Chính
sách đối ngoại của Biden : Trung Đông và Bắc Triều Tiên
Hoang Nguyen - Luật
Khoa
29/09/2020
https://www.luatkhoa.org/2020/09/chinh-sach-doi-ngoai-cua-biden-trung-dong-va-bac-trieu-tien/
Luật Khoa trân trọng giới
thiệu loạt bài về chính sách đối ngoại của ứng cử viên Joe Biden. Loạt bài này
được dịch từ bảng tổng hợp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council
on Foreign Relations – CFR), một viện nghiên cứu lâu đời và có ảnh hưởng lớn ở
Hoa Kỳ.
Các dữ liệu trong bảng tổng
hợp này được cập nhật tới ngày 11/8/2020.
Kỳ 2: Quốc phòng và hợp tác quốc tế
Kỳ 7: Chống khủng bố và an ninh mạng
***
Phó Tổng thống Mỹ
Joe Biden thăm Israel ngày 8/3/2016. Ảnh: JACK GUEZ/AFP via Getty Images
Trung
Đông
Khi còn là thượng nghị sĩ
và phó tổng thống, Biden đã có vai trò lớn trong việc định hình chính sách ngoại
giao và quân sự của Hoa Kỳ trên khắp Trung Đông. Là một ứng cử viên tổng thống,
Biden cho thấy kinh nghiệm của mình khi đối phó với Iraq, Israel, Syria, Iran
và những nước khác trong khu vực.
·
Là người ủng
hộ mạnh mẽ Israel trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, ông tự gọi
mình là người theo chủ nghĩa Phục quốc. Ông nói rằng cam kết của mình đối với
an ninh của Israel là “mạnh mẽ”, và mặc dù hứa sẽ gây “áp lực liên tục” để
Israel tự giải quyết các xung đột, ông sẽ không dừng các các khoản viện trợ.
·
Nói với CFR rằng ông ủng
hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, mà theo ông, hướng
đi đơn phương của Trump đã làm tình hình khó khăn hơn. Biden ủng hộ việc giữ Đại
sứ quán Hoa Kỳ ở Jerusalem sau quyết định của Donald Trump vào năm 2018.
·
Nói rằng Israel phải ngừng
hoạt động định cư tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và viện trợ nhiều hơn cho
Gaza, đồng thời các nhà lãnh đạo Palestine nên dừng việc “tôn vinh bạo lực”.
Biden kêu gọi các quốc gia Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Israel. Ông nói rằng
mình không
ủng hộ kế hoạch chiếm đoạt Bờ Tây của chính phủ Israel, cho rằng một động
thái như vậy sẽ “dập tắt bất kỳ hy vọng hòa bình nào.”
·
Chỉ
trích phong trào Tẩy chay, Thoái vốn và Cấm vận (BDS)—vốn tìm cách gây
áp lực kinh tế lên Israel, và nói rằng phong trào này “dần trở thành chủ nghĩa
bài Do Thái” và ông sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực BDS nào tại Quốc hội.
·
Gọi Iran là thế lực “gây
bất ổn” trong khu vực, và nói
với CFR rằng nước này không bao giờ được phép phát triển vũ khí hạt
nhân.
·
Gọi cách
tiếp cận của Trump với Iran là “tự gây ra thảm họa”, và cho rằng việc
Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 đã không thể ngăn Tehran phát
triển chương trình hạt nhân của mình. Biden cam kết sẽ tham gia lại thỏa thuận
nếu Iran tuân thủ trở lại.
·
Nói rằng tướng Qasem
Soleimani của Iran bị giết trong một cuộc không kích của Mỹ vào tháng 1/2020 là
xứng đáng vì đã đóng vai trò trong các cuộc tấn công vào quân đội Mỹ; nhưng quyết
định của Trump nhằm vào nhân vật này là một “sự leo thang
nghiêm trọng” vì được thực hiện mà không có bất kỳ kế hoạch nào cho hậu quả
có thể xảy ra. Biden cũng nói rằng Trump không có thẩm
quyền tiến hành chiến tranh với Iran mà không có sự chấp thuận của Quốc
hội.
·
Lên án việc Trump rút
quân đội Mỹ khỏi miền bắc Syria, điều mà Biden gọi
là một sự phản bội đối với người Kurd và là “điều đáng xấu hổ nhất về
chính sách đối ngoại mà bất kỳ tổng thống nào từng làm trong lịch sử hiện đại”.
Ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ “phải trả giá đắt” cho chiến dịch quân sự của họ trên
lãnh thổ của người Kurd ở Syria.
·
Nói
rằng ông “rất lo ngại” về việc Hoa Kỳ giữ vũ khí hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ,
và đề xuất sự ủng hộ mạnh mẽ hơn cho phe đối lập trong nước đối với Tổng thống
Recep Tayyip Erdogan. Với tư cách khi còn là phó tổng thống, Biden công khai
xin lỗi Erdogan vì cho
rằng Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo IS.
·
Khi còn là phó tổng thống,
Biden hoài nghi việc điều quân đội Mỹ tới Syria và cho
rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào đều sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Năm 2018, ông
gọi Syria là một trong những “câu hỏi nan giải nhất” của Hoa Kỳ.
·
Từ lâu, Biden đã có vai
trò trong chính sách Iraq. Với tư cách là thượng nghị sĩ, ông ủng hộ cuộc xâm
lược Iraq năm 2003 của Tổng thống George W. Bush, nhưng phản đối đợt tăng quân
vào năm 2007. Thay vào đó, Biden đề xuất chia Iraq thành ba khu vực tự trị. Với
tư cách là phó tổng thống, Biden đã giám
sát việc rút 150.000 quân Mỹ còn lại vào năm 2011, và sau đó là sự trở lại
của quân đội Mỹ để chống lại Nhà nước Hồi giáo IS vào năm 2014.
·
Nói với CFR rằng ông muốn
“đánh giá lại” sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Ả Rập Saudi sau vụ sát hại nhà báo
Jamal Khashoggi, cuộc chiến do Ả Rập Saudi dẫn đầu ở Yemen, và các vi phạm nhân
quyền trong nước.
·
Mặc dù chính quyền Obama ủng
hộ cuộc chiến tranh của Ả Rập Saudi ở Yemen, Biden nói rằng Washington
nên chấm dứt sự can dự
của mình vào một “cuộc xung đột không thể thắng”. Ông cũng nói rằng sẽ ngừng
bán vũ khí cho vương quốc này và xem Riyadh như một “kẻ biệt lập” trên
chính trường thế giới.
·
Biden từ lâu đã chỉ trích
Ả Rập Saudi. Vào năm 2014, ông cho rằng nước
này và các nước Hồi giáo Sunni khác đã để cho các nguồn tài trợ chảy đến được
Nhà nước Hồi giáo IS.
***
Bắc
Triều Tiên
Biden ủng hộ quan hệ ngoại
giao với Bình Nhưỡng nhưng cho rằng các cuộc đàm phán của Trump với Kim Jong-un
đã không thành công và có thể phản tác dụng, vì chỉ nhằm mục đích “hợp pháp hóa
một kẻ độc tài”.
·
Biden ủng hộ việc tiếp tục
đàm phán, nhưng nói rằng nó sẽ phụ thuộc vào việc Kim Jong-un cụ thể hóa các bước
hướng tới việc loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, với mục tiêu cuối cùng
là một Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Ông nói rằng sẽ không
tiếp tục giữ mối quan hệ ngoại giao cá nhân trực tiếp với Kim.
·
Chia sẻ với CFR rằng ông
sẽ khởi động một “chiến dịch toàn diện và bền vững” với các đồng minh và với
Trung Quốc để thúc đẩy các cuộc đàm phán. Biden cho rằng Trump đã “cô lập” Hoa
Kỳ khỏi các đồng minh châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, và ông sẽ tìm cách làm sâu
sắc hơn mối quan hệ giữa Washington với Seoul.
·
Gọi các cuộc gặp liên tục
của Trump và Kim là “các buổi chụp ảnh”, và Biden cho rằng nó đã làm tình hình
trở nên tồi tệ hơn bằng cách củng cố thêm cho chế độ của Kim, mà không đảm bảo
bất kỳ sự nhượng bộ nào.
·
Biden
nói rằng: “Chúng ta vẫn chưa có một cam kết nào từ Triều Tiên… không một
tên lửa hoặc vũ khí hạt nhân nào bị phá hủy, không một thanh tra nào ở đó giám
sát”.
Kỳ tới: Nga và Mỹ Latin
No comments:
Post a Comment