Hillary Clinton/ Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Thu, 10/13/2011 - 06:31
Tương lai của các nền chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Afghanistan hay Iraq, và Hoa Kỳ sẽ ở ngay tại trung tâm của cuộc hành động.
Khi cuộc chiến ở Iraq lắng xuống và Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan, Hoa Kỳ đứng ở một vị trí trụ cột. Hơn 10 năm qua, chúng ta đã chuyển giao những nguồn lực hết sức lớn cho hai sân khấu ấy. Trong 10 năm tới, chúng ta cần phải khôn ngoan và có phương pháp hơn về việc nên đầu tư thời gian và năng lực ở đâu, để đặt mình vào vị trí tốt nhất nhằm duy trì vị trí lãnh đạo, đảm bảo được các quyền lợi và thúc đẩy được các giá trị của mình. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật quản lý nhà nước Hoa Kỳ trong thập kỷ tới sẽ là việc bám sát vào một loại đầu tư có sức gia tăng đáng kể - ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các mặt khác - trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành một động lực chính của nền chính trị toàn cầu. Trải dài từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ biển phía tây Châu Mỹ, khu vực kéo dài giữa hai đại dương - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - đang ngày càng được nối kết bằng vận chuyển và chiến lược. Khu vực này tự hào có được gần một nửa dân số thế giới. Bao gồm rất nhiều công cụ quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là các nhà phát thải khí lớn nhất đổ vào bầu khí quyển. Châu Á Thái Bình dương còn là xứ sở của một số đồng minh chủ chốt của chúng ta và các cường quốc mới nổi quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia.
Vào thời điểm khu vực này đang xây dựng kiến trúc an ninh và kinh tế trưởng thành hơn để thăng tiến ổn định và thịnh vượng, cam kết của Hoa Kỳ là cần thiết. Các cam kết này sẽ giúp xây dựng kiến trúc ấy và chi trả hữu hiệu các phần lời cho vai trò lãnh đạo tiếp tục của Hoa Kỳ vào thế kỷ này, giống như các cam kết xây dựng lại một mạng lưới xuyên quốc gia toàn diện và lâu dài của các định chế và các mối quan hệ của chúng ta sau Đệ nhị Thế chiến đã từng được trả dứt nhiều lần hơn thế - và sẽ tiếp tục là như vậy. Đã đến lúc Hoa Kỳ sẽ thực hiện một cuộc đầu tư tương tự như một cường quốc Thái Bình Dương, một tiến trình chiến lược được định hình bởi Tổng thống Barack Obama ngay từ khởi đầu của chính quyền ông và đã đạt được kết quả có lợi.
Với việc Iraq và Afghanistan vẫn còn trong quá trình chuyển đổi và các thách thức kinh tế nghiêm trọng ở đất nước của chúng ta, có những người trong cảnh quan chính trị Hoa Kỳ đang kêu gọi chúng ta không nên đặt để lại vị trí mà nên quay về trong nước. Họ tìm kiếm việc ủng hộ những ưu tiên hàng đầu trong quốc nội và giảm bớt sự tham gia ở nước ngoài của chúng ta. Các xung động này là dễ hiểu, nhưng sai lầm. Những người nói rằng chúng ta không còn có đủ khả năng để tham gia với thế giới chính xác là đang lạc hậu - chúng ta không thể kham nổi việc thiếu khả năng để tham dự như vậy. Từ việc mở cửa các thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ đến việc kiềm chế phổ biến vũ khí hạt nhân để giữ các tuyến đường biển được tự do cho thương mại và giao thông, công việc của chúng ta ở nước ngoài đang nắm giữ chìa khóa cho thịnh vượng và an ninh của chúng ta tại quê nhà. Trong hơn sáu thập niên qua, Hoa Kỳ đã chống lại sức hút của những cuộc tranh cãi "hãy quay về nước" và loại logic ám chỉ tính được thua ngang bằng của những lập luận này. Chúng ta phải làm như vậy một lần nữa.
