc này, nhưng cũng có thể việc sử dụng dịch vụ chuẩn
hoá của Apple/Google là trở ngại khi chính phủ muốn che giấu thông tin dịch bệnh.
Xin cấp phép rồi,
sắp đại hội, nhỡ người nhà ông Nguyễn Phú Trọng nhiễm bệnh mà thế giới lại phát
hiện ra Vương Đình Huệ và
Nguyễn Đức Chung thường xuyên tiếp xúc gần thì toi, he he.
No comments:
Post a Comment