Thursday, October 13, 2011

THẾ KỶ THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA HOA KỲ [2/2] (Hillary Clinton/ Foreign Policy)



Hillary Clinton/ Foreign Policy

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

(tiếp theo và hết)

Khi cùng xây dựng lòng tin, chúng ta đã cam kết để làm việc với Trung Quốc nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quan trọng trong khu vực và toàn cầu. Đây là lý do tại sao tôi đã thường xuyên gặp gỡ- thường trong các thu xếp không chính thức - với Uỷ viên Nhà nước Đới Bỉnh Quốc, và Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì, các đối tác Trung Quốc của tôi, để thảo luận thẳng thắn về những thách thức quan trọng như Bắc Triều Tiên, Afghanistan, Pakistan, Iran, và các phát triển trong vùng Biển Đông.
Trên mặt trận kinh tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải làm
 việc với nhau để đảm bảo một tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ, bền vững và cân bằng trong tương lai. Trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã từng làm việc hiệu quả thông qua G-20 để giúp đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại khỏi bờ vực. Chúng ta phải xây dựng trên sự hợp tác đó. Các công ty Mỹ muốn các cơ hội xuất khẩu công bằng sang thị trường ngày càng tăng của Trung Quốc, vốn có thể là nguồn công ăn việc làm quan trọng ở đây tại Hoa Kỳ, cũng như muốn đảm bảo rằng 50 tỷ vốn đầu tư của Hoa Kỳ ở Trung Quốc sẽ tạo ra được một nền tảng mạnh mẽ cho thị trường mới và các cơ hội đầu tư sẽ hỗ trợ được cho sự cạnh tranh trên toàn cầu. Đồng thời, các công ty Trung Quốc muốn có thể mua được nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ, đầu tư nhiều hơn ở đây và được dành cho các điều kiện truy cập tương tự mà thị trường phải được hưởng.
Chúng ta có thể làm việc với nhau về những mục tiêu này, nhưng Trung Quốc vẫn cần có những bước đi quan trọng hướng tới cải cách. Đặc biệt, chúng ta đang làm việc với Trung Quốc để chấm dứt sự phân biệt đối xử không công bằng đối với Mỹ và các công ty nước ngoài khác hoặc chống lại các công nghệ sáng tạo của họ, loại bỏ ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nước, và chấm dứt các biện pháp đưa đến sự bất lợi hoặc chiếm đoạt tài sản trí tuệ nước ngoài. Và chúng tôi mong Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp để cho phép đồng tiền của họ tăng giá nhanh chóng hơn, so với cả đồng USD và đồng tiền của các đối tác thương mại lớn khác của họ. Những cải cách như vậy, chúng tôi tin rằng, sẽ không chỉ có lợi ích thực sự cho cả hai nước chúng ta mà còn sẽ hỗ trợ cho mục tiêu kế hoạch 5 năm của riêng Trung Quốc, vốn kêu gọi tăng trưởng hơn ở trong nước, nhưng cũng góp phần cân bằng, dự đoán được và mở rộng hơn thịnh vượng của toàn cầu.

Tất nhiên, chúng ta đã bày tỏ rất rõ ràng, cả ở chốn công khai và nơi riêng tư, mối quan tâm nghiêm trọng của chúng ta về nhân quyền. Và khi chúng ta đọc các báo cáo của những luật sư bảo vệ cho quyền lợi công chúng, nhà văn, nghệ sĩ và những người khác từng bị giam giữ hoặc bị mất tích, Hoa Kỳ đã lên tiếng, cả trong công khai và riêng tư, với mối quan tâm của chúng ta về nhân quyền. Chúng tôi cho các đồng nghiệp Trung Quốc của mình biết rằng một sự tôn trọng sâu sắc đối với luật pháp quốc tế và một hệ thống chính trị cởi mở hơn sẽ mang lại cho Trung Quốc nền tảng của sự ổn định và tăng trưởng lớn hơn nhiều và làm gia tăng sự tin tưởng nơi các đối tác của Trung Quốc. Nếu không có những điều ấy, Trung Quốc đang đặt những hạn chế không cần thiết lên sự phát triển của riêng mình.

Sau cùng, không hề có cuốn chỉ nam nào cho sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Trung. Tuy nhiên, đối với chúng ta, các vốn liếng đã quá cao khiến không thể để cho uổng phí. Khi tiến hành, chúng ta sẽ tiếp tục phải ôm lấy mối quan hệ của mình với Trung Quốc trong một khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn của các liên minh về an ninh, mạng lưới kinh tế và các nối kết xã hội.

Trong các quyền lực chủ chốt đang nổi lên mà chúng ta sẽ làm việc chặt chẽ là Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a, hai quyền lực dân chủ năng động và quan trọng nhất của châu Á, và là cả hai quốc gia mà chính quyền Obama từng theo đuổi các mối quan hệ rộng, sâu và có mục đích hơn. Trải dài trên biển từ Ấn Độ Dương thông qua eo biển Malacca đến Thái Bình Dương bao gồm các vùng thương mại và các tuyến đường năng lượng sôi động nhất của thế giới. Cùng với nhau, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a chiếm gần một phần tư dân số thế giới. Họ là động lực chính của nền kinh tế toàn cầu, các đối tác quan trọng đối với Hoa Kỳ và ngày càng là những đóng trọng yếu cho hòa bình và an ninh trong khu vực. Và tầm quan trọng của họ có khả năng phát triển trong những năm tới.

Năm ngoái, Tổng thống Obama đã nói với quốc hội Ấn Độ rằng mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ là một trong những quan hệ đối tác của thế kỷ 21, bắt nguồn từ những giá trị và quyền lợi chung. Hiện vẫn còn những trở ngại phải vượt qua và những vấn đề mà hai bên phải giải quyết, nhưng Mỹ đã đặt cược chiến lược vào tương lai của Ấn Độ - rằng vai trò lớn hơn của Ấn Độ trên trường quốc tế sẽ tăng cường hòa bình và an ninh, rằng việc mở cửa thị trường của Ấn Độ vào thế giới sẽ là mở đường cho khu vực rộng lớn hơn và toàn cầu, rằng tiến bộ khoa học và công nghệ của Ấn độ sẽ cải thiện cuộc sống và thăng tiến kiến thức của nhân loại ở khắp mọi nơi, và rằng sự sôi động của Ấn Độ, chủ nghĩa đa nguyên dân chủ sẽ tạo ra các kết quả đáng kể, cải thiện cho công dân của họ và truyền cảm hứng cho các dân tộc khác đi theo một con đường cởi mở và khoan dung tương tự. Vì vậy, chính quyền Obama đã mở rộng quan hệ đối tác song phương của chúng ta; tích cực hỗ trợ các nỗ lực Nhìn về phương Đông của Ấn Độ, bao gồm cả thông qua một đối thoại tay ba mới với Ấn Độ và Nhật Bản; vạch ra một tầm nhìn mới cho một vùng và Đông Á ổ định về chính trị và kinh tế tích hợp hơn với Ấn Độ là một vai trò chủ chốt.

Chúng ta cũng tạo dựng một mối quan hệ đối tác mới với Indonesia, nền dân chủ lớn thứ ba của thế giới, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, và là thành viên của khối G-20. Chúng ta đã trở lại việc phối hợp đào tạo các đơn vị lực lượng đặc biệt Indonesia và đã ký một số thỏa thuận về y tế, trao đổi giáo dục, khoa học, công nghệ, và quốc phòng. Và năm nay, theo lời mời của chính phủ Indonesia, Tổng thống Obama sẽ khai mạc sự tham gia của Mỹ tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Tuy nhiên vẫn còn một số khoảng cách để phải đi qua - chúng ta phải làm việc với nhau để vượt qua trở ngại quan liêu, các nghi ngờ lịch sử kéo dài và một số khoảng cách trong việc tìm hiểu quan điểm và lợi ích của nhau.

Ngay cả khi tăng cường các mối quan hệ song phương này, chúng ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác đa phương, vì chúng ta tin rằng việc giải quyết những thách thức xuyên quốc gia phức tạp của các loại mà châu Á đang đối diện, đòi hỏi đến một tập hợp các tổ chức có khả năng tập trung được hành động chung. Và một kiến trúc mạnh mẽ, gắn kết khu vực hơn ở châu Á sẽ củng cố hệ thống các quy tắc và trách nhiệm, từ việc bảo vệ sở hữu trí tuệ đến bảo đảm tự do hàng hải, hình thành cơ sở của một trật tự quốc tế có hiệu quả. Trong các thiết lập đa phương, hành vi có trách nhiệm sẽ được khen thưởng bằng tính hợp pháp và lòng tôn trọng, và chúng ta có thể làm việc với nhau để truy cứu trách nhiệm những người phá hoại hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Vì vậy, Mỹ đã di chuyển để tham gia trọn vẹn vào các tổ chức đa phương của khu vực, như Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), chú tâm cho công việc của chúng ta với các tổ chức khu vực, bổ sung mà không thay thế của chúng ta trong quan hệ song phương. Có một nhu cầu đoì hỏi từ trong khu vực rằng Hoa Kỳ phải đóng một vai trò tích cực trong việc hình thành chương trình nghị sự của các tổ chức này - và đó cũng là vì hiệu quả và khá năng đáp ứng của các tổ chức này cũng như vì chính quyền lợi của chúng ta.

Đó là lý do tại sao Tổng thống Obama sẽ tham gia vào Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên trong tháng Mười một. Để khai lộ, Hoa Kỳ đã mở ra một Sứ mạng mới của Hoa Kỳ cho khối ASEAN ở Jakarta và đã ký một Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN. Tập trung của chúng ta là phát triển nên một chương trình nghị sự định hướng có kết quả hơn, từng là công cụ trong các nỗ lực giải quyết những tranh chấp ở vùng Biển Đông. Trong năm 2010, tại diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã giúp định hình thành một nỗ lực khu vực để bảo vệ truy cập tự do thông qua Biển Nam Trung Hoa và để duy trì các quy tắc quốc tế quan trọng hầu xác định các tuyên bố lãnh hải trong vùng biển của biển Nam Trung Hoa. Căn cứ vào một trọng tải giao thương của một nửa thế giới trôi qua phần biển này, đây là một cam kết có tính bắt buộc. Và trong năm vừa qua, chúng ta đã có những bước tiến trong việc bảo vệ lợi ích sống còn của mình trong sự ổn định, tự do hàng hải và mở đường cho ngoại giao đa phương, bền vững giữa các bên có khiếu kiện trong vùng biển Đông, tìm kiếm để đảm bảo các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.

Chúng ta cũng đã làm việc để tăng cường APEC như một tổ chức quan trọng cấp lãnh đạo tập trung vào việc thúc đẩy hội nhập kinh tế và liên kết thương mại trên khắp Thái Bình Dương. Sau lời kêu gọi mạnh mẽ hồi năm ngoái của một nhóm cho tự do thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tổng thống Obama sẽ chủ toạ Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC năm 2011 ở Hawaii tháng Mười một này. Chúng ta cam kết củng cố APEC như một tổ chức kinh tế khu vực hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hình thành một chương trình nghị sự về kinh tế trong một phương cách có thể tập hợp được các nền kinh tế tiên tiến mới nổi để thúc đẩy thương mại và đầu tư, cũng như xây dựng các chế độ có năng lực và nâng cao luật lệ. APEC và các công việc của tổ chức này giúp mở rộng xuất khẩu của Mỹ, tạo ra và hỗ trợ các công ăn việc làm có chất lượng cao tại Hoa Kỳ, trong khi còn thúc đẩy được tăng trưởng trong toàn khu vực. APEC cũng là một phương tiện quan trọng để tác động một chương trình nghị sự mở rộng nhằm mở khóa được tiềm năng tăng trưởng kinh tế mà giới phụ nữ đại diện. Về vấn đề này, Hoa Kỳ cam kết làm việc với các đối tác của mình về các bước đầy tham vọng để thúc đẩy sự xuất hiện của Thời kỳ Tham Dự, một thời kỳ mà mỗi cá nhân, không phân biệt giới tính hoặc nơi chốn khác nhau, sẽ là một thành viên đóng góp có giá trị vào thị trường toàn cầu.

Bên cạnh cam kết của mình đến các tổ chức đa phương rộng lớn hơn, chúng ta đã làm việc chăm chỉ để sáng tạo và khởi động một số các cuộc họp "phụ", là các nhóm nhỏ của các quốc gia có quan tâm giải quyết những thách thức cụ thể, chẳng hạn như nhóm Sáng kiến Cửu Long Hạ, chúng ta đưa ra để hỗ trợ giáo dục, y tế , và các chương trình về môi trường tại Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam, và nhóm Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương, nơi chúng tôi đang làm việc để hỗ trợ các thành viên của mình khi họ phải đối đầu với những thách thức từ biến đổi khí hậu, đánh bắt cá quá mức đến tự do hàng hải. Chúng ta cũng bắt đầu theo đuổi những cơ hội tay ba mới với các nước đa dạng như Mông Cổ, Indonesia, Nhật Bản, Kazakhstan và Hàn Quốc. Và chúng ta đang hình thành tầm nhìn của mình cũng như đang tăng cường phối hợp và tham gia giữa ba chàng khổng lồ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương: Trung Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ.

Trong tất cả các phương cách khác nhau, chúng ta đang tìm kiếm để hình thành và tham gia vào một kiến trúc khu vực, đáp ứng linh hoạt, có hiệu quả và đảm bảo kết nối với một kiến trúc toàn cầu rộng lớn hơn không chỉ để bảo vệ sự ổn định quốc tế và thương mại mà còn để phát triển các giá trị của mình.

Sự tập trung của chúng ta vào hoạt động kinh tế của APEC là phù hợp với cam kết rộng rãi hơn của chúng ta để nâng cao nghệ thuật quản ký nhà nước về kinh tế như một trụ cột cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Các tiến bộ kinh tế ngày càng phụ thuộc vào mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ, và tiến bộ ngoại giao phụ thuộc vào quan hệ kinh tế mạnh mẽ. Và một cách tự nhiên, một sư tập trung vào thúc đẩy thịnh vượng Hoa Kỳ cũng có nghĩa là tập trung nhiều hơn vào thương mại và sự cởi mở kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực này đã tạo ra hơn một nửa sản lượng và gần một nửa nền thương mại toàn cầu. Khi chúng ta phấn đấu để đạt được mục tiêu xuất khẩu gấp đôi vào năm 2015 của Tổng thống Obama, chúng ta đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh nhiều hơn ở châu Á. Năm ngoái, xuất khẩu của Mỹ đến bờ Thái Bình Dương đạt 320 tỷ đồng, hỗ trợ 850.000 công ăn việc làm Mỹ. Vì vậy, có nhiều ủng hộ cho chúng ta khi suy nghĩ đến sự tái định vị này.

Khi nói chuyện với các đối tác châu Á của tôi, một chủ đề luôn cuất hiện: Họ vẫn muốn nước Mỹ là một đối tác tham dự và sáng tạo trong phát triển thương mại và trong các tương tác tài chính của khu vực. Và như tôi đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo kinh doanh trên toàn quốc của chúng ta, tôi đã hiểu việc mở rộng xuất khẩu của Hoa Kỳ và cơ hội đầu tư của chúng ta quan trọng như thế nào trong thị trường năng động của châu Á.

Tháng ba vừa rồi trong các cuộc họp APEC tại Washington, và một lần nữa vào tháng Bảy ở Hồng Kông, tôi đã đưa ra bốn thuộc tính mà tôi tin rằng chúng mô tả đặc điểm của một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh: cởi mở, tự do, minh bạch, và công bằng. Thông qua cam kết của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta đang giúp định dạng những nguyên tắc này và hiển thị giá trị của chúng với thế giới.

Chúng ta đang theo đuổi các thỏa thuận thương mại tiên tiến mới để nâng cao các tiêu chuẩn cạnh tranh bình đẳng ngay cả khi chúng có mở ra các thị trường mới. Ví dụ, Thoả thuận Tự do Mậu dịch Mỹ-Hàn sẽ loại bỏ hàng rào thuế quan đến 95% người tiêu dùng Mỹ, xuất khẩu công nghiệp trong thời hạn năm năm và ước tính hỗ trợ được 70.000 công ăn việc làm ở Mỹ. Riêng việc cắt giảm thuế quan có thể tăng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ hơn 10 tỷ và giúp nền kinh tế của Nam Hàn tăng trưởng 6%. Thoả thuận này sẽ mang lại một sân chơi cho các công ty và công nhân ngành ô tô Hoa Kỳ. Vì vậy, dù bạn là một nhà sản xuất máy móc người Mỹ hay một nhà xuất khẩu hóa chất Nam Hàn, thỏa thuận này làm giảm bớt các rào cản từng ngăn cản quý bạn tiếp cận với khách hàng mới.

Chúng tôi cũng tạo tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn sẽ mang các nền kinh tế từ khắp nơi trên Thái Bình Dương lại với nhau - đã phát triển và đang phát triển - thành một cộng đồng kinh doanh duy nhất. Mục tiêu của chúng ta không phải chỉ tạo tăng trưởng mà là tăng trưởng tốt hơn. Chúng ta tin rằng các hiệp định thương mại cần phải bao gồm sự bảo vệ mạnh mẽ cho người lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, và sự đổi mới. Chúng cũng cần phải thúc đẩy dòng chảy tự do của công nghệ thông tin và sự phát triển công nghệ xanh, cũng như sự gắn kết của hệ thống quản lý và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Cuối cùng, tiến bộ của chúng ta sẽ được đo bằng chất lượng cuộc sống của người dân - dù là đàn ông hay phụ nữ đều có thể được làm việc với nhân phẩm được tôn trọng, hưởng được một mức lương khá, nâng cao gia đình lành mạnh, giáo dục con cái của họ và nắm được các cơ hội để cải thiện cho riêng mình và gia tài của các thế hệ tiếp theo. Chúng ta hy vọng rằng một thỏa thuận TPP với tiêu chuẩn cao có thể phục vụ như một điểm chuẩn cho các thỏa thuận trong tương lai và phát triển để phục vụ như một nền tảng cho sự tương tác khu vực rộng lớn hơn và cuối cùng là một khu vực châu Á-Thái Bình Dương tự do về thương mại.

Để đạt được sự cân bằng trong mối quan hệ thương mại của chúng tôi đòi hỏi một cam kết hai chiều. Đó là bản chất của sự cân bằng - không thể áp đặt đơn phương. Vì vậy, chúng ta đang làm việc thông qua APEC, G-20, và các mối quan hệ song phương của chúng ta để ủng hộ các thị trường cởi mở, ít hạn chế xuất khẩu, minh bạch hơn và một cam kết tổng thể đến sự công bằng. Giới doanh nghiệp và người lao động Mỹ phải có được niềm tự tin rằng họ đang hoạt động trên một sân chơi công bằng, với các quy tắc dự đoán được trên tất cả mọi thứ từ sở hữu trí tuệ đến sự sáng tạo bản địa.

Sự tăng trưởng kinh tế đáng chú ý trong thập kỷ qua và tiềm năng tiếp tục tăng trưởng của Châu Á trong tương lai phụ thuộc vào an ninh và ổn định vốn đã được bảo đảm từ lâu nay bởi quân đội Mỹ, bao gồm hơn 50.000 nam nữ quân nhân Mỹ phục vụ ở Nhật Bản và Nam Hàn. Những thách thức sự thay đổi nhanh chóng trong khu vực ngày nay - từ các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, mối đe dọa mới đến tự do hàng hải đến tác động dâng cao của thiên tai - đòi hỏi Hoa Kỳ phải theo đuổi một tư thế lực lượng phân bổ địa dư hợp lý hơn, hoạt động linh hoạt hơn và vững vàng về chính trị.
Chúng ta đang hiện đại hóa các thỏa thuận cơ sở của mình với các đồng minh truyền thống ở khu vực Đông Bắc Á - và cam kết của chúng ta về điều này là vững chắc - đồng thời tăng cường sự hiện diện của chúng ta trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Ví dụ, Hoa Kỳ sẽ triển khai tàu chiến duyên hải đến Singapore, và đang kiểm tra những phương cách khác để gia tăng các cơ hội cho quân đội hai nước được đào tạo và hoạt động cùng nhau. Trong năm nay, Hoa Kỳ và Australia cũng đã đồng ý để khái phá một sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ tại Úc nhằm nâng cao cơ hội cho nhiều cuộc thao tập quân sự. Chúng ta cũng đang tìm kiếm làm thế nào để có thể tăng cường khả năng tiếp cận hoạt động của mình ở vùng Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương và làm sâu sắc thêm các mối liên lạc của mình với các đồng minh và đối tác.

Làm thế nào chuyển dịch các kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thành một khái niệm hiệu quả chính là câu hỏi chúng ta cần phải giải đáp để thích ứng với những thách thức mới trong khu vực. Trong bối cảnh này, sự hiện diện phân bố quân sự rộng rãi hơn trong khu vực sẽ mang lại các lợi thế quan trọng. Hoa Kỳ sẽ ở vào một vị trí tốt hơn để hỗ trợ sứ mệnh nhân đạo, và quan trọng không kém là để làm việc với các đồng minh, đối tác để cung cấp một bức tường thành mạnh mẽ hơn, chống lại các đe dọa hoặc những nỗ lực phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nhưng ngay cả với một sức mạnh quân sự mạnh mẽ hơn hoặc một kích thước kinh tế của chúng ta, tài sản mạnh nhất của chúng ta như một quốc gia chính là sức mạnh các giá trị của mình - đặc biệt, là các hỗ trợ kiên định của chúng ta cho dân chủ và nhân quyền. Điều này nói lên bản sắc dân tộc sâu sắc nhất và là trọng tâm cho chính sách đối ngoại của chúng ta, bao gồm cả bước xoay chuyển chiến lược của mình đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Khi làm sâu sắc thêm sự tham dự của mình với các đối tác mà chúng ta không đồng ý về những vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy để nắm lấy những cải cách nhằm cải thiện chính phủ, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy quyền tự do chính trị. Ví dụ như, chúng ta đã hành động rõ ràng với phía Việt Nam, rằng tham vọng phát triển một mối quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy tự do chính trị. Hoặc hãy xem trường hợp Miến Điện, nơi chúng ta đã cương quyết truy tìm các trách nhiệm về sự vi phạm nhân quyền. Chúng ta đang theo dõi sát sự phát triển ở Nay Pyi Taw và mối tương tác ngày càng tăng giữa bà Aung San Suu Kyi với giới lãnh đạo chính phủ. Chúng tôi đã nhấn mạnh rằng chính phủ này phải thả tự do cho các tù nhân chính trị, thúc đẩy tự do chính trị và nhân quyền, và phá vỡ các chính sách của quá khứ. Như đối với Bắc Triều Tiên, chế độ ở Bình Nhưỡng đã liên tục làm ngơ các quyền của người dân, và chúng ta tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ nhằm chống lại các mối đe dọa đặt ra đối với khu vực và xa hơn nữa.

Chúng ta không thể và không hề mong muốn áp đặt hệ thống của mình lên các nước khác, nhưng chúng ta tin tưởng rằng một số giá trị là phổ quát mà mọi người ở mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở châu Á, trân quý các giá trị ấy - và chúng ta tin rằng chính họ mới là yếu tố nội tại để ổn định, hòa bình, và thịnh vượng cho quốc gia mình. Cuối cùng, chính những người của châu Á phải theo đuổi quyền lợi và nguyện vọng của họ, như chúng ta đã nhìn thấy mọi dân tộc khác trên toàn thế giới từng hành động như thế.

Trong thập kỷ vừa qua, chính sách đối ngoại của chúng ta đã chuyển từ việc giải quyết những phần lời hòa bình từ Chiến tranh Lạnh đến đòi hỏi cam kết tại Iraq và Afghanistan. Khi các cuộc chiến tranh ấy dịu xuống, chúng ta sẽ cần phải thúc đẩy các nỗ lực để xoay chuyển các thực tế toàn cầu mới.

Chúng ta biết rằng những thực tế mới này đòi hỏi mình phải đổi mới, cạnh tranh và lãnh đạo theo những phương cách mới. Thay vì thối lui khỏi thế giới, chúng ta cần phải đi tới và đổi mới sự lãnh đạo của mìnhi. Trong một thời đại của sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, không nghi ngờ gì là chúng ta cần phải đầu tư một cách khôn ngoan để mang lại lợi nhuận lớn nhất, đó là lý do tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đại diện cho một cơ hội thực sự của thế kỷ 21 cho chúng ta.

Tất nhiên là các khu vực khác vẫn còn cực kỳ quan trọng. Châu Âu, nơi ăn chốn ở của hầu hết các đồng minh truyền thống của chúng ta, vẫn là một đối tác nương tựa đầu tiên, làm việc cùng với Hoa Kỳ trong gần như mọi thách thức cáp bách của toàn cầu, và chúng ta đang đầu tư vào việc cập nhật các cấu trúc của liên minh chúng ta. Người dân Trung Đông và Bắc Phi đang phác lên những con đường mới đã có hậu quả sâu sắc trên toàn cầu, và Hoa Kỳ cam kết các quan hệ đối tác tích cực và bền vững với các biến đổi trong khu vực. Châu Phi nắm giữ tiềm năng rất lớn chưa được khai thác cho phát triển kinh tế và chính trị trong những năm tới. Và hàng xóm của chúng ta ởphía Tây bán cầu không chỉ là đối tác xuất khẩu lớn nhất, mà họ còn đóng một vai trò ngày càng tăng trong các vấn đề chính trị và kinh tế toàn cầu. Mỗi khu vực này đều đòi hỏi đến tham dự và lãnh đạo của Hoa Kỳ.

Và chúng ta đang chuẩn bị để lãnh đạo. Bây giờ, tôi nhận thức rõ rằng có những người đặt nghi vấn về sức mạnh của chúng ta trên khắp thế giới. Chúng ta đã nghe về chuyện này trước đây. Vào cuối cuộc chiến tranh Việt Nam, có một kỹ nghệ của những lời bình luận trên toàn cầu muốn thúc đẩy ý tưởng rằng nước Mỹ đang suy thoái, và đó là một chủ đề tự lặp đi lặp lại qua mỗi vài thập kỷ. Nhưng bất cứ khi nào Hoa Kỳ chứng nghiệm sự thoái trào, chúng ta đã vượt thắng thông qua sự tái tạo và đổi mới. Khả năng trở lại mạnh mẽ hơn của chúng ta là chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Khả năng đó tuôn chảy từ chính mô hình của chúng ta về dân chủ tự do và tự do doanh nghiệp, một mô hình vẫn là cội nguồn mạnh mẽ nhất cho sự thịnh vượng và tiến bộ mà nhân loại từng biết đến. Tôi đã nghe thấy ở khắp mọi nơi mình đi qua rằng thế giới vẫn còn trông mong Hoa Kỳ lãnh đạo. Quân sự của chúng ta là mạnh nhất, và nền kinh tế của chúng ta cho đến nay là lớn nhất thế giới. Công nhân của chúng ta hiệu quả nhất. Các trường đại học của chúng ta nổi tiếng trên toàn thế giới. Như vậy, không nên nghi ngờ việc nước Mỹ sẽ có khả năng bảo đảm và duy trì lãnh đạo toàn cầu của chúng ta trong thế kỷ này như chúng ta đã từng như thế trong thế kỷ qua.

Khi chúng ta tiến về phía trước để hình thành sân diễn cho việc tham gia vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong 60 năm tới, chúng ta thấu hiểu được di sản lưỡng đảng đã định hình sự tham dự của mình trong 60 năm qua. Và chúng tôi đang tập trung vào các bước phải thực hiện ở trong nước - gia tăng tiết kiệm, cải cách hệ thống tài chính, ít lệ thuộc vào vay mượn, khắc phục chia rẽ đảng phái để bảo đảm và duy trì sự lãnh đạo của chúng ta ở nước ngoài.

Loại trục chuyển này là không dễ dàng, nhưng chúng ta đã mở đường cho trục chuyển này từ hai năm rưỡi vừa qua, và chúng ta chủ tâm nhìn sự việc này như một trong các nỗ lực ngoại giao quan trọng nhất của thời đại chúng ta.

Hillary Clinton

.
.
.

No comments: