Vì
sao ‘bác’ hết… thiêng và… mất giá?
28/09/2020
https://www.voatiengviet.com/a/tuong-dai-tuong-nho-bac-son-la-hoa-binh/5600418.html
Đại diện giới lãnh đạo tỉnh
Hòa Bình vừa loan báo sẽ kiểm tra toàn bộ dự án dựng khẩu hiệu “Đời đời
nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” trên một ngọn đồi ở phường Phương
Lâm, thành phố Hòa Bình (1).
Cũng vì vậy, chưa rõ kế
hoạch dựng khẩu hiệu có 11 từ, mỗi chữ cao 10 mét, mỗi nét rộng 1,4 mét, dày
0,6 mét này, trong 80 ngày và phải hoàn thành trước khi Hòa Bình tổ chức đại hội
đảng bộ tỉnh, có thể hoàn thành đúng hạn hay không?
Sở dĩ giới lãnh đạo tỉnh
Hòa Bình phải… kiểm tra dự án vừa kể vì dự án bị công chúng chỉ
trích kịch liệt. Trong bối cảnh như hiện nay, chẳng ai tán thành việc chi tới
11 tỉ cho dựng khẩu hiệu mà tính ra mỗi từ ngốn của công quỹ một… tỉ!
Phản ứng của công chúng
nói chung và của nhiều đảng viên, trong đó có không ít cán bộ lão thành cách mạng
nói riêng, cả trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức về sự kiện
vừa kể cho thấy, “bác” không những không còn… vô giá vì… vĩ đại mà
còn giảm giá vừa nhanh, vừa nhiều! Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền
không thể tùy tiện sử dụng công quỹ để chi vô tội vạ cho những dự án, công
trình nhằm… tưởng nhớ hoặc bày tỏ sự… biết ơn…
dành cho… “bác” như trước.
11 tỉ mà giới lãnh đạo tỉnh
Hòa Bình quyết định chi để bày tỏ sự… biết ơn… “bác”, rõ
ràng chẳng thấm vào đâu so với 1.400 tỉ mà Sơn La từng muốn chi cách nay năm
năm để xây dựng quần thể quảng trường – tượng đài – đền thờ nhằm… tưởng
nhớ và… bày tỏ sự… biết ơn… “bác”. Hồi đó, trước
phản ứng dữ dội của công chúng, đại diện hệ thống chính trị, hệ thống công quyền
ở Sơn La từng phải phân bua: Tượng đài… “bác” chỉ chừng 200 tỉ. Khoản
tiền 1.400 tỉ là tổng chi phí cho nhiều hạng mục khác (2)!
Phân bua của đại diện giới
hữu trách ở Sơn La (chi phí dành cho… “bác” chỉ chừng 1/7 tổng chi của dự án),
vô tình xác nhận, những cá nhân này toan đem… “bác” đính kèm
vào kế hoạch xây dựng quảng trường, trung tâm hành chính mới!.. Tuy nhiên họ
không lường được, kế hoạch xây dựng quảng trường – tượng đài – đền thờ để tưởng
nhớ và bày tỏ sự biết ơn… “bác” lại bị công chúng phản đối
dữ dội đến mức, thượng cấp phải chỉ đạo đình chỉ dự án.
Đó có lẽ là lần đầu tiên
việc tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn… “bác” bị… trục
trặc! Trên thực tế, tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn… “bác” hết
sức tốn kém. Cho dù ngân sách thâm thủng, nợ nần liên tục gia tăng, chi tiêu
cho phúc lợi xã hội, đầu tư cho phát tiển liên tục bị cắt giảm nhưng hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam luôn luôn phóng tay chi cho những dự
án tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn… “bác”. Đó cũng
là lý do khiến những quy mô của những dự án loại này càng ngày càng lớn!
Các dự án, công
trình tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn… “bác” sôi nổi
tới mức, tháng 5 năm 2015, Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch của Việt Nam phải tổ
chức một hội thảo về “Tiêu chí nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch
Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Theo “quy hoạch” được công bố tại hội thảo
đó thì từ 2015 đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng thêm... 58 quần thể quảng trường
– tượng đài tưởng nhớ và bày tỏ sự biết ơn… “bác” nhưng do tài
chính eo hẹp, các địa phương phải xếp hàng chờ tới lượt mình (3).
***
Sự kiện Sơn La phải chấp
nhận… “thiệt thòi” (4), hủy bỏ kế hoạch chi 1.400 tỉ để tưởng
nhớ và… bày tỏ sự… biết ơn… “bác” nhằm “giải
độc dư luận” đã khiến việc mượn… “bác”… xài công quỹ chuyển hướng.
Sau khi Sơn La thất bại
trong việc đem… “bác” đính kèm vào quảng trường, trung tâm
hành chính mới, các dự án, công trình nhằm tưởng nhớ và…
bày tỏ sự… biết ơn… “bác” bắt đầu được dán nhãn… “xã hội
hóa”!
Về lý thuyết, “xã hội
hóa” là hạn chế tối đa việc sử dụng công quỹ, thực hiện phần lớn hoặc toàn
bộ kế hoạch bằng tiền do công chúng hay các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp
tư nhân đóng góp, song “xã hội hóa” các công trình tưởng
nhớ và… bày tỏ sự… biết ơn… “bác” thì…
khác. “Bác” trở thành lý do để hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền có thể đem công thổ ra trao đổi với… nhà thầu. Mở đường cho phong
trào “xã hội hóa” các công trình tưởng nhớ và… bày tỏ
sự… biết ơn… “bác” là Quảng Bình!
Năm 2017, Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Bình bỏ phiếu thông qua Dự án xây dựng Quần thể tượng
đài Hồ Chí Minh. Theo đó, chính quyền tỉnh Quảng Bình giao cho một công ty
có tên là Sơn Hải 36 héc ta đất ở thành phố Đồng Hới và công ty này sẽ bỏ ra
128 tỉ đồng để thực hiện dự án (5). Dẫu đó là đem công thổ đổi công trình nhưng
công trình lại liên quan tới… “bác”, thành ra không nơi nào thắc mắc,
36 héc ta đất ở thành phố Đồng Hới đã được định giá thế nào, chẳng lẽ chỉ có
128 tỉ đồng?
Tuy nhiên, xét cả về tính
chất lẫn quy mô, cả Quảng Bình lẫn Công ty Sơn Hải chẳng là gì so với Nghệ An
và Ngân hàng Bắc Á (Bac A Bank). Cách nay bốn tháng, nhân dịp Kỷ niệm 130 năm ngày
sinh của… “bác”, Nghệ An tổ chức khánh thành “Đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ
Chí Minh” ở núi Chung, huyện Nam Đàn (Đền Chung Sơn). Theo hệ thống
truyền thông chính thức ở Việt Nam, diện tích Đền Chung Sơn lên
tới… 83 héc ta, với 18 hạng mục.
Có một điểm rất đáng chú
ý là công chúng không thể biết chi phí xây dựng Đền Chung Sơn là
bao nhiêu. Theo một số cơ quan truyền thông thì Đền Chung Sơn thuộc loại… “công
trình xã hội hóa một phần” và Bac A Bank được chính quyền tỉnh Nghệ An chọn
để góp phần đó (6). Đền Chung Sơn dẫu đã rất lớn nhưng chỉ là
một phần của Dự án Bảo tồn, tôn tạo “Khu Di tích Kim Liên”. “Khu
Di tích Kim Liên” lại gắn với kế hoạch phát triển “Khu Du lịch
lịch sử, sinh thái văn hóa núi Chung”.
Đã “xã hội hóa”
nhưng “bác” vẫn còn là… bình phong che cho giới hữu trách ở
Nghệ An khỏi phải trả lời: Đền Chung Sơn đã ngốn bao nhiêu tỉ
của công quỹ? Bac A Bank góp bao nhiêu và được hưởng những gì từ từ “Khu
Di tích Kim Liên”, “Khu Du lịch lịch sử, sinh thái văn hóa núi Chung”? Hệ
thống chính trị, hệ thống công quyền ở trung ương cũng dùng… “bác” làm…
lý do để khỏi phải báo cáo cho “dân biết, dân bàn” xem việc phê duyệt những ưu
đãi dành cho Bac A Bank có hợp lý và hợp pháp hay không?
***
Thỉnh thoảng, hệ thống
tuyên giáo, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam lại nhắc đến ước nguyện
lớn nhất của… “bác”: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành (7)… Đem
ước nguyện này so với hiện trạng kinh tế, xã hội ở Việt Nam và những khoản chi
khổng lồ nhằm… tưởng nhớ và… bày tỏ sự… biết ơn… “bác”, ắt
sẽ hiểu vì sao “bác” mất… thiêng!
Chẳng lẽ dùng đủ mọi thủ
đoạn để moi cho bằng được công quỹ, thực hiện đủ loại dự án, công trình tưởng
nhớ và… bày tỏ sự… biết ơn… “bác”, bất chấp
nhân tâm, dân ý là… học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Từ nhân danh “nguyện vọng
của nhân dân” như Sơn La để có thể phung phí hàng ngàn tỉ,… đến “xã hội
hóa” bằng… công thổ hết cả trăm tỉ như Quảng Bình, hoặc ém nhẹm, giấu biệt
chi phí như Nghệ An… thậm chí vì công chúng càng ngày càng dị ứng với quảng trường
- tượng đài – đền thờ dành cho… “bác” nên chuyển sang tưởng
nhớ và… bày tỏ sự… biết ơn… “bác” bằng… khẩu
hiệu, mỗi từ chỉ… một tỉ như Hòa Bình, rõ ràng, hệ thống chính trị, hệ thống
công quyền ở Việt Nam đã dùng rất nhiều chiêu nhằm giảm giá xài… “bác”.
Bi kịch nằm ở chỗ, tuy không ngừng sáng tạo, hạ giá tưởng nhớ và…
bày tỏ sự… biết ơn… “bác” từ ngàn tỉ xuống chục tỉ, thiên
hạ vẫn không ưng!
***
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/hoa-binh-se-kiem-tra-du-an-khau-hieu-11-chu-gia-hon-10-ti-1284273.html
(3) https://thanhnien.vn/van-hoa/quy-hoach-xay-dung-tuong-dai-chu-tich-ho-chi-minh-568164.html
(6) https://baonghean.vn/den-chung-son-nang-nghia-tuong-nho-tri-an-267685.html
(7) https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/ham-muon-tot-bac-cua-bac-ho-421662/
No comments:
Post a Comment