Sunday, October 30, 2011

10 ĐIỀU ẢO TƯỞNG TRONG CHÍNH SÁCH TRUNG QUỐC CỦA HOA KỲ (Daniel Blumenthal, Foreign Policy)




Độc giả Dân Luận chuyển ngữ
Chủ Nhật, 30/10/2011


Đây là một bài viết trên báo mạng Foreign Policy (http://www.foreignpolicy.com) về 10 điều ảo tưởng trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ trong bối cảnh TQ đang làm hùm hổ ở Châu Á. Tuy chỉ là những nhận xét cá nhân của tác giả cũng như cô đọng lại từ cuốn sách The China Fantasy nhưng cũng đủ để hé mở về việc chính phủ Mỹ suy nghĩ như thế nào về TQ có thể phản ánh phần nào về bài Thế kỷ Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia sao chép nhiều chính sách cai trị nội bộ của TQ, có thể rút ra được bài học nào đáng kể về sự cai trị nội bộ có sự dân chủ hóa thật sự để tạo sức mạnh quốc gia và sự hậu thuẩn của thế giới, và niềm tin tưởng của các nước láng giềng trong bối cảnh liên tục bị bành trướng TQ đe dọa từ bên trong lẫn từ bên ngoài (điều ảo tưởng 5 trở đi). Xin tạm dịch và chia xẻ với bạn đọc Dân Luận nếu có thể được.

----------------------

Daniel Blumenthal - 03 tháng mười năm 2011
Ngựa một sừng là sinh vật đẹp của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, mặc dù bằng chứng áp đảo có tính chất ảo tưởng, nhiều người vẫn tin tưởng con vật này có thật. Phần lớn Chính Sách Trung Quốc của Mỹ cũng được củng cố bởi niềm tin có tính ảo tưởng: trong trường hợp này, mặc dầu có tính xoa dịu nhưng là những ý tưởng có tính bất thường một cách không hợp lý. Nhưng không giống như với con vật ảo tưởng, những cuộc du ngoạn vào thế giới ảo tưởng trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ có thể nguy hiểm. Phác thảo một chính sách Trung Quốc tốt hơn đòi hỏi chúng ta phải xác định những gì là ảo tưởng trong suy nghĩ của Mỹ về Trung Quốc. Tác giả James Mann nắm bắt một số điều trong cuốn sách của mình, Ảo Tưởng về Trung Quốc (The China Fantasy).

Dưới đây là 10 điều ảo tưởng của tôi trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ:

1. Tự hoàn thành lời tiên tri.
Đây là lập luận được hậu thuẩn nhiều nhất trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ. Theo niềm tin này, đối xử với Trung Quốc như kẻ thù, và nó sẽ trở thành một kẻ thù. Ngược lại, đối xử với Trung Quốc như một người bạn, và nó sẽ trở thành một người bạn. Nhưng ba thập kỷ qua trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc ít nhất cũng làm chúng ta nên nghi ngờ về niềm tin này. Kể từ khi bình thường hóa các quan hệ với Trung Quốc, mục tiêu của chính sách của Mỹ là nhằm hội nhập Trung Quốc "vào gia đình thế giới." Khác với bản thân Trung Quốc, không có quốc gia nào đã làm nhiều hơn so với Mỹ để cải thiện rất nhiều cho người dân Trung Quốc và chào đón sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách hòa bình. Và, thay vì gia tăng sự răn đe đối với Trung Quốc - một động thái tự nhiên khi sự không chắc chắn ẩn hiện trong sự gia tăng sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào - Mỹ đã cho phép lực lượng Thái Bình Dương của mình suy mòn và sẽ suy mòn hơn nữa. Mỹ có thể sớm cắt giảm quốc phòng lần thứ ba trong nhiều năm tới. Đây chỉ là một ví dụ về sự thiếu nghiêm túc của Mỹ về Trung Quốc: Trung Quốc tiếp tục xây dựng lực lượng chiến lược, Mỹ đã ký kết một thỏa thuận với Nga để hạn chế lực lượng chiến sự của mình mà không hề đề cập gì nhiều đến Trung Quốc. Trừ khi Bắc Kinh cảm thấy bị xúc phạm vì sự bỏ lơ này, chắc chắn nó hưởng thụ sự thoải mái tuyệt vời trong sự tập trung đã lỗi thời của Mỹ về việc kiểm soát vũ khí với Nga. Tuy nhiên, bất chấp sự bày tỏ lòng ưu đãi của Mỹ đối với Trung Quốc nhưng TQ vẫn coi Mỹ là kẻ thù của mình, hoặc có thể tệ hơn, đối thủ của mình. Các kế sách quân sự của Trung Quốc được thiết kế để chống lại Mỹ. Sự tự hoàn thành lời tiên tri này chắc còn xa vời và sự tin tưởng đầy ảo tưởng trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ vì vậy mà được đánh giá là số 1.

