Quốc
Phương
BBC News Tiếng Việt
27 tháng 7 2020
Trung Quốc thông báo đang tiến hành đợt tập trận
chín ngày ở khu vực Vịnh Bắc Bộ (từ ngày 25/7 đến ngày 2/8/2020).
Động thái này là bình thường
hay có gì đáng nói và có vị trí, tác động của nó ra sao trong bức tranh các hoạt
động tập trận, thao diễn quân sự của Trung Quốc ở khu vực và trên Biển Đông?
Hôm 27/7/2020, từ Hà Nội,
nhà quan sát và phân tích thời sự chính trị và an ninh khu vực, Tiến sỹ Hà
Hoàng Hợp đã dành cho BBC News Tiếng Việt một cuộc trao đổi qua bút đàm, trong
đó ngoài động thái trên của Trung Quốc, ông cũng đưa ra quan sát của mình về
các diễn biến, chuyển động bang giao, an ninh, chính trị quốc tế và khu vực mới
nhất và bình luận về việc Việt Nam cần có chính sách, đối sách và hành động cụ
thể ra sao.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Đợt tập trận chín ngày lần này của quân
Trung Quốc gồm có bắn đạn thật có sức công phá lớn, trong đó có pháo tên lửa và
tên lửa; không quân Trung Quốc cũng tập bắn đạn thật - không đối biển và không
đối không ở phía Tây bán đảo Lôi Châu, ngay sát Biển Đông.
Ngoài mục đích luyện
quân, tập trận còn là cảnh báo đối với các thế lực quân sự nước ngoài, rằng
Trung Quốc có nền quốc phòng mạnh cả phòng thủ và tấn công.
Địa điểm tập trận gần Biển
Đông và gần Việt Nam, nên có thể Trung Quốc có hàm ý gián tiếp gì đó chưa rõ. Ở
Việt Nam, không thấy có gì lạ hoặc ngại mỗi khi Trung Quốc tập trận.
Mỹ cáo buộc Trung
Quốc quân sự hóa trên Biển Đông
Có sợ
trả đũa?
BBC: Mới đây tiếp theo Mỹ và một số nước, chính phủ Úc cũng đã có động
thái gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc liên quan các tuyên bố chủ quyền
(đơn phương) của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực. Vì sao Úc quyết định làm
việc này trong thời điểm này, ý nghĩa, ảnh hưởng chính ra sao, Canberra có tính
toán và quan ngại là sẽ bị Bắc Kinh trả đũa hay không?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Úc gửi công hàm lên LHQ ủng hộ phán quyết 2016
của tòa trọng tài đối với Philippines, ủng hộ nền pháp lý quốc tế về biển, coi
các đòi hỏi chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh là phi pháp, cho thấy Úc thượng
tôn pháp luật quốc tế, đồng thời ủng hộ quan điểm thượng tôn pháp luật quốc tế
liên quan đến biển Đông của Mỹ.
Bắc Kinh lập tức đe dọa sẽ
có các hành động trừng phạt đối với Úc. Đương nhiên, Úc đã dự liệu và không có
gì phải lo ngại.
BBC: Cũng gần đây, Indonesia đã tiến hành tập trận, đặc biệt ở khu vực
quần đảo Natuna, có thể cắt nghĩa động thái này của Indonesia ra sao liên quan
tới an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và vùng biển ở khu vực Đông
Nam Á?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Hồi tháng 5/2020, Bắc Kinh đề nghị Indonesia
ngồi xuống đàm phán song phương để xử lý một "tranh chấp", vì theo Bắc
Kinh nói đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố rằng của Trung Quốc có một phần
chồng lấn với Natuna Besar của Indonesia.
Jakarta đã lập tức bác bỏ
đề nghị đó và tháng Sáu, Indonesia đã có công hàm gửi LHQ phản đối đòi hỏi của
Trung Quốc.
Việc Indonesia tập trận
là nhằm răn đe và ngăn chặn mọi hành động phi pháp của Trung Quốc đối với vùng
Natuna Besar của Indonesia.
Indonesia thể hiện quyết
tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền trên biển của mình, sẵn sàng chiến đấu chống
Trung Quốc một khi Trung Quốc có bất cứ hành động phi pháp nào ở vùng Natuna.
Mỹ
nhắm 'tầm xa'
BBC: Mới đây, các quan chức cao cấp lãnh đạo ba ngành quan trọng trong nội
các chính quyền Mỹ là Ngoại giao, Quân sự, Tư pháp đã có những tuyên bố, thông
điệp được cho là chỉ trích Trung Quốc hết sức mạnh mẽ, không chỉ về Biển Đông
mà còn trong nhiều vấn đề đối ngoại, đối nội của Trung Quốc. Đây là các động
thái ngẫu nhiên, hay đã có kế hoạch của chính quyền Mỹ? Thực chất của các động
thái này là gì, nó nằm trong một chiến lược ổn định, dài hạn của nội các Tổng
thống Trump, hay chỉ mang tính phương tiện, công cụ để đối phó với áp lực trong
nước (như thành tích về chông Covid-19 bị coi là nghèo nàn), hoặc để 'lấy điểm'
cho kỳ bầu cử sắp diễn ra vào tháng 11/2020 này?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Đây là việc Mỹ triển khai chiến lược an
ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng công bố cuối năm 2017, cụ thể hóa đường
lối và chính sách quan hệ với Trung Quốc - cư xử với Trung Quốc như là đối thủ
cạnh tranh chiến lược số một của Mỹ.
