Karishma
Vaswani
Phóng viên BBC tại
Á châu
30 tháng 8 2020, 11:41 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53962976
Đại hội Quốc gia của
Đảng Dân chủ và Cộng hòa thường là cơ hội để cử tri Hoa Kỳ hiểu chính sách của
nội các tiếp theo có thể như thế nào.
Nhưng năm nay, những đại hội này cũng cung cấp một cái nhìn sâu sắc cho
các công ty Trung Quốc khi họ điều hướng mối quan hệ bấp bênh với Mỹ.
Một số người trong cuộc trò chuyện tại các công ty công nghệ Trung Quốc
nói với BBC rằng nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden sẽ hấp dẫn hơn so với bốn
năm nữa của Tổng thống Trump - một thời gian sẽ được coi là "khó lường."
Dù vậy, họ cho rằng chính quyền Biden vẫn sẽ cứng rắn với Trung Quốc,
nhưng sự cứng rắn sẽ dựa nhiều hơn vào lý trí và thực tế, hơn là khoa trương và
thủ đoạn chính trị.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là các công ty ở đại lục tin rằng dù bất
cứ ai sẽ ở Nhà Trắng sau tháng 11, lập trường cứng rắn của Hoa Kỳ với Trung Quốc
vẫn tồn tại.
Dưới đây là ba điều khiến các công ty Trung Quốc lo lắng nhất về chính
quyền kế tiếp của Hoa Kỳ - và những gì họ đang làm để tự bảo vệ:
Tách rời
Từ này hiện đang được sử dụng rất nhiều. Tổng thống Trump và chính quyền
của ông nói về nó trong các tweet và trong các tuyên bố báo chí liên quan đến
Trung Quốc.
Tách rời về cơ bản có
nghĩa là hủy bỏ hơn ba thập niên quan hệ kinh doanh của Mỹ với Trung Quốc.
Mọi thứ đều bị ảnh hưởng: từ việc yêu cầu các nhà máy Mỹ rút chuỗi cung
ứng của họ ra khỏi đại lục, đến việc buộc các công ty do Trung Quốc sở hữu hoạt
động ở Mỹ - như TikTok và Tencent - phải hoán đổi chủ sở hữu Trung Quốc của họ
cho người Mỹ.
Đừng nhầm lẫn, dưới thời chính quyền Trump, "quá trình tách rời sẽ
được đẩy nhanh", theo Solomon Yue, phó chủ tịch kiêm giám đốc điều
hành của nhóm vận động hành lang ở nước ngoài của đảng Cộng hòa.
"Lý do là vì thực sự có mối quan ngại về an ninh quốc gia trong
việc công nghệ của chúng tôi bị đánh cắp.'' Ông nói.
Nhưng tách rời không đơn giản chút nào.
Trong khi Mỹ có một số thành công trong việc buộc các công ty Mỹ ngừng
kinh doanh với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Huawei, họ đang thúc
đẩy các công ty Trung Quốc phát triển khả năng tự cung tự cấp trong một số
ngành công nghiệp chủ chốt, như sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo.
Một chiến lược gia làm việc cho một công ty công nghệ Trung Quốc nói với
BBC:
"Có một nhận thức rằng bạn không bao giờ có thể thực sự tin tưởng
vào Mỹ nữa". "Điều đó khiến các công ty Trung Quốc nghĩ rằng họ cần
làm gì để bảo vệ lợi ích của mình."
Loại khỏi
thị trường chứng khoán
Là một phần của nỗ lực đối phó với Trung Quốc, chính quyền Trump đưa ra
một loạt khuyến nghị cho các công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường chứng
khoán tại Mỹ, đặt thời hạn cuối vào tháng Giêng năm 2022 phải tuân thủ các quy
tắc mới về kiểm toán.
Nếu không, theo khuyến nghị, họ có nguy cơ bị cấm bán cổ phiếu.
Mặc dù chính quyền Biden có thể không nhất thiết phải thông qua lệnh cấm
tương tự, nhưng giới phân tích cho rằng sự giám sát và giọng điệu của những
khuyến nghị này của Hoa Kỳ sẽ được duy trì.
Tariq Dennison, một cố vấn đầu tư tại GFM Asset Management,
có trụ sở tại Hong Kong, nói:
"Một thành viên Đảng Dân chủ, dù ở Nhà Trắng, Thượng viện hay Quốc
hội, sẽ có ít lý do để từ chối sự cứng rắn của Trump đối với Trung Quốc mà
không có một số nhượng bộ từ nước này".
"Một điều mà cả
hai đảng dường như nhất trí vào năm 2020 là đổ lỗi cho Trung Quốc về bất kỳ vấn
đề nào của nước Mỹ mà không thể dễ dàng đổ lỗi cho đảng bên kia. Điều đó sẽ
không sớm thay đổi."
Mặc dù lo ngại bị loại khỏi thị trường chứng khoán (hủy
niêm yết) không là điều đáng quan tâm với các công ty Trung Quốc đã niêm yết tại
Mỹ, nhưng nó đủ làm ảnh hưởng đến quyết định của các công ty đang muốn bán cổ
phiếu trong tương lai.
Ví dụ như Ant Group, tập đoàn dịch vụ tài chính kỹ thuật số khổng lồ của
Trung Quốc mà tuần này đã nộp hồ sơ IPO.
Trực thuộc Tập đoàn Alibaba, được niêm yết ở Mỹ và Hong Kong, Ant Group
đã chọn Hong Kong và Thượng Hải để bán cổ phiếu thay vì chọn Mỹ.
Các công ty khác của Trung Quốc ngày càng có xu hướng làm theo Ant
Group khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn.
Đảo ngược
toàn cầu hóa
Trung Quốc là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất của toàn cầu hóa
trong 30 năm qua. Toàn cầu hóa đã giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc có được
cuộc sống chất lượng và tiêu chuẩn tốt hơn, là nền tảng cho Giấc mơ Trung Hoa của
Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhưng đó chính xác là những gì Tổng thống Trump nói cần phải thay đổi:
chính quyền Trump lập luận rằng Trung Quốc trở nên giàu có hơn trong khi Mỹ trở
nên nghèo hơn.
Trong nhiệm kỳ của ông Trump, đảo ngược toàn cầu hóa - biên giới ít mở
hơn và thương mại ít tự do hơn - đã trở thành một xu hướng. Và đó là điều mà Bắc
Kinh biết rằng sẽ không thay đổi ngay cả sau cuộc bầu cử.
"Sự điều chỉnh
cơ bản trong tư duy chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc là điều có thật", bài báo mới nhất trên cơ quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản, Hoàn cầu Thời báo, viết. 'Điều này ở một mức độ lớn đã thiết lập lại
mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. "
Một trong những hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa được cho là một thế giới
an toàn hơn.
Nếu bạn đang làm ăn với nhau, rất có thể bạn sẽ không muốn đánh nhau -
hoặc ít nhất là không xung đột công khai.
Mối lo lớn đối với nhiều doanh nghiệp ở châu Á là một cuộc đụng độ quân
sự thực sự giữa hai siêu cường là không thể tránh khỏi - và những lo ngại đó chỉ
tăng lên trong tuần này khi Bắc Kinh bắn tên lửa vào Biển Đông, một nẻo đường
biển đầy tranh chấp.
Việc thiết lập lại mối quan hệ Mỹ - Trung là điều nguy hiểm - không chỉ
đối với Mỹ và Trung Quốc - mà cho cả thế giới.
***
Tin liên quan
.
Trump ký lệnh cấm TikTok,
WeChat
7 tháng 8 năm 2020
.
Triển vọng gì cho việc
tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
16 tháng 8 năm 2020
.
Ông Trump sẽ cấm các app
nào nữa của TQ, ngoài TikTok?
4 tháng 8 năm 2020
.
Thương chiến Mỹ-Trung: 'Chúng
ta đều phải trả giá'
1 tháng 8 năm 2019
.
Mỹ muốn gì từ Trung Quốc?
Và thế cờ chót của Mỹ là gì?
10 tháng 11 năm 2019
No comments:
Post a Comment