Việt
Nam vẫn loay hoay với việc sáp nhập và tinh giản
RFA
2024.05.13
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-is-still-struggling-with-mergers-and-streamlining-05132024123603.html
Ảnh
minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. ( AFP
PHOTO)
Bộ
Nội vụ mới đây lại xin gia hạn thời gian bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức và
giải quyết chính sách dôi dư vì số lượng cán bộ, công chức người lao động dôi
dư do sáp nhập huyện, xã qua hai đợt (2019-2021 và 2023-2025) là rất lớn.
Khi
tinh gọn trở thành gánh nặng
Số
lượng cán bộ dôi dư từ giai đoạn một đến nay vẫn chưa giải quyết xong, nên đại
diện Bộ Nội vụ cho rằng, khiến việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương thêm
gánh nặng.
Từ
Hà Nội, hôm 13/5/2024, nhà báo Lê Anh Hùng chia sẻ với RFA ý kiến của ông về vấn
đề này:
“Tôi
thấy việc sáp nhập các đơn vị hành chính, tỉnh, huyện, xã… là một xu thế đúng đắn.
Nó góp phần làm giảm tình trạng bộ máy hành chính quá cồng kềnh, tiêu tốn nhiều
ngân sách, trong lúc hiệu quả quản lý hành chính nhà nước không đạt cao như
mong muốn. Trong nhiều chục năm qua Việt Nam đã có chính sách chia nhỏ các đơn
vị hành chính, chính điều đó làm bộ máy ngày càng phình to."
Ông
Hùng cho rằng việc Nhà nước tiến hành sắp xếp, tinh giản, sáp nhập các đơn vị
hành chính là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, ông Hùng nói tiếp:
“Việc
sáp nhập gặp phải lực cản từ phía trong hệ thống, đó là tình trạng dôi dư cán bộ
khi sáp nhập diễn ra. Đó là chuyện không tránh khỏi. Nhà nước phải tìm cách giải
quyết hài hòa sung đột lợi ích này bằng cách chẳng hạn như cho nghỉ hưu sớm, hoặc
bù đắp chuyển công tác sang khu vực doanh nghiệp hay ngoài nhà nước… Và những
người cán bộ này cần được đền bù xứng đáng.”
Cùng
bàn về vấn đề trên, cựu trung tá quân đội Vũ Minh Trí từ Việt Nam hôm 13/5/2024
nhận định với RFA:
“Nó
chẳng qua là ‘đánh bùn sang ao’, ngày xưa trong chiến tranh còn nói là ‘thay
màu da trên xác chết’… còn bản chất thì chẳng thay đổi gì. Thực ra bộ máy hành
chính Việt Nam nếu mà tính số lượng công chức trên 1.000 dân thì nó gấp vài chục
lần các nước khác… Tại vì bên cạnh bộ máy chính quyền, Việt Nam còn phải nuôi bộ
máy Đảng, nuôi cả bộ máy cơ quan đoàn thể bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh
niên, Hội Phụ nữ… Cho nên thu ngân sách thì 70% - 80% các tỉnh chỉ đủ chi trả
cho bộ máy, chứ còn không có tiền để đầu tư cho việc khác.”
Theo
ông Vũ Minh Trí, dù Nhà nước hô hào tinh giản biên chế rất mạnh, nhưng
vì bộ máy quá cồng kềnh, nên bây giờ lại yêu cầu phải có bước đệm, với đủ thứ
lý do:
“Tôi
thấy việc tinh giản biên chế tại thời điểm này không có sự quyết tâm, kể cả quyết
tâm chính trị, cũng như không thấy phương án hợp lý đưa ra để có thể giải quyết
bài toán đấy một cách lâu dài và triệt để mọi thứ cũng chỉ là giải pháp chắp
vá. Với những ý kiến nói rằng dôi dư cán bộ, giải quyết chế độ chính sách khó
khăn… thì tôi nghĩ đây chẳng qua chỉ là bao biện, hoàn toàn thiếu quyết tâm, chứ
không có lý do gì khác.”
Các
tòa nhà cao tầng ở trung tâm TPHCM nhìn từ bên kia sông Sài Gòn (minh họa). AFP
PHOTO.
Cần
có giải pháp tổng thể
Tuy
nhiên ông Trí cũng bày tỏ lo ngại trong việc “sáp” nhập tỉnh, rồi sau đó lại
“tách” ra như hồi sau năm 1975. Ông nói:
“Nhập
xong lại tách, xong bây giờ lại nhập... có vẻ là một vòng hoàn toàn quẩn quanh
và giải bài toán đấy tôi thấy chưa thật sự triệt để, không có giải pháp tổng thể.
Tôi nghĩ Bộ Nội vụ, Chính phủ, Quốc hội phải đưa ra phương án cuối cùng, ví dụ
Việt Nam sẽ gồm bao nhiêu đơn vị hành chính, dưới mỗi tỉnh sẽ bao nhiêu huyện,
bao nhiêu xã... và từ đó có lộ trình cắt giảm cho phù hợp.”
Tiến
sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phản biện chính sách độc
lập IDS (đã tự giải thể), người từng cùng các trí thức gởi thư ngỏ tập thể yêu
cầu bãi bỏ một Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam liên quan chủ
trương nhập, tách các đơn vị hành chính... khi nói với Đài Á Châu Tự Do hôm
13/5/2024 cho rằng việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà
nước đã được đề ra nhiều chục năm nay, nhưng đây là một vấn đề nan giải và rất
khó giải quyết đối với chính quyền với lý do:
“Từ
trên xuống dưới, ai nắm quyền đâu thì cũng muốn đội ngũ lớn lên, mà khi đội ngũ
lớn lên thì vẻ uyền uy cũng tăng lên. Đấy là một cái phản khuyến khích mà tôi
nghĩ rằng sẽ vô cùng khó để giải quyết việc này. Bởi vì người vào trong bộ máy
hành chính này họ nghĩ họ sẽ làm quan, mà chuyện tham nhũng là từ cấp quan trở
lên. Chính cơ chế này đã đẻ ra việc ở trong Nhà nước có những người bên trên phải
lo về ngân sách luôn luôn than phiền, nhưng những người bên dưới họ lại không
hiểu được chuyện đó.”
Theo
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc sáp nhập các đơn vị hành chính là một việc thật sự
thường xuyên phải làm. Bởi vì khi xã hội phát triển, thì các đơn vị hành chính
cũng cũng nên được sắp xếp lại để cho phù hợp với sự phát triển của sản xuất,
cũng như sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc sáp nhập phải được tính toán
kỹ và quan trọng nhất là phải thảo luận với những người có liên quan, cụ thể là
người dân của chính những đơn vị đấy. Với lý luận trên, TS Quang A cho rằng muốn
“sáp nhập” thành công, các cơ quan chức năng phải theo các bước sau:
“Tóm
lại việc sáp nhập là chuyện bình thường, vấn đề là cách làm như thế nào cho hiệu
quả, cho thực sự sát với thực tế. Mà trong quá trình đấy, tôi nhấn mạnh sự thảo
luận, sự cân nhắc, sự tranh luận có lý có tình, của các quan chức với các tổ chức
khác, với những người có liên quan khác và nhất là với dân của những nơi liên
quan đó.”
-------------------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI
SỰ
Sáp
nhập huyện, xã: đừng làm xong lại tách!
Việc
sáp nhập quận Hoàn Kiếm trong mắt người dân Hà Nội
Sáp
nhập Bộ Tài chính & Bộ Kế hoạch-Đầu tư: Vẫn còn nhiều tranh cãi!
Hiện
tượng công ty nước ngoài “thâu tóm” doanh nghiệp Việt Nam
No comments:
Post a Comment