Phần đầu của chính sách
này là "thương chiến", phần hiện nay, là bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ,
kết hợp với các hành động địa chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương, trong đó có biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề Bắc Hàn…
Như tuyên bố của Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Thư viện Richard Nixon, Mỹ cần bỏ chính sách mà Nixon
đã khởi xướng đối với Trung Quốc từ cuối thập kỷ 1960 - Mỹ ủng hộ Trung Quốc
giàu mạnh lên và dân chủ hóa, nhưng Trung Quốc đã từ chối dân chủ hóa và đang cố
làm thay đổi trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc luật.
Tất nhiên, chính sách lúc
này của chính quyền Mỹ nhằm cả các mục tiêu tranh cử để tổng thống Trump có thể
được tái cử; nhưng chiến lược của Mỹ chắc chắn có tầm xa hơn cuộc bầu cử năm
nay rất nhiều, vì nó dựa trên chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc
phòng đã được sự ủng hộ với tỷ lệ cao bởi cả hai đảng ở Mỹ.
.
BBC: Ngoài ra, vụ căng thẳng về việc Mỹ, Trung Quốc nối tiếp nhau ra lệnh đóng
các lãnh sự quán tương ứng của bên kia, giữa hai bên (tại Houston và Thành Đô),
đang nói lên điều gì, có vị trí ra sao trong 'căng thẳng, đối đầu' Mỹ - Trung
và có thể dẫn tới đâu?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Lý do Mỹ ra quyết định đóng cửa Tòa Lãnh
sự Trung Quốc ở Houston là vì đó là một nơi tổ chức hoạt động gián điệp và ăn cắp
tài sản trí tuệ của Mỹ. Trung Quốc trả đũa bằng cách ra lệnh đóng của Tòa Lãnh
sự Mỹ ở Thành Đô.
Mỹ đang chủ động thay đổi
cách cử xử với Bắc Kinh, còn Bắc Kinh đang làm mọi cách để chủ động hơn trong
việc đối phó với thay đổi chính sách quan hệ của Mỹ đối với Trung Quốc.
Việt
Nam nên thế nào?
BBC: Nhìn lại bối cảnh chung của thời sự quốc tế, trong đó có các chuyển
động ở khu vực (kể cả tại Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Asean…) mới
nhất tới nay, Việt Nam cần có cái nhìn ra sao về mặt chính sách, đối sách và
hành động cụ thể để tranh thủ thời cơ, khắc chế rủi ro, vừa làm lợi cho mình, vừa
đóng góp tích cực cho hòa bình, thịnh vượng và phát triển chung của quốc tế và
khu vực, thưa ông?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Việt Nam đang có các xem xét cụ thể về
các sự kiện xảy ra gần đây ở Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Hàn, Úc, Asean
trên cơ sở đường lối ngoại giao mà Việt Nam đã công bố và nhắc lại nhiều lần.
Có thể thấy Việt Nam đứng
về phía pháp luật quốc tế, và quốc gia nào tuân thủ luật pháp quốc tế thì Việt
Nam có quan hệ gần gũi hơn với quốc gia đó.
An ninh bấy lâu nay là vấn
đề khó khăn lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. An ninh ở đây không
chỉ có vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vấn đề Biển
Đông, mà còn có các vấn đề liên quan đến lưu vực sông Mekong.
Tôi thấy Việt Nam đang cố
gắng nhiều hơn vì hòa bình và ổn định ở khu vực và ở bình diện quốc tế.
Việt Nam cần tiếp tục củng
cố quốc phòng, tiến nhanh đến phồn vinh, dân chủ, công bằng; có thế mới làm cho
bạn bè quý mến hơn; làm cho những đối tượng chơi không đẹp phải kiềng nể. Và đó
là thách thức lớn nhất với Việt Nam.
Đối đầu giữa tàu cảnh
sát biển Việt Nam và tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông năm 2014
.
BBC: Vừa qua có ý kiến cho rằng trong các vụ việc liên quan tới hoạt động dầu
khí Việt Nam ở trên Biển Đông, như liên quan tới các đối tác, hay dự án hợp tác
được biết đến như các vụ Rosneft, Repsol, Việt Nam được cho là đã phải chịu thiệt
thòi nào đó (đền bù thiệt hại) do "sức ép từ phía Trung Quốc" dù bản
chất các vụ việc là "khác nhau", Tiến sỹ có đánh giá, nhận xét gì về
ý kiến này, có thể hiểu thế nào cho đúng hay khách quan về bản chất sự việc?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Điều mà tôi nhận thấy rằng từ năm sau khi hai
nước Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (năm 1991), Trung Quốc đã
nhiều lần gây sức ép với liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên biển và dầu
khí ở Biển Đông.
Tôi cũng thấy rằng Việt
Nam đã có cư xử phù hợp, nhưng chưa bao giờ chịu bị ép!
Các câu chuyện xảy ra ở tầm
Repsol, Rosneft và PVN, nếu có thì cũng chỉ là ở tầm doanh nghiệp.
Một hoặc một số doanh
nghiệp dầu khí Trung Quốc vì có cổ phần ở một công ty con nào đó của Repsol, từ
đó có các tác động đến các dự án của Repsol trong liên doanh với PVN, thì khó
có thể nói rằng đó là sức ép từ Bắc Kinh.
Tôi hiểu rằng Bắc Kinh hoặc
công ty dầu khí Trung Quốc nào đó không thể thành công trong việc gây sức ép
lên Rosneft.
Việt Nam, quốc gia có chủ
quyền hợp pháp ở EEZ và thềm lục địa của mình, đương nhiên không bị khuất phục
trước bất kỳ loại sức ép phi lý và phi pháp nào từ bên ngoài!
----------------------------------
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp là nhà nghiên cứu cao cấp khách
mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak, Singapore), ông đồng
thời cũng là thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế
(IISS) có trụ sở tại London, Anh Quốc.
No comments:
Post a Comment