Những cáo buộc gian
lận bầu cử ở Mỹ đã thay đổi như thế nào khi Trump chiến thắng
Mike Wendling & Jake Horton
BBC
Verify
9
tháng 11 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c14lg33gp5mo
Trước
cuộc bầu cử Mỹ vào thứ Ba, các cáo buộc về gian lận cử tri tràn ngập trên mạng
xã hội - nhưng khi chiến thắng của Donald Trump dần rõ ràng, những lời bàn tán
này phần lớn lắng xuống.
Tuy
nhiên, các cáo buộc không hoàn toàn chấm dứt.
Donald
Trump phát biểu trước những người ủng hộ vào sáng sớm thứ Tư 6/11 sau khi kết
quả bầu cử trở nên rõ ràng
Một
số nhân vật và tổ chức có ảnh hưởng thuộc cánh hữu, tiếp tục lan truyền các câu
chuyện về 'gian lận' và một cuộc bỏ phiếu bị 'dàn xếp', chỉ ra các số liệu bỏ
phiếu chưa hoàn tất và lặp lại các thuyết âm mưu đã bị bác bỏ về cuộc bầu cử
năm 2020.
Những
người ủng hộ Đảng Dân chủ thất vọng cũng đã phát triển các thuyết gian lận cử
tri chưa được chứng minh, một số trong đó đã lan truyền rộng rãi trên X và các
nền tảng khác.
Mức
độ lan tỏa của các bài đăng này không sánh được với lượng nội dung khổng lồ đã
xuất hiện sau khi Trump thua cuộc bầu cử năm 2020.
Và
khi không có sự ủng hộ từ ứng cử viên thất bại Kamala Harris hay các quan chức
khác của Đảng Dân chủ, khả năng hình thành một phong trào quy mô lớn tương tự
như chiến dịch 'Ngăn chặn Đánh cắp' cách đây bốn năm, vốn đã dẫn đến cuộc bạo
loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ, dường như rất mong manh.
·
Donald Trump: một
cuộc đời qua ảnh
6 tháng 11 năm 2024
·
Gia đình Trump:
một đế chế gia đình Mỹ
6 tháng 11 năm 2024
·
Kiểm chứng bốn
cáo buộc gian lận bầu cử tiêu biểu
6 tháng 11 năm 2024
Những
cáo buộc về gian lận diễn ra như thế nào vào ngày bầu cử?
BBC
đã theo dõi một làn sóng lớn các cáo buộc gian lận trước bầu cử, kéo dài từ
ngày bầu cử cho đến đêm bầu cử hôm 6/11.
Các
cáo buộc này bao gồm việc cho rằng phiếu bầu đã bị 'đánh cắp' ở một số bang chiến
trường quan trọng, trong đó có những trường hợp phóng đại quan điểm về các sự
kiện có thật để củng cố những lời buộc tội
Ngay
từ đầu ngày bầu cử ở Cambria County, Pennsylvania, một khu vực thành trì của Đảng
Cộng hòa, đã có sự cố khi các máy bỏ phiếu bị trục trặc.
Các
vấn đề này đã được khắc phục và giờ bầu cử ở các khu vực bị ảnh hưởng được kéo
dài thêm.
Tuy
nhiên, nhiều người trên mạng ngay lập tức đã dùng câu chuyện này để nói rằng có
những hoạt động mờ ám đang diễn ra.
Một
bài đăng lúc 08:45 giờ địa phương vào thứ Ba 5/11 viết: 'Cuộc bầu cử đang bị
đánh cắp!'
Các
tin đồn khác cũng được lan truyền trong các bài đăng xuất hiện suốt cả ngày,
bao gồm một bài vào khoảng 14:00, tuyên bố rằng các lá phiếu ở Delaware County,
Pennsylvania, đã được đánh dấu sẵn cho Kamala Harris.
Tại
Milwaukee, thành phố lớn nhất ở bang chiến trường Wisconsin, các quan chức phụ
trách bầu cử đã quyết định kiểm lại khoảng 30.000 lá phiếu vì lý do 'thận trọng
tối đa', sau khi cửa sau của các máy bỏ phiếu bị mở.
Sau
khi việc kiểm phiếu hoàn tất, kết quả cho thấy sự ủng hộ đối với Harris đã giảm
so với Joe Biden bốn năm trước.
Giống
như nhiều người ủng hộ Trump, những người ủng hộ Harris đã chỉ ra các sự kiện
có thật nhưng không phổ biến - như các vụ hỏa hoạn tại các thùng bỏ phiếu ở
Washington và Oregon, cùng một loạt các mối đe dọa bom giả đã làm gián đoạn bầu
cử tại một số điểm bỏ phiếu vào ngày bầu cử - như là bằng chứng của gian lận cử
tri trên diện rộng.
Tuy
nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy các sự cố này đã thay đổi đáng kể kết
quả bỏ phiếu hoặc làm thay đổi kết quả chung cuộc.
Một
số bài đăng từ các nhà hoạt động của Đảng Dân chủ bày tỏ sự nghi ngờ kết quả đã
lan truyền và được hàng triệu người xem trên X và các nền tảng khác.
Pam
Keith, một người ủng hộ Harris ở Florida, đã đăng dòng: 'Liệu các máy bỏ phiếu
có bị hack để chuyển các con số từ Harris sang Trump không?'
Tin
nhắn của bà đã được xem hơn một triệu lần trên X, theo số liệu từ trang này.
BBC
đã liên hệ với bà để đề nghị bình luận về việc này.
Tuy
nhiên, khác với chiến dịch của Trump vào năm 2020, chiến dịch của Harris và các
quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ không ủng hộ các cáo buộc gian lận phiếu bầu
hay gian lận cử tri.
Vào
ngày bầu cử, các tin đồn về gian lận cũng xuất phát từ chính Tổng thống đắc cử
Trump, người đã nhiều lần, ngay từ đầu sự nghiệp chính trị của mình, nói rằng hệ
thống bỏ phiếu đã bị dàn xếp không công bằng nhằm gây bất lợi cho ông.
Ngay
sau 16:30, Trump đã đăng trên mạng xã hội của mình, Truth Social: 'Có rất nhiều
lời bàn tán về gian lận trên diện rộng ở Philadelphia. Lực lượng thực thi pháp
luật đang đến!!!'
Tổng
thống đắc cử hiện tại không đưa ra chi tiết nào và Sở Cảnh sát Philadelphia đã
thông báo với BBC Verify rằng họ không biết ông Trump đang ám chỉ điều gì.
Seth
Bluestein, Ủy viên Thành phố của Đảng Cộng hòa ở Philadelphia, đã đăng trên X:
"Không có chút sự thật nào về cáo buộc này. Đây lại là một ví dụ khác của
thông tin sai lệch. Việc bỏ phiếu ở Philadelphia đã diễn ra an toàn và bảo mật."
Trump
không tiếp tục nhắc lại các cáo buộc gian lận kể từ ngày bầu cử.
Chúng
tôi đã liên hệ với một số tài khoản có ảnh hưởng lớn thường xuyên đăng tải về
các cáo buộc gian lận bầu cử trong suốt quá trình vận động bầu cử, nhưng không
ai trong số họ phản hồi.
Cùng
với công ty dữ liệu NodeXL, BBC đã theo dõi các tài khoản tương tác với Donald
Trump, Donald Trump Jr, Eric Trump, Lara Trump và Elon Musk trên X quanh ngày bầu
cử.
Các
bài đăng đề cập đến gian lận bầu cử đạt đỉnh vào lúc 15:00 EST ngày 5/11 (tức 3
giờ sáng giờ Việt Nam ngày 6/11) - nhưng sau đó giảm mạnh vào buổi tối và vào
ngày hôm sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc và kết quả bắt đầu được công bố
Các
cáo buộc vẫn tiếp tục lan truyền
Tuy
nhiên, một số tổ chức và nhà hoạt động trước đây từng thúc đẩy các cáo buộc
gian lận bầu cử vẫn tiếp tục lặp lại các tin đồn đã bị bác bỏ, ngay cả sau khi
kết quả trở nên rõ ràng.
Emerald
Robinson, một cựu phóng viên của các đài truyền hình cánh hữu, một người có ảnh
hưởng ủng hộ Trump với hơn 750.000 người theo dõi trên X, khẳng định rằng Đảng
Dân chủ đang 'gian lận ngay lúc này' và đăng bài: 'Tôi luôn nói với mọi người rằng
các máy bỏ phiếu đã bị dàn xếp!'
