MẤY
SAI LẦM TRONG QUẢN LÝ CÁN BỘ, QUẢN TRỊ XÃ HỘI
Tất
cả những gì diễn ra trong thời gian gần đây về việc xử lý các quan chức từ cấp
xã / phường đến huyện, tỉnh, trung ương, “tứ trụ”, cho thấy chiến lược đào
tạo, tuyển chọn, quản lý cán bộ và quản trị xã hội của Đảng và Nhà nước
ta mắc những sai lầm kéo dài vài chục năm và bây giờ bộc lộ ra như căn bệnh trầm
kha.
Đây là vấn đề vô cùng lớn của Đảng và Nhà nước,
của Quốc gia. Phải có những ai đó có tầm nhìn khác hẳn với trước, có bản lĩnh,
toàn tâm toàn ý vì nước, vì dân, mới thoát khỏi tình trạng như hiện nay.
Tôi
chỉ xin nói vắn tắt mấy cái sai về quản lý cán bộ (quan chức) và quản trị xã hội
có tính nêu vấn đề, gợi ra cùng suy nghĩ…
1.
Quản lý kiểu đức trị / đảng trị
TBT
Nguyễn Phú Trọng như Cha già, luôn khuyên bảo, nhiếc móc, răn đe cấp dưới như
con em. Nhưng bọn họ không nghe thì ông tạo ra “cái lò” để đốt “củi”. Cũng chỉ
để dọa là chính, vì trong thâm tâm, ông vẫn luôn nói: Xử lý cán bộ phải nhân
văn, nhân nghĩa, nhân tình; không thích thú gì trong việc xử lý nặng cán bộ… Rồi
ông nhân nhượng, thương xót đồng chí: Từ chỗ coi kẻ tham nhũng là “giặc nội
xâm” đến chỗ “ta đánh ta”, coi “ai tay đã nhúng chàm, thấy mình không xứng đáng
thì làm đơn xin nghỉ đi”…
Khi
nội bộ đấu nhau, mấy ủy viên Bộ Chính trị làm đơn xin nghỉ, cả hai Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội,… dường như những chuyện đó vượt ngoài tầm kiểm soát của TBT
Trọng. Ông bất lực? Nhưng như vậy là xử theo “Luật Đảng” đóng cửa bảo nhau, bất
chấp Luật Nhà nước, nên dân chẳng biết một loạt ủy viên Bộ Chính trị, quan chức
cấp cao mắc những tội gì? Họ đứng ngoài pháp luật?
Một
khi Hiến pháp, Luật pháp quốc gia không được thượng tôn mà xử quan chức cấp cao
theo “Những điều đảng viên không được làm”, rồi cho nghỉ thì còn gì là phép nước?
Như
vậy việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật đã không được thực
thi. Đảng pháp thay cho Quốc pháp!
2.
“Trên bảo dưới không nghe, trên đe dưới không sợ”
Cái
cơ chế bổ nhiệm và quản lý cán bộ của thể chế này tạo ra tình trạng vô kỷ luật,
mỗi cấp cứ tự tung, tự tác theo ý mình mà không sợ cấp trên.
Tôi
từng nghe ông Phạm Văn Đồng nói ở Hội trường Đại học Bách khoa, thời Bộ trưởng
Tạ Quang Bửu: Tôi là Thủ tướng lâu nhất và bất lực nhất! Tôi muốn cách chức một
thằng Thứ trưởng cũng không được!
Thời
Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng kêu lên: “Tình trạng hiện nay, trên bảo dưới
không nghe”!
Thời
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì như đại ca, ban phát cho “đàn em” quyền tha hồ tự
tung tự tác, miễn sao được lòng đại ca là OK. Ông tự hào khoe, tôi chưa kỷ luật
một đồng chí nào! Ông như Chúa Trịnh, còn TBT Nông Đức Mạnh như vua Lê, chỉ biết
hỏi dân “Trồng cây gì, nuôi con gì”?…
Thời
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính cũng chỉ hò hét, hô hào cho vui,
chứ chẳng có quyền cách chức “thằng” thứ trưởng nào, “thằng” chủ tịch tỉnh nào!
Bộ
trưởng chẳng có quyền cách chức các Giám đốc Sở; Giám đốc Sở Giáo dục chẳng có
quyền cách chức Trưởng phòng giáo dục, Hiệu trưởng nhà trường…
Mỗi
tỉnh như một vương quốc, bộ máy cồng kềnh rập khuôn theo trung ương, đủ các ban
bệ. Bí thư tỉnh cũng là Trưởng ban chống tham nhũng, rồi một loạt bí thư tỉnh bị
bắt vì cầm đầu nhóm tham nhũng…
Có
mỗi cái chuyện kê khai tài sản cũng trầy trật, bốc thăm, kéo dài nhiều năm
không xong, dân thì không được biết. Nhưng ai cũng biết, lương quan chức trung
bình chừng 20 triệu đồng / tháng, lấy đâu ra tiền sắm xe hơi nhà lầu, biệt phủ,
cho con du học, mua nhà bên Tây, tiêu xài xa hoa…
Cái
cơ chế quản lý: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý”, “Toàn hệ thống chính trị đồng
loạt ra quân” như lâu nay rõ ràng chồng chéo, vô hiệu hoá lẫn nhau, gây rối
lãng phí, chẳng hiệu lực, hiệu quả, kỷ cương gì!
3.
“Nhất thể hóa” Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp
Người
ta gọi chế độ cai trị của Việt Nam là “độc tài, toàn trị” hay “vua tập thể” chẳng
sai. Ở ta không lộ diện một nhà độc tài như Kim Jong-un, Putin hay Tập Cận
Bình, nhưng “Bộ Chính trị đã kết luận, Quốc hội không thể không ra luật” (Lời
bà Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội thời đó).
Quốc
hội khoá 15 có 491 đại biểu thì 480 là đảng viên, chiếm 97%. Hội đồng nhân dân ở
các cấp cũng vậy. Cho nên tháng trước ông Vương Đình Huệ được Quốc hội lấy phiếu
tín nhiệm gần 100%, tháng sau bỏ phiếu phế truất chức Chủ tịch Quốc hội, cũng gần
100% nhất trí.
Ở
tỉnh, huyện, xã thì Bí thư đảng uỷ đồng thời là Chủ tịch HĐND. Ví dụ bà Hoàng
Thị Thuý Lan, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, đồng thời là Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh
Phúc. Tháng trước HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bà được 100% phiếu tín nhiệm cao;
tháng sau 100% phiếu của HĐND tỉnh phế truất bà khỏi chức Chủ tịch HĐND tỉnh! Thế thì cái Quốc hội, HĐND các cấp đâu
có đại diện cho dân, mà chỉ là con rối làm theo lệnh Đảng. Vậy thì bày đặt ra
làm gì cho tốn công sức, tiền của và làm trò cười cho thiên hạ?
Quốc
hội lại bao gồm hầu hết các thành viên Chính phủ và lãnh đạo ngành Tư pháp, mà
những vị này lại đều là đảng viên. Vậy là “nhất thể hoá”, bày ra “tam quyền”
nhưng cũng chỉ là một.
Ông
Chánh án tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng là Đại biểu Quốc hội; ông báo cáo trước
Quốc hội, rằng mua dao và thớt ở chợ về thay cho vật chứng… và kết án Hồ Duy Hải
tử hình là không oan sai (?). Cả Quốc hội im re!
Nghe
nói nhiều vụ án “bỏ túi”, tức là trước khi ra Toà, “Liên ngành tư pháp” đã họp,
được “chỉ đạo, quán triệt” thống nhất kết án ở mức nào. Ra Toà chỉ “diễn”, bao
nhiêu luật sư, có cãi gì cũng vô ích!
Nhiều
người từng kêu lên: “Đất nước có một rừng luật mà chỉ xử theo luật rừng”!
Khi
không có “Tam quyền phân lập” không hy vọng pháp luật được thượng tôn thì đừng
nghĩ đến Công lý!
4.
Làm cho nhân dân vô cảm, liệt kháng
Tuyên
giáo và Công an đã rất thành công trong việc trấn áp mọi tiếng nói và hành động
phản kháng của nhân dân. Nhân dân giờ đây như vô cảm, liệt kháng trước các vấn
đề chính trị, xã hội do Đảng, Nhà nước đang tiến hành.
Có
ai tin rằng bây giờ lại có những cuộc biểu tình rầm rộ như “Phản đối tàn phá
cây xanh”, “Phản đối Formosa”, “Phản đối giàn khoan HD 981 của Trung Cộng xâm
phạm lãnh hải Việt Nam”, “Phản đối Ba đặc khu”… nữa không? Cứ cái cách mà Tuyên
giáo và Công an làm như hiện nay sẽ không có nữa đâu và tình trạng vô cảm, liệt
kháng ngày càng trầm trọng hơn.
Bây
giờ công an còn gác cửa từng nhà các “đối tượng” mỗi khi có sự kiện gì đó nghi
là “đối tượng” có thể tham gia. Buồn cười, nhà thơ Phan Đắc Lữ thấy ba, bốn
công an đến gác cửa, liền hỏi:
–
Các cháu gác về chuyện gì đó?
–
Hôm nay Văn đoàn Độc lập trao giải…
–
Bác có biết gì đâu và có đi dự đâu? Để bác gọi điện hỏi xem nào…
–
Trao giải online anh ạ, không có họp mặt gì đâu. Nhà thơ Ý Nhi trả lời ông Lữ.
–
Các cháu nghe đấy. Về đi để bác đi cắt tóc…
–
Hôm nay bác không được ra ngoài. Chúng cháu chỉ thi hành nhiệm vụ thôi!
Như vậy
làm sao còn có “tụ tập đông người”, làm sao có mit tinh, biểu tình phản đối
chuyện gì được! Xã hội tuyệt đối “ổn định” đến mức liệt kháng!
Nhưng
mấy vạn người tụ tập mấy ngày, tại chùa Ba Vàng để “chiêm bái” “xá lợi tóc Đức
Phật ngọ ngoạy” và cúng dường thì thoải mái luôn.
Thế Tuyên
giáo, Công an có tài tình không chứ!?
Bao
nhiêu người phản biện xã hội bị bắt, bị tù; bao nhiêu người bị vô hiệu hoá bằng
mọi cách.
Cái
phương cách làm cho dân liệt kháng sẽ di hại nhiều thế hệ, có khi căn bệnh đó
kéo dài hàng trăm năm đối với dân tộc ta!
Nếu
có tự do ngôn luận, tự do báo chí, có luật biểu tình thì người dân tỏ rõ thái độ
phản ứng trước những sai trái của chính quyền, biết đó mà điều chỉnh kịp thời.
Nếu các nhà báo có quyền điều tra độc lập, phanh phui những sai trái của các
quan chức thì họ có thể tự điều chỉnh, hoặc bị mất chức kịp thời, thay người
khác…
Nếu
như vậy thì làm gì còn chuyện Ban Kiểm tra Trung ương Đảng toàn lôi những sai lầm
của cán bộ từ hàng chục năm trước ra cách các chức “nguyên” và truy tố tội từ
ngày xưa!
Việc
để cho những tổ chức, cá nhân mắc sai lầm, tội lỗi kéo dài hàng chục năm rồi mới
điều tra, xử lý, đã gây tác hại vô cùng lớn về nhiều mặt mà không thể khắc phục
được nữa. Đó chỉ là cách Đảng trị tội nhau, chứ nhân dân và đất nước chịu bao
nhiêu thiệt hại vô kể, dài đằng đẵng.
5.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân bị loại ra
Bốn
điều nói trên cho thấy “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý” muốn làm gì thì làm,
Nhân dân ngày càng bị loại khỏi sự tham gia vào chính trị. Tất cả những trò bầu
cử “Ngày hội non sông”, 100% dân đi bầu, đại biểu trúng cử 100% phiếu tín nhiệm,
tiếp xúc cử tri… chẳng có
gì thực chất.
Vì tất cả do Đảng đạo diễn. Người dân không được tự do ứng cử, thậm chí mấy người
ứng cử đại biểu Quốc hội còn bị khủng bố, bị đi tù.
Tệ
hại hơn nữa, khi chưa có chính quyền, Đảng được dân nuôi sống, che chở, huy động
sức dân làm cách mạng: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”! Nhưng khi cướp
được chính quyền, cai trị dân thì “bộ phận không nhỏ” quan chức coi dân như “thế
lực thù địch”!
Đảng
không bênh vực dân mà các phe nhóm của Đảng bao che, bênh vực nhau, coi người
dân phản đối như kẻ thù.
– Đỗ Hữu
Ca đem
quân tấn công nông dân Đoàn Văn Vươn thì ông Vươn đi tù, Hữu Ca từ đại tá lên
Thiếu tướng công an;
– Dự án
Ecopark cưỡng
chế thu hồi đất của 166 hộ dân tại xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) 500 người
dân đã ra đấu tranh, xô xát… Nhưng cuối cùng dân vừa mất đất vừa bị bắt, bị tù
hàng chục người…
– Vụ cưỡng
chế thu hồi đất ở Dương Nội (Hà Nội) cũng vậy. Dù đấu tranh, kiện tụng gì Dân cũng
thua và một số đi tù;
– Vụ cưỡng
chế thu hồi đất ở Thủ Thiêm, vườn
rau Lộc Hưng,
bao nhiêu tiếng gào thét oan ức, bao nhiêu đơn kêu cứu… nhưng tất cả vô vọng.
– Làng Vũ
La quê tôi cũng bị cưỡng chế thu hồi đất nhanh gọn, không xảy ra đổ máu,
nhưng một loạt đảng viên bị kỷ luật vì “không nghiêm chỉnh chấp hành”. Đất thu
hồi xong, giám đốc Tân Hoàng Minh đi tù, đất rào lại bỏ hoang…
Không biết
bao nhiêu vụ cưỡng chế thu hồi đất rồi bỏ hoang trên đất nước ta. Đó thực sự là
tội ác.
– Vụ thu hồi
đất ở xã Đồng Tâm (Hà Nội) là điển hình của việc “dân thua”, vừa mất đất vừa chết
người, tù tội kinh hoàng… Còn những người “thi hành công vụ” được khen thưởng,
thăng chức.
Tôi
muốn kể lại một số sự kiện trên để thấy bao nhiêu dân oan kiện tụng đều vô vọng.
Chính
quyền bảo vệ nhau, dân luôn thua. Đúng như lời Bộ trưởng
Mai Tiến Dũng nói: “Nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân
sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”!
Hơn
2000 năm trước, Aristotle viết: “Con người là một sinh vật chính trị”, đã lý giải,
con người không thể tách rời khỏi đời sống chính trị của cộng đồng mà nó sinh sống.
Thực
ra nhìn hình thức thấy dân Việt Nam “tham gia chính trị” sôi nổi lắm: Nào các
đoàn thể, nào Mặt trận Tổ quốc, nào bầu cử “Ngày hội non sông, 100% dân đi bầu”,
nào “Tiếp xúc cử tri”, nào khắp nơi băng rôn khẩu hiệu, cờ quạt loa đài… Nhưng
tất cả chỉ để ca ngợi Đảng và chế độ. Khác đi là “thế lực thù địch”! Đó không
phải là “Chính trị”. Người
dân tham gia Chính trị ít nhất phải là:
–
Tự do ứng cử, bầu cử;
–
Tự do ngôn luận, báo chí;
–
Tự do lập hội, biểu tình, mít tinh…;
–
Các quyền công dân trong Hiến pháp phải được thực thi.
Xét như vậy,
dân ta hiện nay chỉ là “Những sinh vật phi chính trị”!
Thay
lời kết
Là
một công dân quan tâm đến đất nước, đến xã hội thì viết mấy điều suy nghĩ của
mình, với mong muốn ai đó đọc và nối tiếp lan toả những suy nghĩ này một cách
sâu sắc, toàn diện hơn nữa và hy vọng đến một ngày nào đó có những thay đổi…
Tôi
cũng biết rằng, viết bài này cũng là mạo hiểm, chắc chắn bị bên Thông tin Truyền
thông săm soi, tìm ra “thông tin không chính xác” để phạt. Công an truy tìm “động
cơ, mục đích” viết để làm gì? Còn dư luận viên được bảo kê, tha hồ quy chụp, chửi
rủa “thằng già” vô hạn độ…
Đấy,
thời nay, người dân nước mình muốn “tự do ngôn luận” một tí thì đành phải chịu
đựng như vậy.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1973881669739090&set=a.359645271162746
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
.
No comments:
Post a Comment