Bên ngoài biên giới của chúng ta, mọi người cũng tự hỏi về ý định của Hoa Kỳ - sự sẵn sàng để duy trì tham dự và lãnh đạo. Ở châu Á, người dân đang hỏi liệu chúng ta có thực sự ở lại đó, hay là chúng ta có thể bị xao lãng bởi những sự kiện ở nơi khác, chúng ta có thể thực hiện, giữ được những cam kết kinh tế và chiến lược đáng tin cậy và liệu chúng ta có thể hỗ trợ những cam kết bằng hành động hay không. Câu trả lời là: Chúng ta có thể, và chúng ta sẽ là như thế.
Khai thác châu Á tăng trưởng và năng động là trọng tâm đối với quyền lợi kinh tế và chiến lược của Hoa Kỳ và là một ưu tiên quan trọng đối với Tổng thống Obama. Mở cửa các thị trường ở châu Á mang lại cho Hoa Kỳ những cơ hội chưa từng có về đầu tư, thương mại và sự truy cập đến công nghệ tiên tiến. Phục hồi kinh tế của chúng ta ở trong nước sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu và khả năng khai thác cơ sở tiêu dùng rộng lớn, ngày càng tăng trong khu vực châu Á của các công ty Hoa Kỳ. Nói một cách chiến lược, việc duy trì hòa bình và an ninh trên khắp các khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng quan trọng hơn cho tiến bộ của toàn cầu, dù bằng việc bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông, chống lại các nỗ lực phổ biến hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hoặc đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các thành phần tham dự quan trọng của khu vực .
Sự tham dự của Hoa Kỳ quan trọng cho tương lai của châu Á cũng như châu Á rất quan trọng đối với tương lai của Hoa Kỳ. Khu vực này hết sức mong muốn sự lãnh đạo và nền kinh doanh của chúng ta - có lẽ cần hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại. Chúng ta là sức mạnh duy nhất với một mạng lưới các đồng minh mạnh mẽ trong khu vực, không mang tham vọng lãnh thổ và từng có thành tích lâu dài là mang lại các lợi ích chung. Cùng với các đồng minh của mình, chúng ta đã bảo đảm an ninh khu vực trong nhiều thập niên - tuần tra các tuyến đường biển của châu Á, giữ gìn ổn định và từ đó đã tạo điều kiện cho tăng trưởng. Chúng ta đã giúp tích hợp hàng tỷ người trên khắp khu vực vào nền kinh tế toàn cầu bằng cách thúc đẩy năng suất kinh tế, tạo khả năng cho xã hội và các liên kết tốt đẹp hơn giữa người dân và người dân. Chúng ta là đối tác thương mại và đầu tư lớn, là nguồn sáng tạo ra lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp trên cả hai bên bờ Thái Bình Dương, là nước chủ nhà của 350.000 khách sinh viên châu Á mỗi năm, một nhà vô địch về việc mở cửa các thị trường và là người ủng hộ cho các quyền phổ quát của con người.
Tổng thống Obama đã dẫn đầu một nỗ lực đa dạng, liên tục và bao trùm toàn bộ chính phủ Mỹ để nắm đầy đủ vai trò không thể thay thế của chúng ta ở Thái Bình Dương. Đó là một nỗ lực thường thầm lặng. Rất nhiều công việc của chúng ta không hề ở trên các trang tin hàng đầu, cả vì bản chất của nó - đầu tư dài hạn ít thú vị hơn cuộc khủng hoảng tức thời - và cả vì các tiêu đề cạnh tranh ở các khu vực khác trên thế giới.