2. Từ bỏ Đài Loan sẽ loại bỏ các trở ngại lớn nhất đối với quan hệ Trung-Mỹ.
Từ năm 2003, khi Tổng thống George W. Bush công khai khiển trách Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển trên bãi cỏ Nhà Trắng với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ở bên cạnh, Mỹ đã dần dần cắt đứt các liên kết chặt chẽ với Đài Loan. Chính sách Đài Loan của Tổng thống Barack Obama là những đoạn kết hợp theo sau. Việc bán vũ khí cho Đài Loan đã bị đình trệ, cũng không có một thành viên Chính phủ nào đến thăm Đài Loan kể từ khi chính quyền của Bill Clinton, và các cuộc đàm phán thương mại cũng không có luôn. Không có gì là cần thiết quan trọng trong chương trình nghị sự trong chính sách Mỹ-Đài Loan. Phản ứng của Trung Quốc ra sao? Thật vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục con đường của mình. Nhưng thay vì đắm mình trong sự ấm yên gần đây trong mối quan hệ với Đài Loan, Trung Quốc đã chọn việc gây sự với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Ấn Độ. Bất kể những "trở ngại" nào mà Mỹ loại bỏ, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có logic nội bộ riêng cuả TQ mà Mỹ gặp khó khăn để "định dạng". Từ bỏ Đài Loan vì lợi ích của mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc là một ảo tưởng nguy hiểm thứ 2.

3. Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt qua Mỹ, và Mỹ phải quản lý sự suy giảm của nó cho đẹp.
Đây là điều ảo tưởng mới trong Chính Sách Trung Quốc của Mỹ. Cho đến khi một vài năm trước đây, hầu hết các nhà phân tích đã chắc chắn không có gì cần phải lo lắng về Trung Quốc. Mốt trí tuệ mới cho chúng ta biết là chúng ta không có thể làm được điều gì đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy giảm của Mỹ là không thể tránh khỏi. Nhưng sự không thể tránh khỏi trong các vấn đề quốc tế nên thuộc về sự bảo thủ của các nhà lý thuyết cứng nhắc về ý thức hệ, những người này không thể giải thích lý do tại sao một châu Âu thống nhất vẫn chưa là một vấn đề đối với Mỹ, hoặc tại sao sau Đệ Nhị Thế Chiến Nhật Bản không bao giờ thực sự thách thức tính ưu việt của Mỹ, hoặc lý do tại sao sự trỗi dậy của Mỹ và sự tụt giảm của Anh đã không làm 2 nước gây chiến với nhau kể từ 1812. Thực tế là, Trung Quốc có nhiều vấn đề to lớn, dường như không thể vượt qua. Trung Quốc đã sử dụng sai lầm số vốn của mình do một hệ thống tài chính méo mó được đặc trưng bởi sự kiểm soát của chính quyền và quốc tệ không dựa trên thị trường. Nó có thể có một tỷ lệ Nợ/GDP cao là 80%, một lần nữa là nhờ một nền kinh tế méo mó. Và TQ đã tạo ra một cơn ác mộng nhân sự với một dân số sản xuất đang thu hẹp, một cơn sóng thần người cao niên, và hàng triệu nam giới không tìm được vợ (xem công việc tiên phong của Nick Eberstadt, đồng nghiệp của tôi http://cgd.swissre.com/library/Demographic_risks_to_China.html).
Mỹ cũng có những vấn đề lớn. Nhưng dân Mỹ đang tranh luận chúng một cách quyết liệt để biết được những vấn đề họ đang có là gì, và đang tìm kiếm các nhà lãnh đạo tài giỏi để bầu lên để giải quyết chúng. Cơ cấu chính trị của Trung Quốc không cho phép sửa chữa các vấn đề lớn.

4 (liên quan đến 3). Trung Quốc là chủ ngân hàng của Mỹ. Mỹ có thể không tức giận nhân viên ngân hàng của nó.
Trong thực tế, Trung Quốc giống như một người gửi tiền. Tiền gửi tiền ở các ngân khoản của Mỹ bởi vì nền kinh tế của TQ không cho phép các nhà đầu tư đặt tiền ở nơi khác. TQ không biết làm gì khác với những thặng dư của TQ trừ khi nó thay đổi hệ thống tài chính của nó một cách hoàn toàn (xem ở trên). TQ thu lợi bèo bọt với số tiền gửi của nó. Nếu Mỹ bắt đầu giảm được các khoản nợ và thâm hụt ngân sách của mình, sự lựa chọn Trung Quốc sẽ càng ít hơn. Trung Quốc kỳ vọng vào sự đầu tư của Mỹ, các ngân hàng Mỹ, và thị trường Mỹ. Sự cân bằng đòn bẩy nghiêng về phía Mỹ.

5. Mỹ đang tiếp cận với Trung Quốc.
Đây là điều ảo tưởng đầy ngạc nhiên trong chính sách Mỹ - Trung. Dầu sao đi nữa, Mỹ cũng có một chính sách tiếp cận với Trung Quốc. Nhưng nó chỉ tiếp cận được một phần nhỏ của Trung Quốc là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). ĐCSTQ là đảng lớn nhất trên thế giới (nó có thể có khoảng 70 triệu thành viên). Mỹ cần phải tiếp cận với giới lãnh đạo ĐCSTQ về các vấn đề chính trị và tài chính quan trọng cao, nhưng Trung Quốc có ít nhất 1 tỷ người khác. Đại đa số không là một thành phần của ĐCSTQ. Họ là luật sư, các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo tôn giáo, nghệ sĩ, trí thức và doanh nhân tự phát. Hầu hết đều muốn ĐCSTQ chìm vào trong đêm tối. Mỹ không tiếp cận được với những người này. Các Tổng thống Mỹ có xu hướng né tránh làm cho đối tác Trung Quốc của họ không thoải mái bằng cách nhấn mạnh vào việc được tiếp cận với một bề ngang thực tế của xã hội Trung Quốc. Sự tương tác qua lăng kính của Chính phủ đối với Chính phủ ngăn không cho Mỹ tiếp cận rộng lớn hơn với công chúng Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc đến Mỹ và gặp bất cứ ai mà họ muốn (thường là trong các khuôn phép được kiểm soát cẩn thận và thường là với các nhóm đối lập với chính phủ Mỹ và rất thân thiện với chính phủ Trung Quốc). Các lãnh đạo Mỹ thận trọng hơn trong việc lựa chọn người để mà gặp khi họ thăm Trung Quốc. Mỹ không đòi hỏi quyền tương xứng trong việc gặp gỡ với xã hội dân sự - như các lãnh đạo giáo hội ngầm, các nhà cải cách chính trị, và vân vân. Trung Quốc có một chính sách tiếp cận thành công. Mỹ thì không.

6. Thách thức lớn nhất của Mỹ là quản lý sự trổi dậy của Trung Quốc.
Trên thực tế, thách thức lớn nhất của Mỹ có thể là quản lý sự suy thoái dài của Trung Quốc. Trừ khi nó ban hành các cải cách đáng kể, mô hình tăng trưởng của Trung Quốc có thể bị xì bóng một ngày nào đó. Có rất ít hoặc không có gì mà TQ có thể làm về thảm họa nhân sự của nó (nó có sẽ ban hành một chính sách ủng hộ di cư không?). Và hệ thống chính trị của TQ không dám mạo hiểm và quá cứng ngắt để thực hiện bất kỳ cải cách thực sự nào.

7. Trung Quốc suy giảm sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn.
Sự suy giảm của Trung Quốc có thể làm sự thách thức đối với Mỹ trở nên khó khăn hơn ít nhất trong vòng một thế hệ. Sự suy giảm của TQ có thể diễn ra trong một thời gian dài, ngay cả khi Trung Quốc trở nên hung bạo hơn với vũ khí gây chết người hơn (ví dụ, phải làm gì với số nam giới dư thừa?). Có thể cho rằng, cả Đức và đế quốc Nhật Bản đã suy thoái bắt đầu từ sau khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ I và tiếp tục suy thoái qua thảm họa Chiến Tranh Thế Giới Thứ II. Nga cũng đang suy giảm. Mặc dù vậy, TQ đã xâm chiếm một quốc gia láng giềng cách đây không lâu [Tây Tạng]. Một quốc gia đang tụt dốc, trang bị với vũ khí hạt nhân và với một quân đội mạnh mẽ có thể là một vấn đề nguy hiểm hơn là một quốc gia tăng trưởng và tự tin.

