Công
văn của GHPGVN đối với sư Minh Tuệ cho thấy "ai mới là bậc chân tu"
RFA
2024.05.17
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dispatch-of-vietnam-buddhist-sangha-about-minh-tue-shows-who-is-true-monk-05172024074430.html
Giáo
hội Phật Giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ ra hai công văn trong cùng
ngày nói sư Thích Minh Tuệ "không phải tu sỹ Phật Giáo," khẳng định
việc ông này bộ hành ở các tỉnh thành "gây dư luận trái chiều ảnh hưởng đến
Giáo hội Phật giáo Việt Nam." Tuy nhiên các văn bản này đã vấp phải không
ít ý kiến trái chiều.
Sư
Minh Tuệ cầm nồi cơm điện bộ hành hồi năm 2022 và lòng bàn chân của ông
Giáo
hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN), thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày
16/5 có văn bản nói rằng, người đàn ông được mạng xã hội gọi là “sư Thích Minh
Tuệ” không tu tập và không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của
GHPGVN.
Trong
các video được những người dùng mạng xã hội quay lại, ông lúc nào cũng xưng
"con" và khẳng định không theo giáo hội nào, chỉ đang học tu theo Đức
Phật Thích Ca và lấy "giới, định, tuệ làm thầy."
Tuy
vậy, văn bản ký bởi Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
Ban Trị sự Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cho rằng “trong quá trình đi
bộ qua các địa phương đã có nhiều người dân và Phật tử tập trung với số lượng
đông, cúng dàng vật phẩm, thức ăn, tạo ra nhiều hình ảnh clip gây ra nhiều dư
luận trái chiều làm ảnh hưởng đến GHPGVN.”
Sự
việc sư Minh Tuệ mang theo nồi cơm điện thay vì bình bát, bộ hành từ Nam chí Bắc
tu theo 13 hạnh đầu đà như: không nhận tiền cúng dường, ăn mỗi ngày một buổi,
ngủ ngồi, y áo may bằng vải vụn, ngủ ở nghĩa trang... đã thu hút dư luận trong
và ngoài nước thời gian vừa qua, nhất là có nhiều người dân theo dõi hành trình
của ông cả ngoài đời và trên mạng.
Bình
luận về thái độ của GHPGVN đối với sư Minh Tuệ, nhạc sỹ Tuấn Khanh nói với Đài
Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 17/5:
“Nó
(công văn của GHPGVN- PV) như một cái cú nghiến răng và tức giận không kiềm chế nổi
của những người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bởi họ không có một
cái quyền gì để có thể cấm cản ông Thích Minh Tuệ đi tu và cũng không có một
cái quyền gì để xác định người này tu hay là không tu.
Cho
nên ngay cả những ngôn ngữ hàm hồ đó cho thấy họ đang muốn độc
quyền một cái tôn giáo và thậm chí là họ độc quyền luôn giá trị Đức Thích
Ca ở Việt Nam.”
Trong
nhiều ngày qua, những thông tin liên quan đến chuyến bộ hành của sư Minh Tuệ
tràn ngập Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam. Hàng trăm Phật tử,
người hiếu kỳ theo sát bước chân của vị tu sỹ này cùng với những người quay
phim để đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội.
Có
một số video clip đưa hình ảnh nhiều người phụ nữ tình nguyện quét bụi, đá
dăm... bên vệ đường trước khi vị tu hành này đi qua.
Về
cáo buộc “tạo nên hiệu ứng câu views và có nhiều bình luận xuyên tạc đời sống
tu hành của tăng ni và GHPGVN” trên mạng xã hội, nhạc sỹ Tuấn Khanh cho rằng thầy
Thích Minh Tuệ không thể chịu trách nhiệm cho tất cả những lời bình luận của những
người khác về GHPGVN.
Một
nữ giảng viên đại học ở Hà Nội cho rằng bất cứ ai cũng có quyền tự do tu tập
theo khả năng và nhận thức của mình. Bà nói rằng thầy Minh Tuệ không
có làm gì to tát cả mà chỉ là buông bỏ tất cả mọi thứ, kể cả danh vọng lẫn vật
chất. Đánh giá về văn bản của GHPGVN, bà nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do
an ninh:
“Văn
bản đấy nó đã được đưa ra trong cái tình trạng nóng vội và có thể là người
đưa ra văn bản không suy xét hết được, không lường hết được phản ứng của
xã hội. Tôi nghĩ đây cũng là một cái kết, nói theo ngôn ngữ Phật giáo thì
đây là quả báo, còn nếu nói bình thường ra thì mình cũng có thể nhìn
thấy bản chất của giáo hội thông qua việc này đã được bộc lộ và người dân
càng nhìn được rõ hơn đâu là bậc chân tu, đâu là lợi dụng Phật giáo để kiếm lợi.”
Trong
fanpage Phật giáo Việt Nam của GHPGVN cũng đăng tải bài viết về sư Thích Minh
Tuệ cùng đường dẫn đến bài viết GHPGVN thông tin về hiện tượng “Sư Thích Minh
Tuệ” trên website của tổ chức này. Bài viết với nội dung như công văn trên
trang Facebook có hơn 3.000 lượt tương tác, 3.000 bình luận và 262 lượt chia sẻ
sau 20 giờ đăng.
Tuy
nhiên, có rất nhiều ý kiến chỉ trích công văn này, điển hình là bình luận của
Facebooker Hoàng Hùng:
“Theo
Phật cũng phải có thẻ hay sao? Phật Tổ ngày xưa từ bỏ ngai
vàng, đi bộ, nhận khất thực, để hiểu nỗi khổ của người dân, rồi truyền đạo.
Ngày
nay một số người tự nhận là theo Phật, mang họ Thích, nhưng đi
xe đẹp, ở nhà gắn máy lạnh, nhận cúng dường và bái lậy của dân chúng.
Ai
mới là con nhà Phật, ai là mạo danh con nhà Phật, thì chắc mọi người cũng đoán
được.”
Bên
cạnh đó, cũng có ý kiến đồng tình với các công văn của giáo hội, danh khoản
Facebook Nguyễn Tiến Mạnh viết: "Sự kiện của Lê Anh Tú (tên
thật của sư Minh Tuệ-PV) đã bị các thế lực thù địch đẩy lên cao, gây
hiểu lầm trong nhân dân, giảm uy tín của tổ chức GHPGVN, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhiều người lợi dụng để câu like câu view gây mất trật
tự xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự."
Cũng
trong ngày 16/5, Ban Tôn giáo Chính phủ ra văn bản về “Công tác quản lý
nhà nước liên quan đến Phật giáo trên địa bàn” gửi các tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương.
Theo
đó, cơ quan này đề nghị Ban tôn giáo các địa phương tham mưu cho Sở Nội vụ báo
cáo Uỷ ban Nhân dân để chỉ đạo các cơ quan chức năng khi ông Thích Minh Tuệ tới
địa bàn không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, gây cản trở và ảnh hưởng
an toàn giao thông, gây phức tạp về an ninh trật tự.
Đặc
biệt, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo chỉ đạo: "không để các thế lực
xấu lợi dụng, xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật."
Nói
với Đài Á Châu Tự Do, một tu sĩ trẻ tên Minh Hải cho rằng công văn của GHPGVN
chỉ là văn bản nội bộ và chỉ có hiệu lực trong giáo hội, không ảnh hưởng gì đến
sư Minh Tuệ. Tu sĩ này cho biết thêm:
"Vì
mỗi người tu một đường riêng, Giáo hội Phật giáo họ tu theo Pháp môn riêng
của họ còn ông Minh Tuệ tu tự do theo các môn riêng của
ông ấy- theo pháp môn cổ truyền của Phật giáo cổ truyền. Hai đường
lối này khác nhau hoàn toàn, không liên quan hay ảnh hưởng gì tới nhau cả."
Trên
trang Facebook của mình, nhà báo kỳ cựu Chu Vĩnh Hải cho rằng “Phật giáo có
tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn, trong đó hạnh đầu đà (tu khổ hạnh) chỉ là một.
Hàng trăm ngàn người dân mới chỉ có một tu sĩ, mới chỉ có một đầu đà, vì vậy họ
không làm ảnh hưởng đến đến cá nhân và cộng đồng nếu xét về kinh tế và phát triển.”
Tuy
nhiên, ông cũng cho rằng mọi người nên giữ khoảng cách với sư Thích Minh Tuệ, “nên
đứng lặng im bên đường để chiêm bái thầy! Cá nhân đời thường trong thời hiện đại
cần quyền riêng tư thì thầy cũng cần cô đơn như tuệ niệm của pháp môn mà
thầy đã lựa chọn.”
---------------------------
LIÊN
QUAN
1.
Vì
sao báo chí Nhà nước tránh nhắc về “hiện tượng” sư Thích Minh Tuệ?
2.
Công
văn của GHPGVN đối với sư Minh Tuệ cho thấy "ai mới là bậc chân tu"
3.
Hội
nghị Trung ương 9, cuộc sống mái giữa các phe nhóm?
4.
Luật
sư: Công an Long An muốn rút khỏi vụ Tịnh Thất Bồng Lai một cách danh dự!
5.
Giáo
hội Phật giáo VN kiểm điểm thượng tọa Thích Chân Quang về phát ngôn liên quan
sư Minh Tuệ
No comments:
Post a Comment