TQ xây đảo ở Biển Đông
có làm hỏng 'Vành đai, Con đường'?
BBC Tiếng Việt
31/08/2020
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53960617
Việc Hoa Kỳ đưa
năm công ty con thuộc tập đoàn xây dựng khổng lồ của Trung Quốc, China
Construction Communication Construction Company (CCCC), vào 'danh sách đen' nhiều
khả năng sẽ tác động mạnh, tuy gián tiếp, tới việc triển khai thực hiện chiến
lược toàn cầu Vành đai, Con đường của Trung Quốc.
Hôm thứ Tư 26/8/2020, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nêu danh 24 công ty thuộc sở
hữu nhà nước Trung Quốc, với lý do các công ty này đã đóng vai trò trong việc
trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn ở vùng Biển Đông có
tranh chấp.
Các công ty Mỹ không được phép bán hay xuất khẩu bất kỳ hàng hóa hay dịch
vụ gì cho các công ty bị nêu danh, nếu không có giấy phép xuất khẩu.
Năm công ty thuộc CCCC, trong đó có CCCC Dredging, nay bị đưa vào danh
sách bị trừng phạt vốn trước đó đã liệt kê khoảng 300 công ty Trung Quốc, gồm
cả hãng thiết bị viễn thông khổng lồ Huawei.
Ngoại trưởng Philippines nhanh chóng tuyên bố nước này cần cân nhắc chấm
dứt các quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp bị nêu danh.
Hoa Kỳ quan ngại về CCCC
Hồi 2016, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy một công ty con của
CCCC Dredging đã đào cát từ đáy biển lên để tiến hành bồi đắp tại các đảo san
hô ở Biển Đông, trong đó có Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập, là các thực
thể trên biển mà Việt Nam và Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
CCCC trong một tuyên bố nói rằng năm công ty con của hãng bị đưa vào
danh sách đen đều là các công ty không có hoạt động kinh doanh nào tại Hoa Kỳ
và do đó, không bị ảnh hưởng tài chính bởi lệnh trừng phạt mới đây, SCMP tường
thuật.
Tuy nhiên, điều này nhiều khả năng sẽ khiến cho các đối tác của CCCC
trong chiến lược toàn cầu của Vành đai, Con đường gặp khó khăn, do phải chịu
các hạn chế trong việc làm ăn với các công ty Mỹ.
Theo hãng tư vấn rủi ro tài chính Eurasia Group, CCCC, với 34 công ty
con, hiện tham gia vào 923 dự án tại 157 quốc gia, và việc tham dự của tập đoàn
xây dựng này được sử dụng để xác định xem liệu một dự án có thuộc mạng lưới
thiết lập Vành đai, Con đường hay không.
Trong thông cáo báo chí, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói "CCCC và các
công ty con đã can dự vào việc tham nhũng, tài trợ kiểu ăn cướp, hủy hoại môi
trường và các hoạt động tàn phá khác trên toàn thế giới"
Lệnh trừng phạt chỉ trực tiếp áp dụng lên các công ty bị đưa vào danh
sách, nhưng công ty mẹ cũng bị phía Hoa Kỳ nhắc tới, cho thấy Washington trông
đợi rằng biện pháp mạnh sẽ tạo tác động tới toàn bộ tập đoàn.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong thông
cáo báo chí hôm 26/8 tuyên bố CCCC "là một trong các nhà thầu
hàng đầu được Bắc Kinh sử dụng trong chiến lược toàn cầu 'Một Vành đai, Một
Con đường' của họ".
"CCCC và các công ty con đã can dự vào việc tham nhũng, tài trợ
kiểu ăn cướp, hủy hoại môi trường và các hoạt động tàn phá khác trên toàn thế
giới," ông Pompeo nói thêm.
Hiện diện toàn cầu
Hôm thứ Sáu 28/8, Ngoại trưởng Philippines nói rằng ông mạnh mẽ khuyến
nghị chính phủ nước mình hãy chấm dứt các hợp đồng ký kết với các công ty xây dựng
Trung Quốc bị Hoa Kỳ trừng phạt.
"Nếu như tôi phát hiện thấy bất kỳ công ty nào trong số đó đang
làm ăn với chúng tôi, thì tôi mạnh mẽ khuyến nghị rằng chúng tôi chấm dứt mối
quan hệ với công ty đó," ông Teodoro Locsin nói với hãng tin CNN.
CCCC Dredging, nay thuộc danh sách cấm, hồi 2016 đã ký hợp đồng trị
giá 328 triệu đô la để tiến hành nạo vét và xây dựng cho dự án cảng quốc tế
Cebu International and Bulk Terminal, trang The Diplomat nói.
Bản thân CCCC đang thực hiện dự án xây dựng sân bay quốc tế Sangley
Point International Airport, trị giá 10 tỷ đô la, tại tỉnh Cavite của nước này.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16449/production/_114190219_gettyimages-1071306252.jpg
Dự án cảng biển Colombo Port City ở Sri Lanka do công ty xây dựng CHEC của
CCCC thực hiện
Một công ty khác của CCCC là China Harbor Engineering Company (CHEC),
không thuộc nhóm năm công ty bị Mỹ trừng phạt, đang đảm nhận hai đại dự án cảng
biển ở Sri Lanka, và tham gia một dự án cảng nước sâu ở Myanmar.
Các dự án cảng này gây ra những quan ngại chiến lược từ Ấn Độ và Hoa Kỳ,
do đây là các dự án hạ tầng quan trọng ở vùng Ấn Độ Dương nhưng lại do Trung
Quốc cấp vốn.
CCCC cũng tham gia vào việc xây dựng một số dự án hỏa xa và đường bộ
nổi bật của mạng lưới Vành đai Con đường tại Malaysia, Kennya, Ethiopia, cùng
một số dự án cơ sở hạ tầng khác ở châu Âu.
***
Tin liên quan
Mỹ cho tàu chiến vào gần
Hoàng Sa và đưa thêm 11 công ty TQ vào tầm ngắm
29 tháng 8 năm 2020
.
Mỹ lần đầu tiên trừng phạt
các công ty, cá nhân TQ vì Biển Đông
26 tháng 8 năm 2020
No comments:
Post a Comment