Philippines
ra luật củng cố yêu sách ở Biển Đông, Trung Quốc triệu đại sứ phản đối
RFA
2024.11.9
Bộ
ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 8/11 chính phủ nước này đã triệu tập đại sứ
Philippines để bày tỏ sự phản đối đối với hai luật mới của Manila, khẳng định
quyền hàng hải và chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Một
người dân Philippines cầm bảng phản đối Trung Quốc trong cuộc biểu tình ngày
12/7/2024 tại thành phố Quezon (Reuters)
Trung
Quốc đã đưa ra "những lời phản đối nghiêm khắc" với đại sứ ngay sau
khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ký Đạo luật Vùng biển và Đạo luật
Đường biển Quần đảo thành luật để củng cố các yêu sách hàng hải của nước này và
củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Reuters
dẫn tuyên bố của Người phát ngôn Bộ ngoại giao Bắc Kinh Mao Ninh cho biết, luật
Vùng biển "bao gồm bất hợp pháp hầu hết Đảo Hoàng Nham (Bãi cạn
Scarborough) và Quần đảo Nam Sa (Trường Sa-VN) của Trung Quốc cùng các khu vực
hàng hải liên quan trong các vùng biển của Philippines".
Marcos
cho biết hai luật mà ông ký, trong đó xác định các quyền hàng hải và thiết lập
các tuyến đường biển và đường hàng không được chỉ định, là một minh chứng cho
cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và bảo vệ quyền khai thác tài
nguyên một cách hòa bình của Manila trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của
mình.
Ông
Marcos khẳng định:
"Người
dân của chúng tôi, đặc biệt là ngư dân, phải được phép theo đuổi sinh kế của
mình mà không bị bất ổn và quấy rối.
Chúng
tôi phải có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng dưới
đáy biển của mình".
Nhưng
Bắc Kinh cho biết các luật này là "vi phạm nghiêm trọng" các yêu sách
của họ đối với các khu vực đang tranh chấp. Bà Mao Ninh nói:
"Trung
Quốc kêu gọi phía Philippines thực sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và các quyền
và lợi ích hàng hải của Trung Quốc, ngay lập tức ngừng thực hiện bất kỳ hành động
đơn phương nào có thể dẫn đến việc mở rộng tranh chấp và làm phức tạp thêm tình
hình".
Trung
Quốc, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác trong khu vực,
đã ban hành luật trong nước liên quan đến Biển Đông, chẳng hạn như luật bảo vệ
bờ biển vào năm 2021 cho phép họ bắt giữ người nước ngoài bị tình nghi xâm phạm.
Bắc
Kinh, quốc gia sử dụng một đội tàu tuần duyên để khẳng định yêu sách của mình,
thường xuyên cáo buộc các tàu xâm phạm vào các khu vực của Biển Đông nằm trong
vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng và đã nhiều lần đụng độ với
Philippines trong năm qua.
Các
quan chức Philippines thừa nhận những thách thức mà họ phải đối mặt trong việc
thực hiện các luật mới, với một tác giả, Thượng nghị sĩ Francis Tolentino, cho
biết ông không mong đợi căng thẳng sẽ giảm bớt.
"Trung
Quốc sẽ không công nhận những điều này, nhưng sự chấp thuận mà chúng tôi sẽ nhận
được từ cộng đồng quốc tế sẽ củng cố vị thế của chúng tôi", Tolentino phát
biểu tại một cuộc họp báo.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ Philippines
trong một tuyên bố hôm thứ Sáu:
"Việc
Philippines thông qua Đạo luật vùng biển là vấn đề thường lệ và làm rõ thêm luật
hàng hải của Philippines".
----------------------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Malaysia
phản đối việc Việt Nam mở rộng bãi Thuyền Chài ở Trường Sa
Ngư
dân Việt Nam bị Trung Quốc giam giữ sáu tháng
Bộ
Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngư dân Việt Nam
Việt
Nam tăng cường khả năng chiến lược tại Biển Đông
Trung
Quốc tập trận phòng thủ Biển Đông khi Việt Nam, Philippines tăng cường hiện diện
=======================================================
.
.
Trung
Quốc phản đối luật hàng hải mới của Philippines, tuyên bố bảo vệ 'chủ quyền' Biển
Đông
RFA
2024.11.10
Trung
Quốc vào ngày 10/11 đã bác bỏ các yêu sách hàng hải trong Đạo luật Vùng biển được
Philippines thông qua hôm 8/11, nói rằng luật mới "xâm phạm nghiêm trọng"
chủ quyền lãnh thổ và quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Minh
họa: Giới chức Philippines nói rằng tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 5205 đâm
vào tàu của Philippines hôm 31/8/2024 (Philippine Coast
Guard)
Tổng
thống Philippines Ferdinand Marco Jr hôm 8/11 đã ký Đạo luật Vùng biển và Đạo
luật Đường biển của Quần đảo thành luật để củng cố các yêu sách hàng hải của nước
này và củng cố toàn vẹn lãnh thổ.
Đạo
luật Vùng biển, định rõ lãnh thổ quốc gia trên biển của Philippines, cũng như
những khu vực bên ngoài mà Manila được hưởng các quyền được có trên biển, theo
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Chúng
bao gồm một số vùng biển đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc - quốc gia đơn
phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bao gồm các khu vực gần bờ biển
Philippines và bác bỏ phán quyết quốc tế nói rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc
Kinh đối với vùng biển này không có cơ sở pháp lý.
Còn
Đạo luật Đường biển cho phép tổng thống Philippines thiết lập các tuyến hàng hải
và hàng không cho tàu thuyền, máy bay và các phương tiện nước ngoài có thể đi
qua mà “không gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines”.
Reuters
trích dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/11 rằng: "Trung Quốc kiên
quyết phản đối điều này và sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết theo
luật pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của
Trung Quốc".
Bắc
Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm các khu vực do
Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Bắc
Kinh cũng đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ
sở tại The Hague, trong đó tuyên bố các yêu sách hàng hải mở rộng của nước này
đối với Biển Đông là không có cơ sở pháp lý, trong một vụ kiện do Manila đệ
trình. Hoa Kỳ, một đồng minh của Philippines, ủng hộ phán quyết của tòa án.
Tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 10/11 xác định đường cơ sở của "vùng
biển lãnh thổ" xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi Trung Quốc tuyên bố là
lãnh thổ của mình và gọi là đảo Hoàng Nham. Bãi cạn này là điểm tranh chấp
chính về chủ quyền và quyền đánh bắt cá.
Bắc
Kinh thường xuyên cáo buộc các tàu xâm phạm vào các khu vực ở Biển Đông nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng, và đã nhiều lần đụng độ với
Philippines trong năm qua.
Lực
lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã ra tuyên bố vào Chủ Nhật nói rằng
Philippines thường xuyên điều tàu chiến và máy bay quân sự, cảnh sát "xâm
phạm" vào vùng biển và không phận gần bãi cạn Scarborough. Họ cáo buộc
Manila kích động "đánh bắt cá bất hợp pháp" trong khu vực.
--------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Quốc tế
Hải
quân Pháp triển khai nhóm tàu sân bay đến khu vực châu Á -Thái Bình Dương
Indonesia
nói đã đuổi tàu Hải giám Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp
Hải
quân Hoa Kỳ và Philippines tập trận chung Sama Sama ở Biển Đông
Malaysia
tiếp tục hoạt động thăm dò dầu khí tại Biển Đông
Ngoại
trưởng Mỹ lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông tại diễn đàn ASEAN
No comments:
Post a Comment