Với tư cách một Tổng trưởng Ngoại giao, tôi đã phá vỡ truyền thống và bắt tay vào chuyến công du chính thức đầu tiên của mình đến châu Á. Trong bảy chuyến đi của mình kể từ đó, tôi đã có được đặc quyền để trực tiếp nhìn thấy các biến đổi nhanh chóng đang diễn ra trong khu vực, nêu bật sự gắn bó mật thiết của Hoa Kỳ với tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một bước quay chuyển chiến lược của khu vực phù hợp một cách hợp lý vào nỗ lực toàn cầu để đảm bảo và duy trì sự lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ. Sự thành công của bước quay chuyển này đòi hỏi phải duy trì và thúc đẩy sự đồng thuận lưỡng đảng về tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đến quyền lợi quốc gia của chúng ta; chúng ta tìm cách xây dựng sự hợp tác mạnh mẽ truyền thống giữa các tổng thống và các tổng trưởng ngoại giao của cả hai đảng trong nhiều thập kỷ. Sự thành công của tiến trình này cũng đòi hỏi phải tiến hành một chiến lược khu vực chặt chẽ một cách khôn ngoan nhằm giải thích được các tác động toàn cầu cho sự lựa chọn của chúng ta.
Chiến lược khu vực ấy ra sao ? Để khởi động, chiến lược này kêu gọi một cam kết kéo dài về điều mà tôi từng gọi là một nên ngoại giao "triển khai về phía trước". Nghĩa là tiếp tục chuyển đến đầy đủ các vốn liếng ngoại giao của chúng ta - bao gồm cả các quan chức cấp cao nhất, các chuyên gia phát triển, các nhóm liên ngành và vốn liếng thường trực của chúng ta - đến tất cả các nước và các ngõ ngách của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chiến lược của chúng ta sẽ là phải duy trì trách nhiệm và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ đang diễn ra trên khắp châu Á. Với điều này trong suy nghĩ, công việc của chúng ta sẽ tiến hành theo 6 phương hướng hành động: tăng cường các đồng minh song phương về an ninh, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ cộng tác của chúng ta với các cường quốc mới nổi, bao gồm cả với Trung Quốc, tham dự vào các tổ chức đa phương trong khu vực, mở rộng thương mại và đầu tư, xây dựng sự hiện diện một quân đội trên diện rộng và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền.
Nhờ vị trí địa lý độc đáo của mình, Hoa Kỳ là sức mạnh của cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Chúng ta tự hào về mối quan hệ với cùng tất cả những gì mà chúng mang lại được cho các đối tác châu Âu của mình. Thách thức của chúng ta hiện nay là xây dựng một mạng lưới của quan hệ đối tác, các tổ chức bền vững, phù hợp với quyền lợi của Mỹ trên khắp Thái Bình Dương và có giá trị như các mạng lưới mà chúng ta từng xây dựng ở Đại Tây Dương. Đó là chuẩn mực cho những nỗ lực của chúng ta trong tất cả các khu vực này.
Các đồng minh có tính hiệp ước của chúng ta với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan là điểm tựa cho bước quay chuyển chiến lược của chúng ta đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các đồng minh này đã bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực suốt hơn nửa thế kỷ, hình thành một môi trường cho sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý của khu vực. Họ có tác dụng đến sự hiện diện khu vực và tăng cường sự lãnh đạo khu vực của chúng ta vào thời điểm gia tăng các thách thức về an ninh.
Vì những thành công mà các đồng minh này từng đạt được, chúng ta không thể đơn giản là chỉ duy trì họ - mà cần phải cập nhật họ cho một thế giới thay đổi. Trong nỗ lực này, chính quyền Obama được hướng dẫn bởi ba nguyên tắc trọng yếu. Trước tiên, chúng ta phải duy trì mối đồng thuận chính trị đối với những mục tiêu cốt lõi của các liên minh chúng ta. Thứ hai, chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh của mình là nhanh chóng và thích nghi để họ có thể giải quyết thành công những thách thức mới và nắm bắt các cơ hội mới. Thứ ba, chúng ta phải đảm bảo rằng khả năng phòng thủ và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của các đồng minh ấy có hiệu quả và đủ khả năng về vật chất để có thể ngăn chặn những hành động khiêu khích từ các nhà nước toàn lực và thành phần phi quốc gia.
Cuộc liên minh với Nhật Bản, nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực, chứng minh được việc chính quyền Obama thực hiện các nguyên tắc này như thế nào. Chúng ta chia sẻ tầm nhìn chung về của một khu vực trật tự ổn định với các quy tắc rõ ràng về lộ trình - từ tự do hàng hải đến việc mở cửa các thị trường và cạnh tranh lành mạnh. Chúng ta đã đồng ý về một thoả thuận mới, bao gồm một đóng góp hơn 5 tỷ từ chính phủ Nhật Bản để đảm bảo sự hiện diện tiếp tục và lâu dài của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, trong khi mở rộng hợp tác tình báo, giám sát, và các hoạt động trinh sát để ngăn chặn và phản ứng một cách nhanh chóng đến các thách thức về an ninh trong khu vực, cũng như chia sẻ thông tin để giải quyết các đe dọa trên mạng ảo. Chúng ta đã ký kết một thỏa thuận Open Skies để tăng cường truy cập đến các liên kết giữa ngưòi dân đến người dân và các doanh nghiệp, phát động một cuộc đối thoại chiến lược về khu vực châu Á-Thái Bình Dương và làm việc song song như hai nước tài trợ lớn nhất ở Afghanistan.
Tương tự như vậy, liên minh của chúng ta với Nam Hàn đã trở nên mạnh mẽ và tích hợp nhiều hoạt động hơn, chúng ta tiếp tục phát triển các khả năng kết hợp của mình để ngăn chặn và phản ứng với hành động khiêu khích từ Bắc Triều Tiên. Chúng ta đã thỏa thuận về một kế hoạch nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp thành công về kiểm soát các hoạt động trong chiến tranh và dự phần vào một lộ trình thành công về Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn. Đồng thời liên minh của chúng ta đã đi đến tầm mức toàn cầu, thông qua việc hợp tác với nhau trong khối G-20 và Hội nghị thượng đỉnh an ninh về hạt nhân và thông qua các nỗ lực chung của chúng ta ở Haiti và Afghanistan.
Chúng ta cũng đang mở rộng liên minh với Australia từ một mối quan hệ đối tác Thái Bình Dương trở thành một loại Đông -Thái Bình Dương và thực sự là một mối quan hệ đối tác có tính toàn cầu. Từ an ninh mạng đến Afghanistan, đến cơn thức tỉnh Ả Rập và tăng cường cấu trúc khu vực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự cố vấn và cam kết của Úc đã từng là không thể thiếu. Ở Đông Nam Á, chúng ta đang đổi mới và tăng cường các liên minh của chúng ta với Việt Nam và Thái Lan, ví dụ như, gia tăng số lượng các chuyến tàu biển thăm viếng đến Philippine và làm việc để đảm bảo đào tạo thành công các lực lượng chống khủng bố Philippines thông qua Lực lượng Đặc nhiệm Hỗn hợp của chúng ta ở Mindanao. Tại Thái Lan - đối tác hiệp ước lâu đời nhất của chúng ta ở châu Á - chúng ta đang làm việc để thiết lập một trung tâm của các nỗ lực cứu trợ nhân đạo và thiên tai khu vực trong khu vực.
Khi cập nhật các liên minh của chúng ta cho các nhu cầu mới, chúng ta cũng đang xây dựng những quan hệ đối tác mới để giúp giải quyết các khó khăn chung. Việc tiếp cận đến các cộng đồng Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei, và các nước đảo Thái Bình Dương của chúng ta là một phần của một nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đảm bảo một cách tiếp cận toàn diện hơn cho chiến lược và sự tham dự của Hoa Kỳ trong khu vực. Chúng ta đang yêu cầu các đối tác đang lên tham dự với chúng ta trong việc định hình và dự phần vào một trật tự toàn cầu và khu vực đặt căn bản trên luật lệ.
Tất nhiên, một trong những đối tác đang lên nổi bật nhất là Trung Quốc. Giống như nhiều quốc gia khác trước mình, Trung Quốc đã được thịnh vượng như một phần của hệ thống cai trị cởi mở và dựa trên luật lệ mà Hoa Kỳ từng giúp xây dựng và làm việc để duy trì. Và ngày nay, Trung Quốc đại diện cho một trong những thách thức và mối quan hệ song phương hậu quả mà Hoa Kỳ đã từng phải giải quyết. Sự việc này đòi hỏi đến một cương vị quản lý cẩn trọng, ổn định, năng động, một cách tiếp cận đến Trung Quốc từ phía chúng ta là có căn cứ trong thực tế, chú trọng vào kết quả và đúng với nguyên tắc và quyền lợi của chúng ta.
Chúng ta đều biết rằng nỗi sợ hãi và nhận thức sai lầm vẫn còn nán lại trên cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Một số người của đất nước chúng ta nhìn thấy sự tiến bộ của Trung Quốc như một mối đe dọa cho Hoa Kỳ, một số người ở Trung Quốc lại lo lắng rằng Mỹ đang tìm cách hạn chế sự tăng trưởng của Trung Quốc. Chúng ta từ chối cả hai quan điểm như thế. Thực tế chính là một nước Mỹ thịnh vượng là tốt cho Trung Quốc và một Trung Quốc phát triển mạnh là tốt cho nước Mỹ. Cả hai nước đều có rất nhiều điều để hưởng được từ việc hợp tác hơn là xung đột. Nhưng ta không thể xây dựng một mối quan hệ chỉ bằng nguyện vọng của mình. Mà phải từ cả hai nước luôn chuyển dịch những ngôn từ tích cực thành ra sự hợp tác có hiệu quả - và điều quan trọng, là phải đáp ứng được các trách nhiệm và nghĩa vụ toàn cầu của chúng ta. Đây là những điều sẽ xác định xem mối quan hệ của chúng ta có mang lại được bằng tiềm năng của chúng trong những năm sắp tới. Chúng ta cũng phải trung thực về sự khác biệt của mình. Chúng ta sẽ giải quyết sự khác biệt ấy vững chắc và dứt khoát khi chúng ta cùng theo đuổi công việc cấp bách mà chúng ta phải làm cùng nhau. Và chúng ta phải tránh những kỳ vọng không thực tế.
Trong hai năm rưỡi vừa qua, một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi là xác định và mở rộng các lĩnh vực cùng quan tâm, làm việc với Trung Quốc để xây dựng lòng tin lẫn nhau và để khuyến khích các nỗ lực hiện thời của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề toàn cầu. Đó là lý do tại sao tôi và Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đã hình thành Đối thoại Kinh tế và Chiến lược, là các cuộc đàm phán mở rộng và sâu sắc nhất từ trước tới nay giữa các chính phủ của chúng ta, với hàng chục cơ quan của cả hai nước để bàn luận về các vấn đề song phương cấp bách nhất, từ an ninh năng lượng đến nhân quyền .
Chúng ta cũng đang làm việc để gia tăng tính minh bạch và giảm thiểu nguy cơ tính toán sai lầm giữa các quân đội của chúng ta. Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế đã theo dõi những nỗ lực hiện đại hóa và mở rộng quân sự của Trung Quốc và cũng đã tìm cách minh định các ý định của mình. Cả hai nước sẽ cùng được hưởng lợi từ duy trì việc tham dự thực sự giữa quân đội và quân đội để làm tăng tính minh bạch. Vì vậy, chúng ta mong đợi Bắc Kinh vượt qua được tính miễn cưỡng của mình trong các giai đoạn và cùng tham dự với chúng ta trong việc tạo dựng một cuộc đối thoại bền vững giữa quân sự với quân sự. Và chúng ta cần phải làm việc với nhau để tăng cường Cuộc Đối thoại về An ninh chiến lược, vốn mang các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự đến với nhau để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm như an ninh hàng hải và an ninh mạng.
(còn tiếp)
.
.
.
No comments:
Post a Comment