Nhìn
chung, phản ứng từ các nhóm và người có ảnh hưởng ủng hộ Trump, những người trước
đây đã phóng đại các cáo buộc gian lận bầu cử, thay đổi từ im lặng về vấn đề
này cho đến việc tiếp tục khẳng định rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị gian lận.
BBC
đã liên hệ với bà Robinson để hỏi bình luận của bà.
Một
người ủng hộ Kamala Harris đầy thất vọng. Một số người ủng hộ Đảng Dân chủ đã
lan truyền các cáo buộc không có bằng chứng sau thất bại của Harris.
Các
thuyết âm mưu dựa trên số lượng phiếu bầu
Trong
một trường hợp khác, một biểu đồ được lan truyền rộng rãi trên mạng chỉ ra rằng
có sự sụt giảm mạnh trong tổng số phiếu bầu năm 2024 so với năm 2020.
Nhiều
người dựa vào các con số này như là 'bằng chứng' của gian lận.
Nhà
bình luận bảo thủ Dinesh D'Souza, một người ủng hộ Trump và đã đưa ra các lý
thuyết gian lận bầu cử, đã đăng bài vào ngày sau cuộc bầu cử: "Kamala nhận
được 60 triệu phiếu bầu vào năm 2024. Liệu có ai thật sự tin rằng Biden nhận được
80 triệu phiếu bầu vào năm 2020 không? Những cử tri Dân chủ 20 triệu đó đi đâu?
Sự thật là, họ chưa bao giờ tồn tại."
Tuy
nhiên, biểu đồ và các con số đang lan truyền trên mạng dựa trên tổng số phiếu
sơ bộ. Con số vẫn tiếp tục tăng lên khi kết quả cuối cùng vẫn đang được tính
toán.
Hiện
tại, Harris đã nhận được hơn 69 triệu phiếu bầu, trong khi Trump có hơn 73 triệu
phiếu.
Tính
đến thứ Sáu, vẫn còn dưới hai triệu phiếu bầu chưa được đếm trên toàn quốc, ở
các bang bao gồm Arizona và California, theo Reuters.
BBC
đã liên hệ với ông D'Souza để đề nghị bình luận về bài đăng nói trên của ông.
Các
con số này cũng đang thúc đẩy các thuyết âm mưu từ những người ủng hộ Harris,
những người đang tự hỏi các cử tri 'mất tích' của họ đâu - và bỏ qua thực tế rằng
tỷ lệ cử tri và sự ủng hộ của họ thường thay đổi, đôi khi là một sự thay đổi
đáng kể, giữa các cuộc bầu cử.
Những
người ủng hộ trung thành từ hai đảng cũng đang nhắm vào sự khác biệt trong tổng
số phiếu bầu của Harris và các đảng viên Dân chủ khác chạy đua vào các ghế Thượng
viện.
Tuy
nhiên, cử tri Mỹ không bị bắt buộc phải ủng hộ các ứng cử viên của chỉ một đảng,
và việc 'chia phiếu' - bỏ phiếu cho các ứng cử viên từ các đảng khác nhau trong
các cuộc bầu cử khác nhau - mặc dù ngày càng ít, nhưng vẫn khá phổ biến trong
chính trị Mỹ.
Công
cụ theo dõi tỷ lệ cử tri của Đại học Florida cho thấy tỷ lệ cử tri tham gia bầu
cử thấp hơn một chút vào năm 2024 so với năm 2020 - 62,5% so với hơn 66%.
------
Tường
thuật bổ sung của Shayan Sardarizadeh và Merlyn Thomas
---------------
Tin
liên quan
·
Nhật ký bầu cử:
Sóng đỏ xô đổ tường xanh
8
tháng 11 năm 2024
·
Từ Musk đến RFK Jr
- những gương mặt đình đám có thể tham gia chính quyền Trump
8
tháng 11 năm 2024
·
Susie Wiles: chân
dung 'cô nàng băng giá' sẽ trở thành chánh văn phòng của Trump
8
tháng 11 năm 2024
·
Ông Trump có còn gặp
rắc rối với pháp lý sau khi thắng cử?
7
tháng 11 năm 2024
·
Tại sao nước Mỹ
trao cho ông Trump cơ hội thứ hai
7
tháng 11 năm 2024
·
Nhiệm kỳ tổng thống
lần hai của Trump sẽ như thế nào?
6
tháng 11 năm 2024
No comments:
Post a Comment