Sunday, May 31, 2015

Bắt lẻ (Người Buôn Gió)





Thứ Sáu, ngày 29 tháng 5 năm 2015

VIDEO :
Bình Luận - Bắt Lẻ

Quan sát trong một cho đến hai năm vừa đây, những vụ án chính trị có tính tổ chức mà nhà nước cộng sản Việt Nam bắt giữ, xét xử, hầu như không thấy. Vụ án cuối cùng mang tính tổ chức có lẽ là vụ Công Đồng Bia Sơn và mười mấy thanh niên Công Giáo Vinh.

Sự ra đời liên tiếp của hàng loạt tổ chức xã hội dân sự đã khiến cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải ngần ngại. Các hoạt động như biểu tình, tuần hành, khiếu kiện đông người, trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài hoặc nhiều các cách sinh hoạt đa dạng nữa của các tổ chức xã hội dân sự ngày hôm nay được mở rộng khắp đất nước một cách công khai.

Nếu cũng hoạt động như thế, chỉ vài năm trước đây thôi có thể dễ dàng bị khép tội chống phá chính quyền có tổ chức. Nhưng giờ thì điều này hiếm thấy đi.

Vì sao có sự khác biệt đó.?

Vì các tổ chức xã hội dân sự ngày nay có rất nhiều, có đến 20 tổ chức hoạt động thường xuyên chú trọng tới vấn đề quyền con người. Trong thời điểm Việt Nam ngày một sa sút về kinh tế, đang cần sự giúp đỡ của các nước tiến bộ. Việc mở cuộc đại thanh trừng bắt hết các tổ chức xã hội dân sự đấu tranh ôn hoà sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mặt ngoai giao, kinh tế của Việt Nam. Đó là về mặt ảnh hưởng bên ngoài, còn chưa kể đến nội bộ xã hội Việt Nam sẽ phản ứng thế nào khi hàng trăm con người trong các tổ chức xã hội dân sự này bị bắt giữ chỉ vì họ đòi hỏi minh bạch việc phá hoại môi trường, xây dựng đường sá, y tế, giáo dục...quyền đòi hỏi minh bạch hệ thống xét xử, tự do ngôn luận, biểu tình và trên hết là quyền biểu lộ lòng yêu nước.

Vì các tổ chức xã hội dân sự hoạt động công khai, không như những tổ chức trước kia thường kín đáo khiến nhà nước Việt Nam có thể quy kết động cơ. Những tổ chức xã hội dân sự ngày nay không những công khai danh tính người tham gia mà thậm chí còn công khai cả những việc làm của họ, đường hướng, mục đích cũng như hành đông. Người dân dễ dàng biết được việc họ làm hàng ngày, những việc thế nào để nhận thức việc của họ đúng hay sai. Muốn bắt hết họ thì nhà nước cộng sản Việt Nam còn phải tạo dư luận nghĩ xấu về họ. Nhưng để tạo được dư luận nghĩ xấu về mấy chục tổ chức xã hội mà trong đó có những giáo sư, nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, cựu chiến binh, sinh viên là điều không tưởng ở thời đại công nghệ thôn tin phát triển này. Đó là chưa nói trong số những người đó vốn dĩ đã có uy tín cá nhân trong xã hội về tài cũng như về đức.

Một điểm nữa là các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam được chính phủ các nước quan tâm và rất coi trọng. Trong hai năm gần lại đây, các cuộc tiếp xúc của phái đoàn chính khách các nước với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam liên tiếp được tổ chức công khai. Những cuộc gặp đó cho thấy , trong con mắt của chính phủ các nước thì các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam là hợp pháp và đầy đủ tư cách để họ gặp gỡ, trao đổi, làm việc.

Đơn cử ví dụ chúng ta thấy từ vụ việc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do ngày trước thì hành động, mục đích của tổ chức này không khác gì so với Hội Nhà Báo Độc Lập, Văn Đoàn Độc Lập ngày nay. Chúng ta sẽ thấy sự giống nhau về tổ chức, mục đích nhưng khác biệt về sự tiếp xúc với phái đoàn chính khách các nước, khác về sự đơn độc khi trước của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và sự đông đảo các tổ chức xã hội như bây giờ, khác cả về nhận thức của người dân trong xã hội, khác cả về tình hình quốc tế cũng như tình hình kinh tế của Việt Nam.

Một chuỗi những khác biệt ấy chính là sự bảo vệ cho các tổ chức xã hội dân sự ngày nay. Mặc dù trấn áp và bắt bớ là thứ luôn được ưa thích sử dụng nhất của các nhà nước độc tài trong việc đàn áp người dân đòi hỏi tự do. Nhưng việc bắt bớ tràn lan các tổ chức xã hội dân sự công khai như đã nói ở thời điểm bây giờ hoàn toàn bất lợi cho nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên bởi đặc tính học thuyết bạo lực mà chế độ tôn thờ, chẳng hạn dưới cụm từ đầy sắt máu như '' dùng công cụ bạo lực để bảo vệ thành quả cách mạng ''. Một số những thế lực cuồng sát, ưa bạo lực, ưa thích trấn áp trong chế độ này chưa thể từ bỏ ý định bắt bớ, giam cầm để thoả mãn sự quyền lực độc tôn của mình. Mang trong mình sự kiêu ngạo, hiếu thắng, tự tôn họ phải tìm kiếm những cuộc bắt bớ khác để thoả mãn tự ái.

Không bắt được tổ chức thì bắt cá nhân.

Thay thế vào việc bắt giữ cầm tù những tổ chức như trước kia. Nhà nước cộng sản Việt Nam đi tìm những con người đấu tranh đơn lẻ bắt giữ, nhằm thể hiện sức mạnh của mình cũng như thoả mãn sự kiêu ngạo độc tôn.

Chính vì thế trong hai năm vừa qua, các cá nhân đơn lẻ bị bắt giữ , xét xử rất nhiều. Vì một cá nhân thì dễ dàng tác động dư luận đánh phá, quy chụp hay xuyên tạc hành vi của họ. Phân tán được sự đòi hỏi của dư luận đấu tranh đòi tự do cho họ. Thậm chí còn gây được phân hoá, chia rẽ trong việc đòi hỏi thả tự do cho những người bị bắt.

Các vu xét xử những tổ chức chính trj ít đi, nhưng chả có gì đáng mừng. Trái lại nếu chúng ta thống kê thì dễ dàng thấy những vụ xét xử cá nhân đơn lẻ của những người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động nhân quyền, tư do ngôn luận trong hai năm qua còn nhiều hơn bất cứ lúc nào. Thay vì một năm một vụ xử tổ chức chính trị thì giờ là một năm có đến ba vụ xử ba cá nhân hoạt động đối kháng ôn hoà. Tính ra có khi số người bị bắt tù cũng chả khác trước là bao.

Hãy thử điểm qua những vụ xét xử cá nhân những nhà hoạt động, bất đồng chính kiến trong thời gian gần đây.

- Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già, Lê Thị Phương Anh, Nguyễn Viết Dũng...và xa hơn chút là Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Cù Huy Hà Vũ...và bao nhiêu cá nhân đấu tranh khiếu kiện cho dân oan khác nữa.

Công cuộc đấu tranh cho quyền con người, tự do, dân chủ ở Việt Nam nhìn thì có những bước tiến lớn về mặt tổ chức, hoạt động. Nhưng sự thiệt hại về con người hình như thống kê ra vẫn như trước, không có thay đổi về số lượng người bị bắt giữ, cầm tù.

Điểm chung của các cá nhân bị bắt giữ là họ có những tố chất đặc biệt hơn nhiều người. Mỗi người trong số họ đều xuất sắc trong lĩnh vực mà họ hoạt động. Không những thế mà đáng ngại cho nhà nước Việt nam là những con người ấy đều có lòng nhiệt huyết, đam mê và ngọn lửa rực cháy trong lòng. Công cuộc đấu tranh của họ có dấu ấn, có những đường nét rõ ràng, không nhợt nhạt, không cầm chừng. Tất cả họ đều có sắc thái riêng rất dễ nhận thấy. Tinh thần phản kháng của họ mạnh mẽ và sẵn sàng chấp nhận mọi điều xấu đến với mình.

Có thể họ kém người này ở mặt này, măt kia. Nhưng trong việc đấu tranh bằng nền nghệ thuật như âm nhạc thì chưa ai trong nước đến giờ hơn được Việt Khang. Cũng chưa ai hơn được Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong việc làm báo, chuyển tải tin tức. Và cũng chưa ai dám cho mình hơn được sự nhóm lửa của Bùi Thị Minh Hằng trong những cuộc biểu tình....và ai trong đất nước này dù yêu mến chế độ VNCH đến mấy đi nữa mà hơn được chàng thanh niên trẻ ít tên tuổi như Nguyễn Viết Dũng khi khoác trên mình bộ quần áo quân lực VNCH đứng giữa đường phố Hà Nội để thể hiện tình yêu mến với một chế độ vốn dĩ nhà nước Việt Nam thù ghét.

Sự cam đảm và quyết liệt trong mỗi lĩnh vực của các cá nhân này, chính là nguyên nhân khiến họ bị bắt. Họ bị bắt vì bản sắc nổi trội của họ trong lãnh vực mà họ hoạt động. Nếu cứ để cho Nguyễn Hữu Vinh bên ngoài làm truyền thông, Việt Khang sáng tác nhạc, Bùi Thị Minh Hằng thổi lửa cho các cuộc biểu tình, Lê Quốc Quân soi sáng cho những đạo hữu, Nguyễn Ngọc Già, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập hàng ngày phóng lên mạng những bài viết sắc bén...thì ảnh hưởng tác động không hề thua kém hiệu quả hoạt động của cả một tổ chức. Thậm chí có những cá nhân trong số này còn gây ảnh hưởng, tác động hơn cả một tổ chức xã hội dân sự nào đó.

Nhà nước cộng sản Việt Nam bằng thủ đoạn chia lẻ để bắt bớ, tránh đụng vào một tổ chức là nhằm mục đích cô lập được họ với dư luận, không gây tiếng vang nhiều nhưng vẫn hạn chế được những nòng cốt, nhân tố tiềm ẩn thúc đẩy phong trào đấu tranh. Nói một cách chính xác thì trong việc bắt giữ người, cho đến nay nhà nước Việt Nam chưa hề có sự tiến bộ nào cả.

Dù là vụ án tên thế này, tên thế kia. Nhưng số lượng người bị bắt thì vẫn y như thế. Bắt một tổ chức 5 người, cùng lắm là 2 trong số 5 người đó có bản lĩnh, tố chất. Nhưng bắt lẻ như hiện nay, 5 người thì cả 5 đều có những tố chất đấu tranh mạnh mẽ.

Với cách nào trấn áp chọn lựa đi nữa thì nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn chọn tìm cách gian manh nhất và hiệu quả cho họ nhất.

Những người đấu tranh nên nhìn vào việc có nhiều tổ chức xã hội xuất hiện khiến cho việc bắt bớ các tổ chức ít đi. Rút ra kinh nghiệm nhìn những cá nhân bị bắt để hạn chế việc bị bắt. Đó là các cá nhân nên tham gia các tổ chức ...

Hoặc mỗi người hay tự tìm hướng cho mình đấu tranh hiệu quả, để làm sao có nhiều những cá nhân bản sắc hơn nữa. 

Được đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 16:32 

---------------------------------

XEM THÊM :






No comments: