Việt
Nam ‘quan tâm’ đến tiến trình mở rộng khối BRICS
10/05/2024
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-quan-tam-den-tien-trinh-mo-rong-khoi-brics/7605556.html
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/5 bày tò sự quan
tâm đến tiến trình mở rộng khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mà nước này
chưa phải là một thành viên, truyền thông trong nước đưa tin.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-48a5-08dc0c569e4e_cx0_cy1_cw0_w1023_r1_s.jpg
Hội nghị thượng đỉnh BRICS hồi tháng 8 năm 2023 tại Nam Phi với
5 thành viên ban đầu.
Theo đó, bà Phạm Thu Hằng nói với các phóng viên tại buổi họp
báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao rằng nước này ‘quan tâm theo dõi’ BRICS mở rộng
‘cũng như nhiều nước trên thế giới, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam
Bà Hằng đưa ra phát biểu này khi trả lời câu hỏi về khả năng
Việt Nam gia nhập BRICS ngay trong năm 2024, khi mà gần đây tài khoản của BRICS
trên X có cho biết Việt Nam sẽ gia nhập khối này trong năm nay.
Tuy nhiên, bà Hằng cũng nói rằng nước này ‘luôn sẵn sàng tham
gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu
cũng như khu vực’ để triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa,
độc lập, tự chủ, theo tờ Người Lao Động.
Hiện chưa có thông tin chính thức nào về việc liệu Việt Nam
có nộp đơn xin gia nhập BRICS hay không, theo tìm hiểu của VOA.
Theo đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ thì Hà Nội không muốn
bị cuốn vào quỹ đạo của bất kỳ nước lớn nào trong khi vẫn mở rộng quan hệ ngoại
giao với các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Được thành lập hồi năm 2009, BRICS là tập hợp các nền kinh tế
mới nổi hàng đầu thế giới với Trung Quốc và Nga là hai thành viên chủ chốt,
ngoài ra còn có Ấn Độ, Brazil và Nam Phi.
Khối này vừa có đợt mở rộng lịch sử khi liền một lúc kết nạp
thêm 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương
quốc Ả Rập thống nhất (UAE).
Khối BRICS chiếm 30% diện tích và 45% dân thế giới. Năm nước
thành viên ban đầu có GDP cộng lại chiếm 27% GDP thế giới với 28 ngàn tỷ đô la
Mỹ.
BRICS được cho là nằm dưới sự ảnh hưởng của Bắc Kinh và được
xem là đối trọng địa chính trị với khối G7 gồm các nước công nghiệp hóa hàng đầu
do Mỹ đứng đầu.
Việt Nam từng cử đại diện tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS
và Hội nghị đối thoại BRICS mở rộng tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, hồi
tháng 8 năm ngoái.
.
Phong Vu Dang
Tran 36 phút trước
Khối
BRICS có chủ trương không xen vào chuyện nội bộ của những nước thành viên. Điều
này đặt nhân quyền và dân quyền vào hàng thứ yếu để nhà cầm quyền mặc sức sử dụng
bạo lực trấn áp người dân giữ vững chế độ độc tài.
Gia nhập vào khối BRICS, Việt cộng sẽ không phải báo cáo, không bị chất vấn về
vấn đề nhân quyền, dân quyền như gia nhập vào những tổ chức quốc tế khác. Vì vậy,
làm thành viên BRICS, Việt cộng sẽ có thêm sự hỗ trợ của những nước độc tài nhằm
giữ vững chế độ cộng sản vững chắc hơn. Đó là tiêu chí quan trọng đối với Việt
cộng và chuyện gia nhập BRICS chỉ là vấn đề thời gian.
No comments:
Post a Comment