https://www.facebook.com/nguyentuong.tuongnguyen.5/posts/3309954452456241
“Việt Nam không cần và
không chấp nhận đa đảng”, câu nói hống hách quen thuộc của một tiến sĩ chính trị
Đồng Nai vừa cất lên hôm trước, hôm sau phát lộ một Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch.
Cán bộ ta, mượn lời dân tộc
nhân dân quen tới mức như một phản xạ. Đến mức, lời họ nói hệt lời thiên tử, tự
cho mình quyền thay mặt tất cả, thứ mà họ quên rằng hiến định công dân có quyền
tự do ngang bằng.
Nước không cần đa đảng
nhưng đảng viên lại cần hai quốc tịch. Một thực tiễn chua xót, nếu tất cả những
phi vụ ra nước ngoài đều thành công, hoàn toàn có thể thành lập một “nội các” gốc
Việt. Chí Dũng, Xuân Thanh, Vũ Nhôm, Hải Mobifone, Kim Thoa, Huy Hoàng, Phú Quốc...
và đương nhiên còn nhiều người chưa phát lộ.
Tất lượt họ đều là đảng
viên cả. Và hồ đồ xét đoán, số tài sản họ nắm giữ, có thể vượt quá thu nhập của
quốc gia trong một năm. Cái đau đớn không chỉ là tiền. Họ đối xử với quốc gia
và nhân dân không khác gì một sự phỉ báng.
Tiến sĩ triết Đồng Nai,
cũng như những cậu nhóc trên chương trình Đối Diện, tôi cho rằng họ không ngây
ngô đến mức không hiểu mình đang nói cái gì. Khi sử dụng những ngôn từ lên gân,
có lẽ rằng có lợi ích và nỗi sợ hãi thôi thúc sau lưng họ.
Tôi là một người cởi mở,
luôn cố gắng duy trì một quan niệm khoáng đạt rằng quan chức phải giàu có,
nhưng giàu có phải đi đôi với tâm lực. Thậm chí, quan chức có gốc gác con ông
cháu cha cũng có thể chấp nhận được trong buổi giao thời này. Miễn sao có năng
lực thật, có bổng lộc có cống hiến.
Ai cũng biết bí thư xã trở
lên nhờ đâu mà giàu. Thậm chí trong câu chuyện của người dân, câu cửa miệng vẫn
nhắc “con cháu ông đó”, “nhà đất ông kia”... Có nghĩa là người dân vẫn chấp nhận
một sự thiên lệch, dù trong cán cân đó họ là bên chịu thiệt.
Trong khi đó, đảng chưa
bao giờ có suy nghĩ lược bớt các tuyên ngôn kiêu ngạo hoặc học cách tôn trọng cảm
xúc của người dân. Đảng vẫn cố ru lòng rằng những hiện tượng suy đồi chỉ là cá
biệt, tự chuyển biến tự chuyển hoá.
Trong khi tri thức của
người dân đã đến mức cho phép họ hiểu rằng đó là biến dạng của quyền lực độc
tôn. Khi một bí thư phường xã không có đối trọng, người đó hoàn toàn biến cả địa
phương thành của mình.
Khách quan mà nói, không
phải tất cả lãnh đạo đều xấu. Nhưng không một thể chế nào vận hành dựa trên tâm
đức của lãnh đạo cả. Cũng như mọi độc tôn quyền lực ở bất kỳ địa hạt nào cũng đều
sinh ra tiêu cực, đó là thực tế.
Thực tế đó sẽ chứng minh
rằng củi lửa đốt lò chỉ duy trì được uy lực ngắn hạn. Thể chế không thể vận
hành dựa trên sự tự giác hoặc sợ hãi của quan chức khi quyền lực không có đối
trọng.
Đó là điều bất cứ thường
dân nào cũng có thể nhìn thấy. Và khi tri thức của người dân đã đủ để tri diện
vấn đề, cá nhân nào bài xích đa nguyên hoặc bỉ bai đa đảng không được tuỳ tiện
mượn lời nhân dân, dân tộc như đảng viên vẫn thường làm!
No comments:
Post a Comment