8. Mỹ cần giải thoát bản thân từ những "phiền nhiễu" của Trung Đông và Nam Á để tập trung vào Trung Quốc.
Đây là một ảo tưởng rất phổ biến trong các nhà thưởng lãm có tính văn nghệ. Nhưng điều này sẽ phải làm như thế nào? Nhân dân Trung Đông trải qua một cuộc cách mạng lịch sử mà có thể dẫn đến việc nở hoa của dân chủ hay là sự rung động mạnh của chủ nghĩa cực đoan hơn, làm thế nào để Mỹ chuyển sự chú ý của mình sang những nơi khác? Mỹ có nên phải bỏ rơi Afghanistan vào lòng thương xót không nhẹ nhàng của tình báo Taliban và Pakistan? Quan điểm này đặc biệt khó xử trong khi những quyền lợi của Trung Quốc đang tăng ở Trung Đông và sự cần thiết của Mỹ cho một mối quan hệ đối tác với Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc. Mỹ không có cách nào tạo ra mối trật tự mà Mỹ muốn thấy ở châu Á mà không cần một ảnh hưởng lớn với các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông và bằng cách để cho Ấn Độ bị kẹt trong một cuộc đấu tranh ở Nam Á. Mỹ là siêu cường duy nhất, chính sách đối ngoại của nó có nhiều kết nối với nhau. "Để có một Châu Á hòa bình" nghĩa là "phải có được Trung Đông và Nam Á hòa bình."

9. Mỹ cần sự giúp đỡ của Trung Quốc để giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Điều này nằm ở phái cuối danh sách của tôi bởi vì nó không thực sự là một ảo tưởng. Nó là một sự thật. Điều ảo tưởng là liệu Trung Quốc có hữu ích không. Mỹ cần Trung Quốc để giải giới Bắc Triều Tiên. Nhưng TQ không muốn, và Bắc Triều Tiên bây giờ là một quốc gia hạt nhân. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với Iran. Điều tốt nhất Mỹ có thể nhận được trong ngoại giao với Trung Quốc là không để cho Bắc Kinh trở thành kẻ vô ích hơn nữa. Đây là một thực tế rằng các vấn đề toàn cầu sẽ được dễ dàng để quản lý hơn với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Trung Quốc thực sự góp phần tạo nên trật tự toàn cầu là điều ảo tưởng.

10. Xung đột với Trung Quốc là không thể tránh khỏi.
Khi nghiền ngẫm sơ lược qua 9 điều "ảo tưởng" ở trên có thể dẫn đến kết luận rằng nước Mỹ rốt cuộc cũng phải đi đến chiến tranh với Trung Quốc. Đây có thể là một nhận xét sơ khởi, nhưng nó cũng có thể là một điều chính xác. Quan hệ Trung-Mỹ sẽ được xác định bởi hai yếu tố chính - một yếu tố Mỹ có thể kiểm soát, và một Mỹ không có thể. Yếu tố đầu tiên là khả năng Mỹ để ngăn chặn hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Yếu tố thứ hai là nền chính trị ở Trung Quốc phát triển như thế nào. Múc tiêu chiến lược cho Mỹ là sự cải cách dân chủ ở Trung Quốc. Dân chủ sẽ không giải quyết tất cả các vấn đề quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc có thể nhạy cảm về chủ quyền và rất tự hào dân tộc. Tuy nhiên, một nền dân chủ tự do thật sự ở Trung Quốc trong đó mọi người được đại diện công bằng là niềm hy vọng tốt nhất cho hòa bình. Người dân hiện bị tước quyền công dân có thể buộc chính phủ của họ tập trung nguồn lực vào các vấn đề đa dạng của mình (như tham nhũng, sử dụng tài nguyên sai lầm, thiếu mạng lưới an toàn xã hội). Mỹ và phần còn lại của châu Á chắc chắn sẽ tin tưởng một Trung Quốc cởi mở, minh bạch hơn, và mối quan hệ sẽ mở ra ở cấp độ xã hội dân sự. Trong lịch sử, Mỹ đã gần như luôn luôn đứng về phía Trung Quốc. Mỹ đang kiên nhẫn chờ đợi để làm như vậy một lần nữa.

------------------------------

THẾ KỶ Á CHÂU CỦA HOA KỲ
Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ  (Hillary Clinton, Foreign Policy, November 2011)
.
.
.

No comments: