Đối
mặt với Trung Quốc : Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trở lại châu Âu
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 29/05/2024 - 15:50
Cuộc
chiến tranh tại Ukraina và Gaza, chiến dịch tranh cử Nghị Viện Châu Âu vẫn là
chủ đề thời sự chính của các báo Pháp ra hôm nay. Liên quan đến châu Á, trang
nhất của nhật báo Le Figaro chạy tựa lớn : « Đối mặt với Trung Quốc, châu
Âu bắt đầu tự bảo vệ ».
Xe
ô tô điện ET5 của tập đoàn Trung Quốc NIO tại phòng trưng bày của doanh nghiệp
tại Amsterdam, Hà Lan, ngày 23/05/2024. REUTERS - Toby Sterling
Phụ
trang kinh tế của tờ báo đề cập đến một vấn đề nóng, nhất là khi Liên Âu đang
bước vào giai đoạn cuối chiến dịch tranh cử Nghị Viện Châu Âu. Đối phó với làn
sóng nhập khẩu ồ ạt các loại xe hơi điện chế tạo tại Trung Quốc, sau pin mặt trời
và hàng triệu tấn thép, châu Âu mới quyết định bảo vệ ngành công nghiệp của
mình. Các lãnh đạo châu Âu bây giờ dường như mới thức tỉnh. Ủy Ban Châu Âu sắp
mãn nhiệm cũng vội vàng hành động, mở nhiều cuộc điều tra về cạnh tranh thương
mại không lành mạnh của Bắc Kinh. Tuy nhiên Bruxelles không dự tính sẽ mở cuộc
chiến tranh thương mại với Trung Quốc như Mỹ đang làm. Dù sao thì đây cũng đã
là bước ngoặt của châu Âu, Le Figaro nhận định.
Theo
tờ báo, khi tổng thống Mỹ Joe Biden cách nay hai tuần công bố, chủ yếu vì mục
đích tranh cử, đánh thuế 100% đối với xe điện của Trung Quốc, nhiều tiếng nói
đã cáo buộc Liên Hiệp Châu Âu yếu kém vì đã không làm được điều tương tự Hoa Kỳ.
Đối
với Washington, biện pháp này dễ thực hiện hơn vì Mỹ hầu như không nhập khẩu xe
điện từ Trung Quốc, trong khi các nhà sản xuất Trung Quốc có thể chiếm 1/4 thị
trường xe điện châu Âu trong năm nay. Hàng nghìn chiếc ô tô vừa cập bến của họ
đang dồn ứ trong các cảng châu Âu để chờ bán, với mức thuế hải quan cho đến nay
được giới hạn ở mức 10%. Do đó, Chính quyền Mỹ cố sức khuyến khích châu Âu bắt
chước họ. Lục địa già có sẵn sàng tự vệ ? Tờ báo đặt câu hỏi.
Theo
nhịp độ riêng của mình, Ủy Ban Châu Âu đang chuẩn bị phản ứng. Khi kết thúc cuộc
điều tra kéo dài 9 tháng về trợ cấp của Nhà nước Trung Quốc đối với ngành công
nghiệp của nước này, Bruxelles sẽ tuyên bố tăng thuế hải quan vào đầu tháng 6.
Mức thuế có thể tăng từ 15% đến 30%, trong khi cần phải tăng ít nhất 40% đến
50% thì mới có hiệu quả, theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Rhodium Group.
Trên
nền tảng chủ trương đa phương và tự do mậu dịch, Liên Hiệp Châu Âu khẳng định
là một cường quốc thương mại thế giới, đứng thứ hai sau Trung Quốc, trước Hoa Kỳ.
Tuy nhiên thâm hụt thương mại giữa EU với Trung Quốc tăng gấp đôi trong vài
năm, lên gần 300 tỷ euro.
Tuy
nhiên theo Le Figaro, bảo vệ mình nhưng không có nghĩa trở lại chủ nghĩa bảo hộ.
Châu Âu phải nâng cao năng lực nội tại, sức sản xuất, khả năng cạnh tranh của
mình. « Không có nền kinh tế nào trở nên phồn thịnh sau hàng rào
chắn », xã luận của tờ báo nhấn mạnh.
Xung
đột Israel-Gaza và công nhận Nhà nước Palestine
Liên
quan đến cuộc xung đột Israel-Palestine, tâm điểm là thành phố Rafah phía nam dải
Gaza đang là mục tiêu của các cuộc bắn phá đầy chết chóc của Israel. Ngoài ra vấn
đề được nhiều tờ báo quan tâm là công nhận Nhà nước Palestine. Trang nhất báo
Libération đặt câu hỏi lớn : Nhà nước Palestine, khi nào ?
Sau
khi Tây Ban Nha, Na Uy và Ailen ngày 28/05 đã chính thức tuyên bố công nhận Nhà
nước Palestine, tại Pháp vấn đề đã dấy lên tranh luận tại Quốc Hội, gây không
ít chia rẽ ngay trong đa số cầm quyền. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng lên
tiếng để ngỏ khả năng Pháp công nhận Nhà nước Palestine, nhưng vào « một
thời điểm cần thiết ».
Libération
nhận thấy, trước thảm họa không hồi kết đang hàng ngày đổ xuống đầu người
dân Palestine trong dải Gaza, việc một loạt các nước châu Âu công nhận
Nhà nước Palestine là thông điệp mạnh mẽ đối với Israel đồng thời thể hiện sự ủng
hộ mạnh mẽ chính quyền Palestine. Vậy thì đến khi nào mới là « thời điểm
cần thiết » đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron ? Xã luận
Libération đặt câu hỏi.
Trong
cùng chủ đề chiến tranh tại Gaza, Libération có bài nêu lên « thảm kịch bất
tận tại Rafah ». Bài báo cho hay, sau vụ oanh kích đẫm máu là 45 thường
dân thiệt mạng trong đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai vừa rồi, khiến cộng đồng quốc
tế phẫn nộ, quân đội Israel tiếp tục các đợt bắn phá dữ dội vào thành phố
Rafah. Thường dân tiếp tục bỏ chạy hỗn loạn, hàng cứu trợ nhân đạo thiếu trầm
trọng. Mỗi ngày chỉ có 53 xe tải chở hàng cứu trợ của Liên Hiệp Quốc cho thành
phố trong khi số lượng cần thiết phải là 600 xe. Theo chính quyền do
Hamas quản lý tại Rafah, thứ Ba 28/05, một đợt oanh kích khác của Israel tiếp tục
nhằm vào một trại của người tị nạn khác trong Rafah làm 21 người thiệt mạng và
64 người bị thương.
Vẫn
liên quan đến cuộc chiến Israel-Hamas, nhật báo Le Monde có bài viết về Yahya
Sinouar, thủ lĩnh Hamas. Nhân vật được coi là chủ mưu trong vụ tấn công đẫm máu
ngày 07/10/2023 vào Israel vẫn thoát khỏi mọi cuộc truy lùng của Nhà nước Do
Thái. Tuy nhiên từ nơi ẩn náu ông vẫn đang chỉ đạo mọi cuộc đàm phán về Gaza.
Sau vụ thảm sát 07/10 năm ngoái, thủ tướng Israel thề sẽ triệt hạ thủ lĩnh của
Hamas. Tuy nhiên, 8 tháng sau, khi đã phá hủy tan nát dải Gaza và hầu hết các
cơ sở quân sự của lực lượng Hamas, Israel vẫn không giết hay bắt được Yahya
Siounar. Tệ hơn nữa, nhân vật này vẫn là người đang áp đặt các điều kiện của
mình trong các cuộc đàm phán tìm kiếm ngừng bắn tại Gaza. Ông ta yêu cầu Israel
tuyên bố chấm dứt chiến tranh và yêu cầu quốc tế đảm bảo rằng quân đội sẽ rút
khỏi vùng đất này. Nếu không có sự đồng ý của ông ta thì sẽ không thể có thỏa
thuận.
Chiến
tranh Ukraina : Chuyến công du tìm kiếm vũ khí của Volodymyr Zelensky
Liên
quan đến cuộc chiến tranh Ukraina, Le Figaro quan tâm đến chuyến công du
Bruxelles ngày hôm qua (28/05) của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nhằm
tìm kiếm thêm viện trợ vũ khí từ các đồng minh.
Theo
Le Figaro, ông Volodymyr Zelensky không trở về Kiev tay trắng. Hôm thứ Ba, tại
Bruxelles, chính phủ Bỉ đã nhắc lại cam kết cung cấp máy bay chiến đấu đã được
đưa ra vào năm ngoái. Ba mươi máy bay chiến đấu F-16 sẽ được giao từ nay đến
năm 2028. Còn lại là xem bao lâu nữa Ukraina nhận được những chiến đấu cơ đó .
Ông
Volodymyr Zelensky muốn tin rằng chiếc đầu tiên trong số 30 chiếc máy bay đã hứa
“sẽ đến trong năm nay”. Nhưng Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo lại thận trọng
hơn nhiều khi nói, các máy bay “sẽ được chuyển đến Ukraina càng sớm càng tốt.
Mục tiêu của chúng tôi là có thể cung cấp chiếc máy bay đầu tiên trước cuối năm
2024”. Bỉ đang chờ nhận những chiếc F-35 mà họ đã đặt hàng trước khi thải
các hệ máy bay chiến đấu cũ.
Tại
Madrid hôm thứ Hai, ông Volodymyr Zelensky cũng đã ký một thỏa thuận song
phương với thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, hứa cung cấp 5 tỷ euro viện trợ
quân sự từ nay đến năm 2027, bao gồm 1 tỷ euro vào năm nay. Tổng thống Ukraina
hôm nay tới Lisbon (Bồ Đào Nha). Mục tiêu vẫn là tìm kiếm cung cấp tên lửa, dù
là lời hứa.
Theo
Le Figaro, hậu thuẫn cho Kiev nhưng Berlin và Washington cũng lo ngại bị lôi
kéo vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga và vẫn rất nghiêm ngặt trong việc sử
dụng vũ khí được giao. Tuy nhiên, áp lực ngày càng gia tăng trong việc dỡ bỏ
các giới hạn sử dụng thiết bị được cung cấp.
Hôm
thứ Hai, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg không còn giữ thái độ dè dặt
thông thường . “Tôi nghĩ đã đến lúc phải xem xét lại một số hạn chế này,” ông
nhấn mạnh bên lề cuộc họp hội đồng Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Và ông tin rằng
Kiev có « quyền tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp bên ngoài
Ukraina ».
Quyền
lực mềm tôn giáo của Putin tại châu Phi
Chuyển
sang với nhật báo công giáo La Croix. Trang nhất tờ báo chạy tựa đáng chú
ý : « Châu Phi : Cuộc tấn công Chính thống giáo của
Kremlin ».
La
Croix ghi nhận, Thượng phụ Chính thống giáo Nga gần đây đã không giấu tham vọng
cắm chân và phát triển nhà thờ chính thống giáo tại châu Phi. Chính sách gây ảnh
hưởng tôn giáo đối với lục địa Đen này là bước tiếp theo chính sách của
Vladimir Putin. Giáo hội Chính thống giáo Nga đã tiến hành tuyển mộ các linh mục,
chu cấp tài chính để gây dựng các cơ sở Chính thống giáo tại hàng loạt các nước
châu Phi. La Croix nhận định, rõ ràng những hoạt động đó của Chính thống giáo
Nga chính là thứ « quyền lực mềm » tôn giáo của tổng thống Putin. Chiến
lược nhiều tham vọng này nằm trong cuộc tấn công địa chính trị toàn cầu của
Kremlin.
Theo
la Croix, giáo dân Chính thống giáo ở châu Phi chỉ chiếm 15% dân số chính thống
giáo của thế giới. Từ năm 2021, Chính thống giáo Nga cho biết đã phát triển được
hơn 200 giáo phận ở 25 nước châu Phi.
Bầu
cử Nam Phi : Đảng ANC của Nelson Maldela gây thất vọng lớn
Vẫn
liên quan đến châu Phi, nhiều tờ báo Pháp chú ý tới cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc
Hội ở Nam Phi ngày hôm nay 29/05/2024, một cuộc bầu cử được đánh giá là mang
tính bước ngoặt cho đất nước Nam Phi. Đảng ANC đang đứng trước nguy cơ bị thất
bại lớn. la Croix ghi nhận với bài viết : « Sau 30 năm dân chủ, những người
Nam Phi thất vọng với ANC ». Hôm nay ngày 29 tháng 5, cử tri Nam Phi được
kêu gọi đi bầu Quốc Hội và lãnh đạo địa phương. Một cuộc bỏ phiếu trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế và khó khăn xã hội. Lần đầu tiên, đảng ANC của Nelson
Mandela, nắm quyền từ năm 1994, có thể mất đa số tuyệt đối ở Quốc Hội cũng như
các cấp địa phương và có nghĩa là sẽ mất quyền lực sau 30 năm trị vì ở Nam Phi.
Biến
đổi khí hậu tăng nguy cơ máy bay gặp nhiễu động không khí
Liên
quan đến vấn đề khí hậu, nhật báo le Monde có bài « Biến đổi khí hậu làm
tăng tần suất và cường độ máy bay gặp vùng nhiễu động.
Le
Monde cho hay, hiện tượng biến động không khí đột ngột này, đã gia tăng trong bốn
mươi năm qua. Một trải nghiệm đáng sợ và chết chóc. Vào ngày 21 tháng 5, một
người đàn ông 73 tuổi người Anh đã thiệt mạng và khoảng một trăm người bị
thương trong chuyến bay của Singapore Airlines từ Luân đôn đến Singapore.
Nguyên nhân: gặp vùng nhiễu động không khí lớn, máy bay rơi xuống độ cao 1.800
mét chỉ trong vài phút, buộc chiếc máy bay Boeing 777 phải hạ cánh khẩn cấp
ở Bangkok. Vào Chủ nhật, 12 người cũng bị thương nhẹ trên máy bay đi từ Doha đến
Dublin do nhiễu loạn không khí ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai sự kiện đang được tiến
hành điều tra đã làm dấy lên những câu hỏi xung quanh tác động của biến đổi khí
hậu đối với những hiện tượng thời tiết không ổn định này. Các nghiên cứu khoa học
ngay từ giờ đã khẳng định hiện tượng trên có liên quan đến tình trạng biến
đổi khí hậu.
No comments:
Post a Comment