NỘI
DUNG :
Việt
Nam có bệnh nhân COVID-19 thứ 3 tử vong
Người Việt
.
Bản tin COVID-19 ngày 1-8:
'Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo dài hàng thập kỷ'
Tuổi Trẻ Online
============================================
.
Việt
Nam có bệnh nhân COVID-19 thứ 3 tử vong
Người
Việt
Jul 31, 2020
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-co-them-1-benh-nhan-covid-19-o-da-nang-tu-vong/
ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Sáng 1 Tháng Tám (giờ địa phương), Bộ
Y Tế CSVN thông báo thêm một bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng tử vong. Trước đó
là hai bệnh nhân ở Đà Nẵng và Quảng Nam.
Theo báo Tuổi Trẻ, người
thứ ba tử vong ở Việt Nam là bệnh nhân 499, là nữ, 68 tuổi, điều trị tại
bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, nhập viện ngày 28 Tháng Bảy. Bệnh
nhân có tiền sử ung thư máu ác tính không đáp ứng hóa chất, viêm phổi nặng.
Trước đó, tối 31 Tháng Bảy,
người thứ hai tử vong là bệnh nhân 437 ở phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng,
do “sốc nhiễm trùng trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19 đã tử vong.”
Và người đầu tiên tử vong
vào sáng 31 Tháng Bảy là bệnh nhân 428, 70 tuổi, ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng
Nam, “qua đời do nhồi máu cơ tim trên nền nhiều bệnh có sẵn và mắc COVID-19.”
Báo VNExpress dẫn lời ông
Nguyễn Trường Sơn, thứ trưởng Bộ Y Tế kiêm trưởng Bộ Phận Thường Trực Đặc Biệt
Chống Dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, cho biết bệnh nhân là nam, 61 tuổi, trú ở phường
Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, có tiền sử “suy thận mạn.” Ông này đã điều trị suy
thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout tại bệnh
viện Đà Nẵng trong thời gian dài trước khi phát hiện mắc COVID-19 vào hôm 27
Tháng Bảy.
Ngày 29 Tháng Bảy, bệnh
nhân “suy mạch, huyết áp phụ thuộc vận mạch liều cao, can thiệp ECMO (oxy hóa
màng ngoài cơ thể). Sau một thời gian tích cực cứu chữa, ông không qua khỏi vào
chiều 31 Tháng Bảy.”
Trước đó Thông Tấn Xã Việt
Nam cho hay, tại cuộc họp Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng Chống Dịch COVID-19 đã
công bố “Bệnh nhân 428 là một người đàn ông 70 tuổi, ở thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, đã tử vong sáng 31 Tháng Bảy.”
Tin cho biết ông này nhập
viện vào khoa Nội Thận-Tiết Niệu, bệnh viện Đà Nẵng vào ngày 9 Tháng Bảy với chẩn
đoán “bệnh thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo.”
“Bệnh nhân có tiền sử huyết
áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim và viêm phổi. Ông được lấy mẫu xét nghiệm
và được xác nhận dương tính COVID-19 vào ngày 27 Tháng Bảy,” Thông Tấn Xã Việt
Nam cho hay.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/07/vn-them-ngui-chet-covid-2.jpg
Đang có nhiều ca bệnh
COVID-19 ở Việt Nam diễn tiến nặng. (Hình: Giao Thông)
Theo tờ Tuổi Trẻ, bệnh
nhân nêu trên vừa được chuyển ra Huế trưa 30 Tháng Bảy.
Đáng lo ngại, đến thời điểm
hiện tại, bệnh nhân 428 không phải là trường hợp nặng duy nhất trong số các ca
bệnh.
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tiểu
ban điều trị, Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Phòng Chống Dịch COVID-19 cho biết hiện có
15 bệnh nhân COVID-19 “đang diễn biến rất nặng.” Đa phần trong số đó là những bệnh
nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm. (Tr.N) [qd
----------------------------------------------------
.
Bản
tin COVID-19 ngày 1-8: 'Khủng hoảng y tế trăm năm xảy ra, nhưng hệ lụy sẽ kéo
dài hàng thập kỷ'
Tuổi
Trẻ Online
01/08/2020 06:22 GMT+7
TTO - Sau 6 tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp với dịch COVID-19, căn bệnh này đã cướp đi
sinh mạng hơn 680.000 người trong số ít nhất 17,7 triệu người nhiễm bệnh.
·
Tìm
người trên 2 chuyến bay có người nhiễm COVID-19 từ Đà Nẵng đến TP.HCM
·
Thêm một bệnh nhân
COVID-19 tử vong vì bệnh lý nặng
·
Hành
trình di chuyển của 13 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Đà Nẵng
Ngày 31-7 Ủy ban khẩn cấp
của WHO đã có cuộc họp đánh giá tình hình dịch bệnh kể từ khi bùng lên tại
Trung Quốc cuối tháng 12 năm ngoái.
Ủy ban khẩn cấp của WHO gồm
18 thành viên và 12 cố vấn tới nay đã họp lần thứ 4 về dịch COVID-19.
Tổng giám đốc WHO, ông
Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhắc lại thời điểm 6 tháng trước, khi ủy ban khẩn cấp
đề nghị tuyên bố tình trạng khẩn cấp với dịch COVID-19 (ngày 30-1), vẫn còn
chưa có tới 100 ca bệnh và không có ca tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.
"Đại dịch
này là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần, những tác
động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2020/8/1/1-1596242862002196654583.jpg
DỊCH BỆNH COVID-19
/ NGÀY 1/8
.
*Khủng hoảng kinh
tế nghiêm trọng
Các chỉ số thống kê kinh
tế quý 2-2020 công bố ngày 31-7 cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế ở mức kỷ
lục đã ghi nhận tại nhiều nước trong bối cảnh tổng số ca nhiễm mới mỗi ngày
trên toàn cầu chạm mức 300.000 ca.
Nhiều nước Tây Âu công bố
các mức sụt giảm kinh tế lịch sử trong khi ngày 31-7 Vương quốc Anh buộc phải
áp đặt lệnh phong tỏa trở lại tại nhiều hạt phía bắc bất kể sức ép mở cửa lại nền
kinh tế đã rất căng thẳng.
Theo hãng tin AFP, Thủ tướng
Anh Boris Johnson cho biết Anh sẽ dừng nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong
ít nhất 2 tuần sau khi số ca COVID-19 tăng. Như vậy, việc mở lại các hoạt động
có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ bị lùi lại ít nhất tới 15-8.
Cụ thể kinh tế Pháp trong
quý 2 đã giảm 13,8%, Tây Ban Nha giảm 18,5% trong khi Bồ Đào Nha và Ý lần lượt
giảm 14,1% và 12,4%.
Về tổng thể, tổng sản phẩm
nội địa (GDP) của khối eurozone giảm 12,1% trong khi toàn liên minh châu Âu giảm
11,9%.
Trong khi đó tại Mỹ, nền
kinh tế lớn nhất thế giới, cũng là quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh nặng nhất,
GDP quý 2 cũng đã giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, một tỉ lệ tồi tệ nhất từng
ghi nhận ở Mỹ.
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2020/8/1/fauci-15962367613771994720223.jpg
Ông Anthony Fauci,
giám đốc Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, điều trần trước một
tiểu ban của hạ viện Mỹ tại Washington, D.C., Mỹ ngày 31-7-2020 - Ảnh: REUTERS
.
*Tình hình vắc-xin
ngừa COVID-19
Liên minh châu Âu cho biết
đã đại diện cho 27 quốc gia thành viên đạt được thỏa thuận với hãng dược Sanofi
của Pháp để đặt mua 300 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 tiềm năng do công ty
này phát triển.
Hai công ty Sanofi và GSK
cũng đã nhận được 2,1 tỉ USD từ chính phủ Mỹ để bào chế vắc-xin và 100 triệu liều
sẽ dành cho Mỹ.
Nhật Bản cũng đã ký thỏa
thuận mua 120 triệu liều vắc-xin ngừa COVID-19 do tập đoàn dược BioNTech của Đức
và hãng dược Pfizer của Mỹ cùng phát triển.
Mỹ nói Nga và Trung Quốc
nên thực sự 'thử nghiệm' vắc – xin
Cũng liên quan tình hình
vắc-xin, ngày 31-7, ông Anthony Fauci, chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu của Mỹ,
bày tỏ những quan ngại về độ an toàn của các vắc-xin ngừa COVID-19 đang được
phát triển tại Trung Quốc và Nga.
Nhiều công ty Trung Quốc
đang thuộc nhóm dẫn đầu của cuộc đua vắc-xin trong khi Nga kỳ vọng trở thành nước
đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin trong tháng 9.
Ông Fauci nêu ra quan điểm
này khi trong phiên điều trần cùng ngày của ông trước Hạ viện, các nghị sĩ hỏi
ông liệu Mỹ có thể dùng vắc-xin của Nga hay Trung Quốc không nếu họ có thuốc
trước không.
"Tôi hy vọng Trung
Quốc và Nga sẽ thực sự thử nghiệm vắc-xin trước khi họ dùng nó cho bất cứ
ai", ông Fauci nói. Chuyên gia này cũng nói ông tin rằng nước Mỹ đang triển
khai nghiên cứu vắc-xin rất nhanh và ông không tin Mỹ sẽ phải lệ thuộc vào các
nước khác trong vấn đề này.
***
Thống kê theo thời gian
thực của trang Worldometers tới 6h00 sáng nay 1-8, toàn thế giới
đã có 17.727.774 người mắc COVID-19, trong đó 681.936 người đã chết và
11.142.804 người đã khỏi bệnh.
Ba quốc gia dẫn đầu thế
giới về số ca nhiễm hiện này là Mỹ, Brazil và Ấn Độ với lần lượt tổng số ca bệnh
tới nay là 4.700.588; 2.662.485 và 1.696.780. Số người đã chết vì COVID-19 của
3 nước này là 156.701; 92.475 và 36.551.
Click để xem số thống kê mới nhất
COVID-19
Coronavirus Pandemic
https://www.worldometers.info/coronavirus/
***
https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2020/8/1/2-15962428894271716241981.jpg
DIỄN BIẾN DỊCH BỆNH TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
No comments:
Post a Comment